ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2063/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 31 tháng 7 năm 2021 |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
Căn cứ thông báo số 725-TB/TU ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Tỉnh ủy về ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; Công văn số 415/HĐND-VP ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 95/TTr-SLĐTBXH ngày 20 tháng 7 năm 2021, Công văn số 1430 SLĐTBXH-LĐVLGDNN ngày 28 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định tại điểm 12, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Mất việc làm và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 (khu vực nông thôn: 1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị: 1.300.000 đồng/người/tháng).
b) Cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
c) Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định bao gồm: Lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; hàng dệt may sẵn, giày, dép; thiết bị gia đình (khóa cửa, thảm, chăn, màn, rèm, khăn, dao kéo, thiết bị, đồ dùng gia dụng khác); hàng văn hóa, giải trí (sách, báo, tạp chí, đĩa nhạc và video, thiết bị dụng cụ thể dục thể thao, trò chơi và đồ chơi); hàng gốm sứ, thủy tinh; hoa tươi, hoa giả, cây cảnh, động vật cảnh; hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ; hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh; đồng hồ, kính mắt.
- Thu gom rác, phế liệu.
- Bốc vác, vận chuyển hàng hóa: Bao gồm người làm công việc bốc vác hàng hóa tại bến xe, các chợ, đại lý, cơ sở thu mua nông sản, phân bón, vật liệu xây dựng; người thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, xe mô tô 2 bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại cảng hàng không, bến xe và tại các chợ.
- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách.
- Bán lẻ vé số lưu động.
- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ) gồm:
+ Lĩnh vực ăn uống: Bao gồm nhà hàng, quán ăn, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn mang về, hàng ăn uống trên phố, hàng ăn uống trong chợ, xe bán hàng ăn uống lưu động; quán cá phê, giải khát; dịch vụ phục vụ đồ uống khác.
+ Lĩnh vực lưu trú: Bao gồm dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn; căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự); cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm).
+ Lĩnh vực du lịch: Người làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch; khu điểm du lịch; điểm vui chơi, giải trí.
+ Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Bao gồm người làm nghề mát-xa, xoa bóp y học, châm cứu; người làm công việc cắt tóc, gội đầu.
- Sửa xe/vá xe nhỏ lẻ, bán báo dạo, đánh giày, sửa quần áo nhỏ lẻ; thợ hồ, phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ sửa chữa điện nước, thợ mài dao, kéo tự làm.
Những ngành nghề, công việc nêu trên phải thuộc diện ngành nghề, công việc phải tạm dừng hoạt động theo quyết định, văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.
Mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động các ngành nghề, công việc theo quyết định, văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố để phòng, chống dịch COVID-19; số ngày hỗ trợ không quá 30 ngày.
Trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk.
Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc: Kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng dễ dàng tiếp cận; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và nguồn lực thực hiện.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch C D-19 một lần. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ- CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Thời gian hỗ trợ từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
7. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ
Tùy theo thời gian thực hiện phong tỏa hoặc tạm dừng hoạt động các ngành nghề, công việc của các địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ (chia làm nhiều đợt trong một lần hỗ trợ), cụ thể:
- Đối với những địa phương thực hiện phong tỏa hoặc tạm dừng hoạt động các ngành nghề, công việc với thời hạn dưới 21 ngày, thì đến ngày thứ bảy (tính từ ngày bắt đầu tạm dừng hoặc phong tỏa), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát và lập danh sách những người lao động đủ điều kiện hỗ trợ đợt 01, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách được hỗ trợ; khi kết thúc đợt tạm dừng hoặc phong tỏa, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát và lập danh sách những người lao động đủ điều kiện hỗ trợ đợt 02 để hỗ trợ những ngày còn lại, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách được hỗ trợ.
- Đối với những địa phương thực hiện phong tỏa hoặc tạm dừng hoạt động các ngành nghề, công việc dài hạn với thời gian trên 21 ngày, thì định kỳ đến ngày thứ bảy (tính từ ngày bắt đầu tạm dừng hoặc phong tỏa), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát và lập danh sách những người lao động đủ điều kiện hỗ trợ đợt 01, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách được hỗ trợ và tiếp tục định kỳ sau 07 ngày tiếp tục thực hiện các đợt tiếp theo cho đến hết thời gian tạm dừng hoặc phong tỏa nhưng tối đa không quá 30 ngày hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ (theo mẫu kèm theo Quyết định này), có sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (hoặc thành lập Tổ thẩm định xét duyệt) và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 02 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện Quyết định này; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, kịp thời xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền.
c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện định kỳ hằng tháng và sau khi hoàn thành thực hiện hỗ trợ.
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ cho người lao động tại Quyết định này.
b) Hướng dẫn việc phân bổ, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định; tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính trong quá trình thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các Sở, ngành, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi nội dung của Quyết định để người lao động trên địa bàn tỉnh được biết và thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Triển khai thực hiện Quyết định này, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn các Phòng, ban chuyên môn thực hiện các bước để hỗ trợ cho người lao động theo quy định tại Quyết định này.
b) Phê duyệt danh sách người lao động được hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ cho người lao động, đồng thời tổ chức triển khai hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
c) Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi nội dung của Quyết định để người lao động của địa phương được biết và thực hiện.
d) Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ tại địa phương; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.
đ) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện định kỳ hằng tháng và sau khi hoàn thành thực hiện hỗ trợ (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính).
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ trì giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động tại Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |