Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 208/2000/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 208/2000/QĐ-BTC NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 84/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 106/1999/QĐ-BTC ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Cục Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 109/1999/TT-BTC ngày 11/9/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ Tài chính;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Giám đốc Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

QUY CHẾ

TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Điều 1: Đối tượng áp dụng Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước là Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2: Nội dung báo cáo về doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm có:

1. Báo cáo kết quả sắp xếp doanh nghiệp: báo cáo theo quý

- Báo cáo tổng hợp kết quả sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý: Biểu số 1.

- Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu và quản lý doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý: Biểu số 2

2. Báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước:

- Báo cáo ước thực hiện 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: Biểu số 3.

- Báo cáo năm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn:

+ Biểu số 4a: Tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

+ Biểu số 4b: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

Ngoài báo cáo số liệu phải có báo cáo phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó phân tích một số chỉ tiêu theo phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.

Điều 3: Phương thức báo cáo:

Báo báo bằng văn bản. Ngoài ra đối với báo cáo năm (Biểu số 4a và Biểu số 4b) báo cáo bằng văn bản số liệu tổng hợp và báo cáo bằng đĩa mềm số liệu chi tiết từng doanh nghiệp (theo chương trình hướng dẫn riêng).

Điều 4: Thời hạn và nơi nhận báo cáo:

- Thời hạn nộp báo cáo:

+ Báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

+ Báo cáo 6 tháng: vào ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm.

+ Báo cáo năm chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm.

- Nơi nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp)

Điều 6: Trách nhiệm của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Đôn đốc các DNNN trên địa bàn chấp hành đúng quy định về thời hạn và nội dung chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp.

- Tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn theo hệ thống biểu mẫu tại Điều 2 của Quy chế này.

- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn (theo các chỉ tiêu hướng dẫn tại phụ lục số 1 kèm theo) để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hướng sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nắm bắt kịp thời tình hình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, tiến độ cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu và quản lý doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập hoặc góp vốn. Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc, kiến nghị về sắp xếp và đa dạng hoá sở hữu, quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

- Báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính các nội dung theo quy định trên và thực hiện một số nội dung báo cáo đột xuất về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn (nếu có biến động lớn hoặc theo yêu cầu).

Điều 7: Trên cơ sở báo cáo tổng hợp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn cuả các tỉnh, thành phố, Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, đồng thời hệ thống hoá, lưu giữ để khai thác phục vụ cho các yêu cầu chung.

SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ TỈNH, THÀNH PHỐ

Biểu số 1

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẮP XẾP DNNN ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐẾN CUỐI QUÝ /NĂM
(Kèm theo Quyết định số 208/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TT

Tiêu thức

KH năm

Ước thực hiện quý...

Luỹ kế từ đầu năm

I

Tổng số DNNN đầu kỳ

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- DN hoạt động công ích

 

 

 

 

- DN hoạt động kinh doanh

 

 

 

II

Tổng số DNNN đã thực hiện sắp xếp trong kỳ

 

 

1

Giữ nguyên DNNN

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

a

- Khoán kinh doanh, cho thuê

 

 

 

b

- DN hợp nhất, sáp nhập cùng DN khác

 

 

c

- DN TW chuyển về địa phương

 

 

 

d

- DNĐP chuyển về trung ương

 

 

 

e

- Chuyển DN kinh doanh sang DN công ích

 

 

g

- Chuyển DN công ích sang DN kinh doanh

 

 

2

DN chuyển đổi sở hữu (a1+b+c)

 

 

 

a

- Cổ phần hoá

 

 

 

a1

Cổ phần hoá toàn bộ

 

 

 

a2

Cổ phần hoá một bộ phận

 

 

 

b

- Bán toàn bộ DN

 

 

 

c

- Giao cho tập thể lao động trong DN

 

 

3

DN giải thể hoặc phá sản (a+b)

 

 

 

a

- Giải thể

 

 

 

b

- Phá sản

 

 

 

4

Số DN mới thành lập

 

 

 

III

Tổng số DNNN đến cuối kỳ (1+4+1c-1b-1d-2-3)

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- DN hoạt động công ích

 

 

 

 

- DN hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

+ DN khoán kinh doanh

 

 

 

 

+ DN cho thuê

 

 

 

.... ngày....... tháng...... năm.......

Giám đốc

Ghi chú:

- DN sáp nhập, hợp nhất: ghi số DN giảm đi do sáp nhập, hợp nhất

VD: 2 DN sáp nhập vào DN thứ 3 thì ghi giảm 2. Nếu 3 DN hợp nhất lại thành 1 DN mới thì ghi giảm 3 và ghi thành lập mới 1.

- DN cổ phần hoá chỉ ghi DN đã có QĐ chuyển sang hoạt động theo Cty cổ phần và đại hội cổ đông

Trường hợp cổ phần hoá một bộ phận DN cũng ghi ở dòng này nhưng ghi chú ở dưới và không ghi giảm DN

- DN bán, giao ghi những DN đã có QĐ giao, bán

- DN giải thể, phá sản ghi những DN đã có QĐ giải thể hoặc QĐ của Toà án tuyên bố phá sản.