BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/BVTV-KHKT/QĐ | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CNTP
Căn cứ Quyết định số 32-CT ngày 21/1/1984 và QĐ số 47-QĐ/CT ngày 20/2/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giao cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định các chủng loại thuốc, dạng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng các loại thuốc được phép sản xuất, chế biến và sử dụng trong nước;
Căn cứ biên bản của Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật trong phiên họp ngày 25/6/1991 xét các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam;
Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành " Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam" kèm theo quyết định này gồm 77 loại thuốc trừ côn trùng, nhện, trừ bệnh, trừ cỏ và trừ chuột.
Điều 2: Giao cho Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quy định hướng dẫn chi tiết việc gia công chế biến, bao gói, nhãn, bảo quản, lưu thông, sử dụng... các loại thuốc trong danh mục để đảm bảo hiệu lực trừ sâu bệnh nhưng không gây hại cho môi trường sống. (Đối với các loại thuốc ngoài danh mục muốn khảo sát hay sử dụng ở Việt Nam sẽ có quy chế riêng).
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật và các đơn vị có liên quan có trách nhiện thi hành Quyết định này.
| Vũ Tuyên Hoàng (Đã ký) |
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 208 ngày 16 tháng 7 năm 1991 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm)
Các loại thuốc trừ côn trùng, nhện:
1. Aluminium phosphide (gastoxin)
2. Bacillus thuringiensis
3. Buprofezin (Applaud) 10WP
4. Cartap (Padan) 95SP
5. Alpha cypermethrin (Fastac) 5 EC
6. Carbaryl (Sevin) 85 WP
7. Carbofuran (Furadan, Curaterr) 3 G
8. Cypermethrin (Sherpa, Cymbush, Polytrin) 10 EC, 25 EC
9. Cypermethrin + Profenofos (Polytrin) 440 SWC
10. Diazinon (Basudin, Neocidil) 50 EC
11. Dicofol (Kelthane) 20 EC
12. Dicrotophos (Bidrin) 50 EC
13. Dichlorvos (DDVP, Nuvan) 50 EC
14. Decamethrin (Deltamethrin, Decis) 2,5 EC
15. Dimethoate (Bi 58, Rogor, Roxion, Fostion) 50 EC
16. Endosulfan (Thiodan) 30 EC
17. Esfenvalerate (Sumi alpha) 5 EC
18. Ethofenpro (Trebon) 10 EC
19. Ethoprophos (Mocap) 6 EC, 10 G, 20 EC
20. Fenithro thion (Sumithion) 50 EC
21. Fenobucarb (Bassa, BPMC, Hopcin) 50 EC
22. Fenpropathrin (Damitol, Rody, Moethrin) 10 EC
23. Fenvalerate (Sumicidin) 10 EC, 20 EC
24. Fenthion (Lebaycid, Baycid) 50 EC
25. Isoprocard (Mipcin) 20 EC, 25 EC, 50 WP
26. Lindane (Gama-BHC, Gama-HCH) 99,5 WP
27. Methamidophos (Filitox, Monitor) 60 SC
28. Methidathion (Supracide) 40 EC
29. Methyl Bromide 98%
30. Monocrotophos (Azodrin, Nuvacron) 50 SCW
31. Methyl paration (Parathion, Wofatox, Metaphos) 50 EC
32. Naled (Dibrom, Flibol, Bromchlorphos) 50 EC, 96 EC
33. Phosalone (Zolone) 35 EC
34. Phosphamidon(Dimecron, Apamidon) 50 SCW
35. Teflubenzuron (Nomolt) 5 EC
36. Trichlorfon 50 EC, 80 WP
37. Rotenone
Thuốc trừ bệnh:
38- Benomyl (Fundazol, Benlate) 50EC
39- Calcium polysulphide
40- Copper oxychloride
41- Copper sulphate
42- Captafol (Difolatan, Folcid) 80 WP
43- Captan (Captane) 75 WP
44- Diniconazol (Sumi - 8) 12,5 WP
45- Edifenphos (Hinosan) 40 EC, 50 EC
46- Fosetyl - Al (Aliette) 80 WP
47- Hexaconazol (Anvil) 5 EC
48- Iprofenphos (Kitazin) 50 EC
49- Iprodione (Rovral) 50 WP
50- Iprothiolane (Fuji-one) 40 EC
51- Kasugamycin + Rabcide (Kasai) 21.2 WP
52- Kasuran WP (2% Kasugamycin + 45 % copper oxychloride)
53- Kasuran WP (5% Kasugamycin + 45% copper oxychloride)
54- Mancozeb 80 WP
55- Monceren (Pencycuron) 25 WP
56- Ridomil MZ (Metalaxyl + Mancozeb) 72 WP
57- Sulphur 95 D
58- Thiram 85 WP
59- Tilt (Propiconazole) 250 EC
60- Topcin M 50 WP, 70 WP
61- Validamycin (Validacin) 3 SC
62- Triadimefol (Bayleton) 25 EC
63- Zincopper WP (20% Zined + 30% Copper oxychloride)
64- Zineb 80 WP
Thuốc trừ cỏ:
65- Ametryn (Gesapax) 50 WP, 80 WP
66- Benthiocarb (Saturn) 10 G, 20 WP, 50 EC
67- Butachlor (Lambast) 5 G, 10 EC
68- 2,4 D 60- EC, 72 - EC, 80 - WP, 96 - WP
69- Dalapon (Parapon) 80 WP
70- Diuron 80 WP
71- MCPA (Agroxone) 80 WP
72- Pretilachlor (Sofit) 30 EC
73- Pyrazosulfuron ethyl (NC 311) 25 EC, 10 EC
74- Simazin (Gesatop) 80 WP
75- Atrazin (Gesaprin) 80 WP
Thuốc trừ chuột:
76- Brodifacoum (Klerat) 0,05%
77- Phoaphua kẽm (Fokeba) 20%
Chú thích những từ viết tắt trong danh mục:
EC: dạng thuốc hoá sữa hay nhũ dầu
WP: dạng thuốc bột thấm nước hay bột hoà nước
SP: dạng thuốc bột tan trong nước.
G hay GR: dạng thuốc hạt
SWC (hoặc SCW, SL, SC): dung dịch tan trong nước.
D: dạng thuốc bột.
- 1 Chỉ thị 12/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 23/2002/QĐ-BNN về việc đăng ký đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 66/2001/QĐ-BNN về việc đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Công văn về việc tăng cường quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật
- 1 Quyết định 23/2002/QĐ-BNN về việc đăng ký đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 66/2001/QĐ-BNN về việc đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Chỉ thị 12/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Công văn về việc tăng cường quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật
- 5 Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành