Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 03 tháng 03 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THAY THẾ VÀ BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/112018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Rà soát, cập nhật đăng tải công khai đầy đủ nội dung TTHC được công bố tại Quyết định này trên Cổng Thông tin Dịch vụ công tỉnh, Trang Thông tin điện tử của Sở; phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh niêm yết công khai TTHC tại nơi tiếp nhận, giải quyết theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, cập nhật quy trình nội bộ, quy trình điện tử và hoàn thiện việc triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại phần mềm Hệ thống thông tin một cửa của tỉnh.

Thời hạn hoàn thành 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Hành chính công tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC (VP Chính phủ);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh, Cổng TTĐT, Chuyên viên NN;
- Lưu: VT, KSTTHC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Tân Phượng

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THAY THẾ VÀ BỊ BÃI BỎ THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2023 của Chủ tịch UNBD tỉnh Bắc Ninh)

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

STT

Mã THC

Tên TTHC

Cách thức thực hiện

Địa điểm thực hiện

Thời hạn giải quyết, quy trình thực hiện

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

I

Lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

1

1.011479.000.
00.00.H05

Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

* Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/: 0,5 ngày làm việc.

Đối với vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Các vùng thuộc diện cấp lại gồm:

+ Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);

+ Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;

+ Vùng không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Chi cục hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;

+ Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

* Bước 2: Thẩm định hồ sơ.

Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Chi cục thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Chi cục trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chuyển kết quả về Trung tâm Hành chính công để trả cho công dân, tổ chức.

* Bước 3: Trả kết quả:

Cá nhân/tổ chức nhận kết quả giải quyết thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính; thời gian giải quyết 0,5 ngày.

Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần.

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

2

1.011478.000.00.00.H05

Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực hiện khắc phục;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.

* Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/: 01 ngày làm việc.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì viết giấy biên nhận giao cho Ủy ban nhân dân (giao cho người đại diện được Ủy ban nhân dân ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ), chuyên viên tiếp nhận chuyển hồ sơ về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu thì chuyên viên tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để UBND cấp xã bổ sung đầy đủ nội dung theo đúng quy định.

* Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng;

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.

* Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Chi cục tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng.

* Bước 4: Đánh giá tại vùng

- Đánh giá trực tiếp tại vùng:

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;

+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;

+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.

- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:

+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với vùng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;

+ Trường hợp cần thiết, Chi cục tổ chức đánh giá trực tiếp tại vùng sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

* Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

- Trường hợp vùng không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Chi cục cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu Chi cục có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp vùng phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Chi cục tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

Chuyển kết quả về Trung tâm Hành chính công để trả cho công dân, tổ chức.

* Bước 6: Trả kết quả: Cá nhân/tổ chức nhận kết quả giải quyết thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính; thời gian giải quyết 01 ngày.

Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

3

1.009478.000.00.00.H05

Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản được sản xuất trong nước).

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

* Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển bộ phận chuyên môn: ½ ngày làm việc

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp chuyên viên tiếp nhận chuyển hồ sơ về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh.

- Trường hợp hồ sơ thiếu thì chuyên viên tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại theo đúng quy định.

* Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản có thẩm quyền có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Cơ quan quản lý có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Chuyển kết quả về Trung tâm Hành chính công để trả cho công dân, tổ chức.

* Bước 3: Trả kết quả:

Cá nhân/tổ chức nhận kết quả giải quyết thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính; thời gian giải quyết 0,5 ngày.

Lệ Phí 150.000 đồng

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/7/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Quy chuẩn quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;

- Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/3/2020 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản;

- Thông tư số 05/2021/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2021 về việc ban hành sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

- Thông tư số 05/VBHN- BKHCN ngày 28/8/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 183/201/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy;

- Quyết định số 108/QĐ- UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Có hiệu lực ngày 29/3/2021;

- Quyết định số 506/QĐ- TTg ngày 17/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

II

Lĩnh vực Kiểm lâm- Lâm nghiệp

1

1.011470.000.00.00.H05

Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Trình tự thực hiện:

* Thời hạn giải quyết:

10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 09 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm huyện phê duyệt Phương án khai thác lâm sản; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Bước 3: Trả kết quả: Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

Không

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Điều 6)

II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

TT

Mã THC

Tên TTHC

Cách thức thực hiện

Địa điểm thực hiện

Thời hạn giải quyết, quy trình thực hiện

Phí, lệ phí

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

I

Lĩnh vực Kiểm lâm-Lâm nghiệp

1

1.000047. 000.00.00. H05

Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm (Hạt kiểm lâm cấp huyện)

* Thời hạn giải quyết:

10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn:0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 09 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác lâm sản; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Bước 3: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

Không

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Điều 7)

2

1.000045. 000.00.00. H05

Xác nhận bảng kê lâm sản

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm (Hạt Kiểm lâm cấp huyện)

* Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ không phải xác minh: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Trường hợp xác minh có nhiều nội dung phức tạp: Không quá 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

Bước 2: Xử lý hồ sơ:

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm sở tại xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn trong Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh.

- Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản về việc xác minh; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Hạt Kiểm lâm tiến hành xác minh, lập Biên bản xác minh theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TTBNNPTNT và hoàn thành xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn vào Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với tổ chức, hộ kinh doanh;

- Trường hợp có nhiều nội dung phức tạp, việc xác minh và xác nhận được thực hiện không quá 07 ngày.

Trường hợp không xác nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Bước 3: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

Không

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Điều 5)

3

1.007917. 000. 00.00.H05

Phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm.

- Cơ quan có thẩm quyền: UBND tỉnh.

* Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp không phải kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa);

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp phải kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa).

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

Bước 2: Thẩm định và phê duyệt phương án

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

(i) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;

(ii) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.

Bước 3: Thực hiện trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 09 ngày kể từ khi Phương án trồng rừng thay thế, dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được phê duyệt, chủ dự án nộp đủ số tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế cho chủ dự án;

- Chủ dự án phải thực hiện trồng rừng trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm Phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt;

- Trường hợp chủ dự án không thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế tại địa điểm khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn bằng nguồn tiền do chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;

- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thực hiện giải ngân tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Thông tư số 25/2022/TTBNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau đây viết tắt là Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT).

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến

Không

Khoản 5 Điều 2, Điều 3 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

4

1.007916. 000. 00.00.H05

Phê duyệt dự toán, thiết kế Phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm.

- Cơ quan có thẩm quyền: UBND tỉnh.

*Thời hạn giải quyết:

(i) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn:

- Phê duyệt dự toán, thiết kế và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Chủ dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh: 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(ii) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế: 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chủ dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh: 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan chuyên môn.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

Bước 2: Thẩm định và phê duyệt duyệt dự toán, thiết kế

(i) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị vũ trang là chủ đầu tư đối với trường hợp trồng rừng thay thế trên diện tích đất được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị vũ trang quản lý; giao Chi cục Kiểm lâm hoặc Ban quản lý dự án phát triển rừng cấp huyện là chủ đầu tư đối với trường hợp trồng rừng thay thế trên diện tích đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý;

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được giao nhiệm vụ, chủ đầu tư lập dự toán, thiết kế gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán, thiết kế và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về thời gian, số tiền phải nộp để thực hiện trồng rừng thay thế.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.

(ii) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế xây dựng, phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo hoặc giao cơ quan chuyên môn thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giao cơ quan chuyên môn ban hành văn bản thông báo, chủ dự án phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định.

- Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được kinh phí chuyển từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế, nghiệm thu, thanh toán quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 2 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

Không

Điều 4 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

II

Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

1

1.007931. 000.00.00. H05

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Ninh- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

Bước 2: Thẩm định và kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón

Trong thời hạn 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ- CP.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra:

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Bước 4: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

500.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

2

1.007932. 000.00.00. H05

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Ninh- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón: 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận: 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho bộ phận chuyên môn

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện, thời hạn: 0,5 ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung hồ sơ, hoàn thiện.

Bước 2: Thẩm định và Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

1.1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón

- Thẩm định và kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón: Trong thời hạn 9,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện.

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra:

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 4,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả chuyển về Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Bước 3: Trả kết quả:

Ngay sau khi nhận được kết quả do bộ phận chuyên môn chuyển đến.

200.000 đồng/lần

(Theo Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

III. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ LĨNH VỰC THÚ Y THỰC HIỆN TẠI CẤP TỈNH

STT

Mã TTHC

Tên TTHC được thay thế

Tên thủ tục hành chính thay thế

Căn cứ pháp lý

Cách thức thực hiện

Địa điểm thực hiện

Thời hạn giải quyết, quy trình thực hiện

Phí, lệ phí

1

1.011475. 000.00.00.H05

- 1.003781.

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn;

- 1.005327.

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống)

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh.

* Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở thực hiện khắc phục;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/: 0,5 ngày làm việc.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

Bước 3: Thành lập Đoàn đánh giá và đi kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Chi cục thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở.

Đánh giá tại cơ sở

- Đánh giá trực tiếp tại cơ sở:

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;

+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở;

+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;

+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Chi cục;

+ Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.

- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:

+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình);

+ Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;

+ Trường hợp cần thiết, Chi cục tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Trường hợp cơ sở không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Chi cục cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Chi cục có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày làn việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi, Chi cục tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

Bước 5: Trả kết quả:

Cá nhân/tổ chức nhận kết quả giải quyết thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính; thời gian giải quyết 0,5 ngày.

- Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần

- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có)

2

1.011477. 000.00.00.H05

- 1.003810

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn;

- 1.003612

Cấp lại Giấy chứng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản;

- 1.002239

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận.

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

Một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

- Dịch vụ công trực tuyến một phần tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ: Số 11A, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh.

* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh hoặc trực tuyến tại địa chỉ https://dvc.bacninh.gov.vn/: 0,5 ngày làm việc.

- Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Các cơ sở thuộc diện cấp lại gồm:

+ Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);

+ Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;

+ Cơ sở không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Chi cục hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến tại cơ sở (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;

+ Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

* Bước 2: Thẩm định hồ sơ. Thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Chi cục thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Chi cục trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Bước 3: Trả kết quả giải:

Cá nhân/tổ chức nhận kết quả giải quyết thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính; thời gian giải quyết 0,5 ngày.

300.000 Đồng

(Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật)

IV. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

1.003619.000.00.00.H05

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại

Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật

Thú y

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh

2

1.003598.000.00.00.H05

Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản)

Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật

Thú y

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh

3

1.003589.000.00.00.H05

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật

Thú y

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh

4

1.003577.000.00.00.H05

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận

Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật

Thú y

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh

B

Cấp huyện

1

1.000037.000.00.00.H05

Xác nhận bảng kê lâm sản

Thông tư số 26/2022/TTBNNPTNT Ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm