- 1 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2 Luật Báo chí 2016
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 5 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
- 6 Luật An ninh mạng 2018
- 7 Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 8 Quyết định 3655/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10 Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp để theo dõi, xử lý thông tin xấu độc trên không gian mạng do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 12 Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2021 về xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2086/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 12 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1468/TTr-STTTT ngày 29 tháng 6 năm 2020 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1770/SNV-TCBC-CCVC ngày 07 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng, gồm 03 Chương, 09 Điều.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở; Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THEO DÕI, XỬ LÝ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT, THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2086/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến tỉnh Khánh Hòa, gây hoang mang trong Nhân dân.
2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 3, Điều 2 của Luật An ninh mạng.
2. Thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc: Là các thông tin vi phạm các quy định tại:
a) Điều 9 của Luật Báo chí;
b) Khoản 1, Điều 8 của Luật An ninh mạng;
c) Điều 5 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013.
1. Thiết lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
2. Phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin điện tử; phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng để thực hiện cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc.
1. Công tác phối hợp theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng được thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên và quy định của pháp luật.
2. Việc theo dõi, tiếp nhận, kiểm chứng, định hướng, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng phải kịp thời, chính xác; đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, không cản trở tự do báo chí, tự do ngôn luận; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước.
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt thông tin; khi phát hiện những vấn đề cần xem xét, xử lý thì thông báo cho cơ quan chủ trì (Sở Thông tin và Truyền thông) để phối hợp xử lý. Các hình thức thông báo khi phát hiện những vấn đề cần xem xét, xử lý, gồm:
a) Thông qua điện thoại, tin nhắn, e-mail, văn bản điện tử hoặc các phương tiện điện tử khác.
b) Thông qua văn bản gửi/nhận theo đường bưu điện.
2. Tùy theo tính chất, nội dung các thông tin, vấn đề cần xử lý, các phương thức phối hợp gồm:
a) Tổ chức họp để bàn, thống nhất việc kiểm tra, xác minh, thẩm định những thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng cần xử lý; thống nhất đưa ra phương án xử lý.
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan phối hợp về việc kiểm tra, xác minh, thẩm định, hướng xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cử cán bộ có năng lực, trình độ tham gia phối hợp với các cơ quan chủ trì công tác theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xâu, độc trên không gian mạng theo từng vụ việc. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện để cán bộ thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm trong quá trình phối hợp, xử lý vụ việc.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
1. Định hướng, hướng dẫn việc cung cấp thông tin trên không gian mạng; tổ chức tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
2. Theo dõi, nắm bắt, phát hiện những thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
3. Kiểm tra, xác minh, thẩm định thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
4. Xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
5. Thông báo kết quả xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng, kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin trên không gian mạng.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng:
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
- Tổ chức theo dõi, tiếp nhận, tổng hợp thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến tỉnh.
- Triển khai các phương thức phối hợp để kiểm tra, xác minh, thẩm định thông tin vi phạm.
- Tiến hành xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, chính quyền các cấp thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phản bác các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng; định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đăng tải thông tin trên không gian mạng, trên báo chí và hoạt động của đội ngũ phóng viên trên địa bàn tỉnh, kiên quyết đề xuất xử lý nghiêm những trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật, vi phạm tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.
c) Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí, xử lý thông tin trên không gian mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
d) Thực hiện tốt công tác điểm báo theo quy định; thường xuyên theo dõi, rà soát các trang thông tin điện tử, mạng xã hội để kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
đ) Xây dựng, triển khai sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm theo dõi, giám sát thông tin trên không gian mạng.
e) Tổ chức quản lý, vận hành ổn định hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng (mạng Internet, mạng diện rộng) và các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; chủ trì tổ chức triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn và an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh thông tin.
2. Công an tỉnh
a) Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của cơ quan chủ trì. Chủ động xác minh, làm rõ thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm việc cung cấp; chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng để cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Kết quả xử lý báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Khi phát hiện những thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng phải thông báo kịp thời cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của cơ quan chủ trì và tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Kết quả xử lý báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
c) Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân khi sử dụng mạng Internet, nhất là mạng xã hội; chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng nhận diện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng cho cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức cung cấp, chia sẻ, bình luận, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc.
d) Tổ chức thực hiện tốt công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định, tăng cường chất lượng cung cấp thông tin trên các cổng/trang thông tin điện tử, chủ động phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng truyền thông.
đ) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin trên không gian mạng phản ánh những vấn đề phức tạp, bức xúc trong dư luận liên quan đến lĩnh vực, địa bàn do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý để chủ động giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, nhằm tránh tình trạng các vụ việc phức tạp, bức xúc kéo dài, tạo điều kiện cho đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc tình hình, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong Nhân dân.
e) Tổ chức quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng (mạng Internet, mạng cục bộ), cổng/trang thông tin điện tử và các hệ thống thông tin của cơ quan; kết hợp thực thi đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin nhằm ngăn chặn việc xâm nhập trái phép, can thiệp và lợi dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc.
4. Hội Nhà báo tỉnh
a) Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của cơ quan chủ trì và đề xuất hướng xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
b) Quán triệt hội viên chấp hành nghiêm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Người làm báo Việt Nam đến các chi hội và hội viên do Hội Nhà báo quản lý.
c) Xử lý nghiêm đối với hội viên vi phạm Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Người làm báo Việt Nam, vi phạm các quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam.
5. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
a) Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của cơ quan chủ trì và đề xuất hướng xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
b) Tiếp nhận và đưa tin, bài về kết quả xử lý các trường hợp vi phạm cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
c) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
a) Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng về chính trị, tư tưởng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để thông tin về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp mà dư luận quan tâm nhằm phòng ngừa các đối tượng phản động, thù địch, lợi dụng xuyên tạc tình hình, lan truyền thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
b) Phối hợp theo dõi, tiếp nhận, thẩm định và tham gia ý kiến về hướng xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
7. Đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy
a) Chủ động phối hợp theo dõi, tiếp nhận các thông tin có nội dung sai sự thật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng liên quan đến lĩnh vực nội chính Đảng, công tác cải cách tư pháp, công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
b) Tham gia thẩm định và có ý kiến về hướng xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc có nội dung liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
1. Định kỳ sáu (06) tháng, hàng năm hoặc đột xuất, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này, đồng thời đề xuất triển khai các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.
2. Định kỳ sáu (06) tháng, hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy chế này, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh bằng văn bản (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 3655/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp để theo dõi, xử lý thông tin xấu độc trên không gian mạng do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5 Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2021 về xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 6 Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng do thành phố Hải Phòng ban hành