- 1 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 3 Luật Hộ tịch 2014
- 4 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 6 Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Quyết định 623/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 9 Luật Hộ tịch 2014
- 10 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 12 Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 15 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2093/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, đơn giản hóa 07 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Tiền Giang (Phụ lục kèm theo), cụ thể:
1. Lĩnh vực hộ tịch (02 thủ tục).
2. Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (01 thủ tục).
3. Lĩnh vực bảo vệ thực vật (01 thủ tục).
4. Lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước (03 thủ tục).
Điều 2. Giao các sở, ngành phụ trách lĩnh vực gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính về Bộ, ngành quản lý theo quy định.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC KÈM THEO
KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. LĨNH VỰC HỘ TỊCH (SỞ TƯ PHÁP)
1. Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài - 1.001766.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ: đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực trong trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền.
Lý do: vì người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử được quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch bao gồm vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử, trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Do đó, văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực trong trường hợp này là không cần thiết phải có trong thành phần hồ sơ.
b) Kiến nghị thực thi
Kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC) trước khi đơn giản hóa: 12.235.406 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.127.125 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.198.281 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17,84 %.
* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài - 2.000806.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: đề nghị bỏ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (giấy này có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp).
Lý do: Quy định này tốn thời gian và chi phí của công dân vì trên thực tế chưa phát sinh trường hợp nào đăng ký kết hôn mà người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nên quy định, trong trường hợp cần thiết nếu công chức làm công tác hộ tịch tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thấy người đó có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì yêu cầu giám định của cơ quan chuyên môn.
- Về thời hạn giải quyết: đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC từ 15 ngày xuống còn 13 ngày.
Lý do: thành phần hồ sơ, trình tự giải quyết TTHC đơn giản, việc kiểm tra, thẩm định để giải quyết TTHC được thực hiện thông qua hồ sơ nên đề xuất rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC nhằm tạo điều kiện cho người yêu cầu sớm nhận được kết quả giải quyết TTHC và góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đến giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Về thành phần hồ sơ: kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch năm 2014 và điểm b, khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
- Về thời gian giải quyết: kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 38 của Luật Hộ tịch năm 2014.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.401.562.988 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.181.749.840 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.813.148 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,68 %.
* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
II. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN (SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN)
1. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) - 2.001823.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
- Trình tự thực hiện
Đề xuất điều chỉnh: kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) thực hiện thẩm tra hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong 05 ngày làm việc. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lý do: cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận ATTP nên trong thời gian giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực cơ quan quản lý đã đến thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP, vì vậy, không cần thiết phải tổ chức thẩm định lại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.
- Thành phần hồ sơ
+ Đề xuất thay thế Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp bằng Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Lý do: thành phần hồ sơ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp là chưa phù hợp. Đối với các cơ sở có số lượng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn thì việc nộp tất cả các Giấy xác nhận đủ sức khỏe kèm theo hồ sơ sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí và gây khó khăn cho cơ sở khi nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến.
+ Đề xuất bãi bỏ quy định “Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở”.
Lý do: TTHC này đề xuất phương án không đi thẩm định lại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.
- Thời hạn giải quyết
Đề xuất điều chỉnh thời hạn giải quyết TTHC từ 15 ngày thành 05 ngày làm việc.
Lý do: thời hạn giải quyết quy định 15 ngày rất khó để thực hiện đúng thời gian ở từng công đoạn của quy trình một cửa điện tử do nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ cán bộ thực hiện tại công đoạn đó sẽ bị trễ hạn và TTHC này đề xuất không thẩm định lại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở nên giảm thời gian còn 05 ngày làm việc.
- Phí
Đề xuất không thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP (700.000 đồng).
Lý do: trong thời gian giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực cơ quan quản lý đã đến thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP và đã thu phí 350.000 đồng. Do đó, nhằm khuyến khích những cơ sở có giấy chứng nhận ATTP gần hết hạn (trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) chủ động đăng ký cấp lại giấy chứng nhận ATTP, Chi cục đề xuất không thẩm định lại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở nên không phát sinh chi phí.
b) Kiến nghị thực thi
- Tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 bổ sung thêm khoản 3 Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này; b) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong 05 ngày làm việc. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sửa đổi điểm d, Điều 36 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 thành “Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh)”.
- Bãi bỏ Quy định “Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở” tại khoản 3, Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian cho cơ sở, giúp cơ sở sớm có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật.
- Giảm chi phí
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 179.955.952 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 60.767.952 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 119.188.000 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66,23%.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
III. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT (SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN)
1. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 1.004346.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
Trong hồ sơ không có thành phần hồ sơ là giấy “Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế”. Tuy nhiên, trong Bản thuyết minh có đề nghị ghi ngày cấp, tên cơ sở cấp, tên người được cấp chứng nhận sức khỏe. Khi thẩm định hồ sơ, Sở không biết chắc chắn chủ cơ sở có đi kiểm tra sức khỏe hay không, tình hình sức khỏe của chủ cơ sở như thế nào? Thực tế thì người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải thật sự có sức khỏe tốt mới đảm bảo việc buôn bán nên đề nghị bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị bãi bỏ nội dung: “Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế” tại mục 2 phần II Phụ lục XVI của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Lý do: theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không đề cập đến nội dung này.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 150.996.296 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 138.262.828 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 12.733.468 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,43%.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
IV. LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC (SỞ CÔNG THƯƠNG)
1. Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu - 2.000673.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
* Về trình tự giải quyết
Theo khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì:
- Thẩm quyền và điều kiện để được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ XD) là:
“1. Sở Công Thương có thẩm quyền cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho thương nhân có trụ sở chính trên địa bàn có đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và có hệ thống từ hai (02) cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
- Trình tự cấp là: “c) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu”.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì khi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiên bán lẻ xăng dầu Sở Công Thương đã xem xét, thẩm định để cấp Giấy chứng nhận. Do đó, khi cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu trên cơ sở 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên trên cùng địa bàn còn hiệu lực thì không cần phải thẩm định lại.
Do đó, kiến nghị đơn giản hóa TTHC này theo hướng: bỏ quy định bước thẩm định trong trình tự cấp và rút ngắn thời gian giải quyết còn 20 ngày làm việc đối với thủ tục cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ XD.
* Về thành phần hồ sơ
Tại điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ có quy định các thành phần hồ sơ: “Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này; Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh”. Tuy nhiên, các thành phần hồ sơ này đã được cung cấp khi thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, do đó không cần thiết phải cung cấp lại.
Do đó, kiến nghị thay thế các thành phần hồ sơ này bằng “Bản sao Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu còn hiệu lực”.
* Về phí, lệ phí
Theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ và Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì phí thẩm định đối với thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu là:
“- Tại thành phố và các thị xã: 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định;
- Tại các huyện: 600.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.”
Do đã kiến nghị bỏ quy định bước thẩm định trong trình tự giải quyết nên sẽ không thu phí thẩm định đối với thủ tục này.
b) Kiến nghị thực thi
- Bỏ cụm từ “thẩm định” và rút ngắn thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc quy định tại điểm c khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và sửa thành: “Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu”.
- Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP như sau:
“- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao các Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu còn hiệu lực.
- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.”
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Giảm chi phí, tiết tiệm thời gian cho cơ quan nhà nước khi không phải tổ chức thẩm định thực tế các cửa hàng xăng dầu đã thẩm định khi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điện kiện bán lẻ xăng dầu.
- Đơn giản hóa TTHC, tiết kiệm thời gian cho các tổ chức, cá nhân.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 18.432.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.756.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.676.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 79,62%.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu - 2.000669.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
- Điểm c khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ quy định “Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu...”. Tuy nhiên, trình tự thực hiện không có bước thẩm định thực tế tại cơ sở thì thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc là không phù hợp.
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện xuống còn 20 ngày làm việc.
b) Kiến nghị thực thi
Bỏ cụm từ “thẩm định” và rút ngắn thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc quy định tại điểm c, khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và sửa thành: “Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu”.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khi không phải tổ chức thẩm định thực tế các cửa hàng xăng dầu đã thẩm định khi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điện kiện bán lẻ xăng dầu.
- Đơn giản hóa TTHC, tiết kiệm thời gian cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu - 2.000672.000.00.00.H58
a) Nội dung đơn giản hóa
- Điểm c khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ quy định “Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu...”. Tuy nhiên trình tự thực hiện không có bước thẩm định thực tế tại cơ sở thì thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc là không phù hợp.
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện xuống còn 20 ngày làm việc.
b) Kiến nghị thực thi
Bỏ cụm từ “thẩm định” và rút ngắn thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc quy định tại điểm c khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và sửa thành: “Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và cấp GXN ĐĐK làm đại lý bán lẻ xăng dầu”.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khi không phải tổ chức thẩm định thực tế các cửa hàng xăng dầu đã thẩm định khi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điện kiện bán lẻ xăng dầu.
- Đơn giản hóa TTHC, tiết kiệm thời gian cho cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
- 1 Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2022 về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 3745/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3 Quyết định 2446/QĐ-UBND năm 2022 về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 1085/QĐ-TTg về Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Thái Bình ban hành