- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 3 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2021 về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6 Kế hoạch 1475/KH-UBND năm 2021 phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7 Kế hoạch 6075/KH-UBND năm 2021 về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2097/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 05 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/11/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Kế hoạch số 248/KH-BCA-C07 ngày 09/6/2021 của Bộ Công an về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 202/TTr-CAT-PV01 ngày 29 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự và Kế hoạch số 248/KH-BCA-C07 ngày 09/6/2021 của Bộ Công an về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU CHUNG
Trong những năm tới, tình hình thiên tai, sự cố, tai nạn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình cháy, nổ sẽ có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, tính chất phức tạp, nhất là vấn đề tổ chức thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy trong các vụ cháy, nổ xảy ra. Quá trình đô thị hóa kéo theo sự tăng nhanh về số lượng khu đô thị, tổ hợp nhà cao tầng, công trình dân dụng phức hợp vừa kinh doanh dịch vụ thương mại, vừa để ở, dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về các sự cố, tai nạn, cháy, nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trên địa bàn tỉnh, tiếp tục hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế với nhiều loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực; nhu cầu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, khí đốt ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế sẽ tác động tiêu cực tới tình hình thực hiện công tác PCCC và CNCH; đặc biệt là tại các khu đô thị còn tồn tại nhiều công trình đã cũ, xuống cấp, không bảo đảm an toàn... đây là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ có khả năng xảy ra thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư với mức độ vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.
Từ những vấn đề nêu trên, cần chủ động xây dựng phương án, kế hoạch huy động tối đa lực lượng, phương tiện của các sở, ngành ở địa phương và địa phương khác tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu chung của công tác ứng phó thảm họa cháy lớn
2.1. Thường xuyên chủ động nắm tình hình thông qua các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, kịp thời cập nhật thông tin dự báo về thiên tai, thảm họa, các khu vực chịu ảnh hưởng và có thể bị tác động gây cháy lớn để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH, rà soát phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
2.2. Phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong hoạt động ứng phó thảm họa, chuẩn bị các điều kiện nhằm bảo đảm thống nhất về công tác chỉ huy trong mọi tình huống và đáp ứng yêu cầu huy động các lực lượng, phương tiện phù hợp với mục tiêu “lực lượng tại chỗ tiếp cận ứng phó nhanh, các lực lượng xung quanh chi viện kịp thời”. Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy, Ban Tham mưu phải được thành lập kịp thời để thống nhất chỉ đạo, chỉ huy điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng tham gia bảo đảm nhanh chóng, chính xác.
2.3. Hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn phải tập trung cho việc cứu người, tổ chức hướng dẫn thoát nạn trong khu vực xảy ra thảm họa ra nơi an toàn; bảo đảm chữa trị, ăn ở sinh hoạt tạm thời; khẩn trương phát hiện và ngăn chặn nhanh nhất nguy cơ cháy lan rộng, phát tán nhiều chất độc hại, khả năng nổ, sập đổ công trình.
2.4. Bảo đảm thông tin liên lạc luôn thông suốt trong quá trình thường trực nhận tin, xử lý thông tin; báo cáo, cập nhật tình hình kịp thời cho cấp có thẩm quyền theo quy định khi xảy ra thảm họa cháy lớn; bảo đảm hậu cần phục vụ cho các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; huy động tối đa nguồn lực, phương tiện, thiết bị chuyên dụng để phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kịp thời điều tra nguyên nhân, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa đối tượng gây cháy, nổ (nếu có) và khắc phục hậu quả thảm họa cháy lớn.
2.5. Thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện nâng cao nhận thức và khả năng thường trực sẵn sàng ứng phó, thống nhất về cơ chế chỉ huy điều hành, phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng và khả năng huy động ở mức cao nhất; chú trọng công tác diễn tập, thực tập phương án ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa thảm họa cháy lớn
1.1. Kịp thời tuyên truyền vận động, cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra cháy lớn cho quần chúng nhân dân, những người làm việc trong các cơ sở nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư biết để chủ động tham gia công tác phòng ngừa, không để xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn và tích cực tham gia ứng phó khi cháy, nổ xảy ra.
1.2. Thực hiện nghiêm túc công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra toàn diện các điều kiện an toàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp giải quyết những vấn đề nổi lên gây mất an toàn về phòng cháy, phòng ngừa sự cố, tai nạn hoặc gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhất là các nguy cơ có thể dẫn đến thảm họa cháy lớn; xây dựng, củng cố đội ngũ cộng tác viên bí mật để kịp thời thu thập thông tin về dấu hiệu mất an toàn, nguy cơ xảy ra cháy, nổ có thể lan rộng thành thảm họa cháy lớn tại các đối tượng cơ sở, công trình, khu vực dân cư đã được dự báo, xác định để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, xử lý, ngăn chặn.
2. Xác định mức độ thảm họa cháy lớn để phân cấp ứng phó
2.1. Mức độ thảm họa
Căn cứ nguyên nhân dẫn đến thảm họa cháy lớn do chiến tranh hoặc do tự nhiên tác động (động đất, sét đánh và bão lớn) hay sự cố kỹ thuật, con người gây ra cần dự báo, xác định mức độ thảm họa như sau:
- Mức độ 1: Cháy, nổ xảy ra trên diện rộng và gây ra sập đổ nhiều nhà, công trình hoặc hạng mục công trình có hàng trăm người chết, bị thương và bị mắc kẹt trong khu vực xảy ra mà cần huy động nhanh chóng tổng lực các lực lượng, phương tiện cấp tỉnh tham gia xử lý (gồm các lực lượng thuộc Công an, Quân sự tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cơ sở trên địa bàn tỉnh).
- Mức độ 2: Cháy, nổ xảy ra ở mức độ 1 nhưng vẫn tiếp tục phát triển phức tạp, có nguy cơ gây cháy, nổ trên diện rộng lớn hơn, kèm theo nhiều khói, khí, hơi độc hại và còn nhiều người bị mắc kẹt mà vượt quá khả năng xử lý của các lực lượng, phương tiện của tỉnh và cần huy động lực lượng, phương tiện của Công an các địa phương lân cận và các đơn vị quân đội, các bộ, ngành chức năng liên quan.
Từ các mức độ thảm họa dự báo nêu trên, cần xác định phạm vi, quy mô thảm họa cháy lớn đối với từng loại hình cụ thể để nghiên cứu, xây dựng phương án ứng phó như sau:
- Thảm họa cháy lớn nhà cao tầng: Đám cháy xảy ra ở nhà cao tầng làm sập đổ một số hạng mục, căn phòng và gây thương vong, mắc kẹt đối với hàng trăm người ở các tầng từ tầng 15 trở lên (chưa kể số người thương vong, mắc kẹt ở các tầng đang xảy ra cháy, nổ) hoặc cùng xảy ra đồng thời tại 02 tòa nhà cao tầng trở lên trong cụm nhà cao tầng mà có hàng trăm người thương vong, bị mắc kẹt ở các tầng từ tầng 10 trở lên.
- Thảm họa cháy lan khu công nghiệp: Đám cháy xảy ra nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ sở với hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn m2, gây sập đổ một số nhà xưởng do cháy, nổ và đã lan sang một phần của cơ sở lân cận, làm hàng trăm người bị thương vong, mắc kẹt trong khu vực cháy, nổ do bị tác động của cháy, nổ và hơi, khí độc hại phát tán ra môi trườngkhu vực xảy ra mà các lực lượng, phương tiện trong khu công nghiệp và các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH đầu tiên có mặt nhưng không thể khống chế được đám cháy.
- Thảm họa cháy lớn khu đô thị, khu dân cư: Đám cháy lan nhanh ra hàng trăm căn nhà và công trình ở khu đô thị tập trung kinh doanh buôn bán hàng hóa, khu dân cư tập trung nhiều nhà làm bằng vật liệu dễ cháy (gỗ, nhựa tổng hợp, vải, mút xốp, xăng, dầu, dung môi...) có kết hợp sản xuất kinh doanh hoặc khu phố chợ mà tại khu vực xảy cháy có nhiều người bị thương vong, mắc kẹt trong nhà, công trình. Khi lực lượng, phương tiện trên địa bàn cấp huyện nơi xảy ra và các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH đầu tiên có mặt nhưng không thể khống chế mà đám cháy tiếp tục lan rộng, kèm theo các yếu tố nổ (khí gas, xăng dầu....), sập đổ nhà gây nguy hiểm cho nhiều người trên diện rộng.
2.2. Nguyên nhân gây ra thảm họa cháy lớn
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;
- Thiên tai, động đất; do khủng bố, bạo loạn gây rối;
- Do địch tấn công bằng vũ khí thông thường hoặc nguyên nhân khác theo quy định về phòng thủ dân sự.
2.3. Phân cấp ứng phó
a) Khi xảy ra thảm họa cháy lớn mức độ 1, Công an cấp tỉnh chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức huy động lực lượng, phương tiện ứng phó. Trường hợp thảm họa cháy lớn vượt quá khả năng và xét thấy cần thiết thì Công an cấp tỉnh báo cáo, đề xuất UBND tỉnh kịp thời báo cáo, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ, huy động lực lượng tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn.
b) Khi xảy ra thảm họa cháy lớn mức độ 2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp UBND tỉnh và các bộ, ngành, địa phương khác tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
3. Xây dựng, diễn tập phương án ứng phó thảm họa cháy lớn
3.1. Xây dựng phương án
a) Công an tỉnh chủ động điều tra cơ bản, rà soát, lập danh sách xây dựng phương án ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư có thể xảy ra thảm họa cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản ở mức cao nhất; công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp khó khăn phức tạp nhất (nguy hiểm nổ, sập đổ công trình, phát tán hơi, khí độc hại...) cần phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó để xây dựng phương án ứng phó.
Mỗi phương án được trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, trong đó dự kiến 02 cấp độ huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, gồm:
- Cấp độ huy động 01: Huy động lực lượng, phương tiện của Công an, Quân sự và các cơ quan, tổ chức, cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Cấp độ huy động 02: Huy động lực lượng, phương tiện của Công an các địa phương lân cận, các đơn vị quân đội và nộ, ngành có liên quan, do Công an cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất UBND cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Công an phê duyệt dự kiến huy động theo quy định (nhu cầu số lượng, chủng loại phương tiện cụ thể và lực lượng kèm theo cần chi viện).
Thẩm quyền huy động các lực lượng, phương tiện do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định; thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của Công an cấp tỉnh lân cận, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an do lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
Công an tỉnh phải nghiên cứu, xây dựng và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trong năm 2021.
Phương án, kế hoạch ứng phó thảm họa cháy lớn được bảo quản theo chế độ “Tối Mật” và gửi về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát PCCC và CNCH); các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong phương án, kế hoạch được phổ biến nhiệm vụ tham gia của mình.
3.2. Diễn tập Phương án ứng phó thảm họa cháy lớn
Định kỳ hàng năm, Công an tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức diễn tập Phương án ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo quy định. Bảo đảm 05 năm thực tập ít nhất 01 phương án cấp độ huy động 01.
Kế hoạch tổ chức diễn tập sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành phải sao gửi kịp thời về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) để lựa chọn, xây dựng kế hoạch phối hợp diễn tập phương án cấp độ huy động 02.
4. Đầu tư, nâng cao năng lực cho lực lượng Công an trực tiếp tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn
Tập trung kiện toàn, bố trí bảo đảm về quân số, thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng phó thảm họa cháy lớn và đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung phương tiện chữa cháy và CNCH, trang bị thiết yếu cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và các lực lượng tham gia, phối hợp nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa cháy lớn trong mọi tình huống.
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và thường trực sẵn sàng ứng phó thảm họa cháy lớn
1.1. Khi nhận thông tin báo thảm họa hoặc có khả năng xảy ra thảm họa cháy lớn, Ban Chỉ huy ứng phó với Biến đổi khí hậu, Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (ƯPT) Công an cấp tỉnh kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh và Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an (qua Văn phòng Bộ và Cục Cảnh sát PCCC và CNCH); đồng thời, chỉ đạo các lực lượng liên quan thuộc Công an cấp tỉnh thường trực, ứng trực sẵn sàng tham gia ứng phó ở mức cao nhất; chủ động thông tin đến các lực lượng khác có liên quan (như y tế, điện lực, cấp nước,...) để chuẩn bị sẵn sàng tham gia khi có yêu cầu; phân công Công an cấp huyện, cấp xã khẩn trương có mặt tại nơi có thể xảy ra thảm họa để nắm tình hình và tổ chức ứng phó ban đầu nếu xảy ra; đồng thời, báo cáo kịp thời tình hình về Ban Chỉ huy ƯPT Công an cấp tỉnh (Phòng Tham mưu, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) để triển khai đồng bộ các hoạt động ứng phó.
1.2. Chủ động thông tin, đề nghị các cơ quan truyền thông ở địa phương kịp thời tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn quần chúng nhân dân di tản, tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa cháy lớn, bảo đảm an toàn và an ninh, trật tự trên địa bàn.
2. Công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó
2.1. Khi xảy ra thảm họa cháy lớn hoặc đám cháy có khả năng diễn biến thành thảm họa từ mức độ 1 trở lên; theo đó, phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện trong và ngoài ngành Công an thì phải tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy và Ban Tham mưu để triển khai đồng bộ các hoạt động ứng phó.
2.2. Trường hợp xảy ra thảm họa cháy lớn và triển khai phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện theo cấp độ huy động 01 thì Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ huy; đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác PCCC và CNCH làm trưởng Ban Tham mưu và báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND cấp tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo ứng phó.
2.3. Trường hợp xảy ra thảm họa cháy lớn và triển khai phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện theo cấp độ huy động 02 thì Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ứng phó, theo đề nghị của Trưởng Ban Tham mưu Bộ Công an (Cảnh sát PCCC và CNCH).
Tham gia thành phần Ban Chỉ huy, Ban Tham mưu ứng phó phải được nghiên cứu, trao đổi thống nhất với chỉ huy các cơ quan, đơn vị có lực lượng tham gia và nêu trong phương án ứng phó được phê duyệt.
3. Huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn
3.1. Việc huy động phải căn cứ vào phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế xảy ra thảm họa cháy lớn, đồng thời phải tuân thủ thẩm quyền, trách nhiệm đã được pháp luật quy định.
3.2. Việc huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cơ sở và đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND cấp tỉnh để quyết định huy động.
3.3. Việc huy động lực lượng Công an các tỉnh lân cận do Giám đốc Công an cấp tỉnh đề xuất Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Văn phòng Bộ Công an báo cáo lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CẦN HUY ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, xác định các địa điểm tại cơ sở nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao dẫn đến thảm họa, để xây dựng kế hoạch, phương án phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy tại địa phương mình; chủ động phố trí lực lượng, phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khi được huy động.
2. Công an tỉnh
- Bố trí lực lượng, phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH để tham mưu giúp Ban Giám đốc trực tiếp trong việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó; thực hiện công tác thông tin, báo cáo kịp thời về tình hình vụ việc và công tác ứng phó.
- Tổ chức điều tra cơ bản, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, xây dựng các phương án, kế hoạch và đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chức diễn tập các phương án ứng phó thảm họa cháy lớn; tổ chức thường trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động điều động, huy động và đề xuất huy động các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó; thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm chỉ huy ứng phó theo quy định của pháp luật và tham mưu giúp lãnh đạo cấp trên trong công tác chỉ đạo, tổ chức chỉ huy ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
- Bố trí lực lượng, phương tiện, chó nghiệp vụ tham gia hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; vây bắt đối tượng gây cháy, nổ và dò tìm, tháo gỡ mìn, vật gây nổ được cài cắm trong khu vực đám cháy (nếu có qua xác minh); tham gia bảo vệ an ninh trật tự khu vực tiến hành các hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn.
- Bố trí lực lượng điều tra, trinh sát đấu tranh có hiệu quả, bảo đảm giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ tuyệt đối an toàn người và tài sản của nhân dân ở khu vực có xảy ra thảm họa cháy lớn, phối hợp lực lượng Cảnh sát cơ động chủ động truy tìm, vây bắt đối tượng gây cháy, nổ (nếu có); phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức hoạt động điều tra hiện trường, bảo đảm tránh xáo trộn nơi nghi phát sinh gây cháy, nổ và vị trí người chết do gặp nạn trong đám cháy; chủ trì, phối hợp điều tra vụ cháy, nổ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự khu vực tiến hành các hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn; tham gia tổ chức bố trí nơi tập kết người, tài sản cứu được và tổ chức cấp cứu người bị thương; nắm tình hình, thu thập thông tin về người bị nạn và các hoạt động hỗ trợ công tác điều tra vụ cháy, nổ.
- Bố trí lực lượng, phương tiện phân luồng, điều tiết, khoanh vùng bảo đảm an toàn giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện cơ giới thuộc các lực lượng được điều động, huy động, chi viện tham gia ứng phó trên các tuyến giao thông dẫn đến khu vực xảy ra thảm họa cháy lớn.
- Bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các cơ quan báo, đài của Trung ương và địa phương tiến hành ghi hình, đưa tin kịp thời về hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn của các lực lượng tham gia, bảo đảm tính chính xác, tránh gây hoang mang, thông tin sai lệch trong dư luận xã hội.
- Phối hợp, hướng dẫn, cấp phát bổ sung phương tiện, thiết bị cho lực lượng trực tiếp tham gia xử lý thảm họa cháy lớn nhằm bảo đảm hậu cần phục vụ và đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc trong công tác chỉ đạo, chỉ huy các hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn. Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức bảo đảm hậu cần, y tế cho hoạt động ứng phó thảm họa cháy lớn xảy ra tại địa phương; nghiên cứu, đề xuất việc đầu tư, nâng cao năng lực cho lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn. Định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, khả năng ứng phó thảm họa cháy lớn cho các lực lượng liên quan.
3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở trên địa bàn cấp tỉnh có lực lượng và các loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thể huy động tham gia ứng phó thảm họa cháy lớn như: Xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ, xe thang, xe chở nước, máy bơm chữa cháy di động, tàu chữa cháy, xuồng chữa cháy, xe xúc, xe ủi, xe cẩu, xe phá bê tông, xe thông tin - ánh sáng, xe hút khói, các phương tiện truyền thông, máy phát điện...
4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia xử lý hóa chất, rà phá mìn, tháo vỡ công trình sụp đỗ, hỗ trợ lực lượng Công an tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy phù hợp với yêu cầu ứng phó từng tình, huống thảm họa cháy lớn.
5. Sở Y tế: Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng đến hiện trường tham gia sơ cấp cứu người bị nạn, di chuyển nạn nhân, chuyển thương về cơ sở y tế; tham gia xử lý chất độc hại theo yêu cầu.
6. Sở Xây dựng: Cử các chuyên gia tham gia, hỗ trợ đánh giá khả năng sập đổ công trình và biện pháp tháo dỡ an toàn để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
7. Sở Công Thương: Đề nghị cung cấp thông tin về hóa chất độc hại, nguy hiểm tại khu vực xảy ra thảm họa cháy và phối hợp xử lý hóa chất độc hại, nguy hiểm phát tán ra môi trường.
1. Giao Công an tỉnh là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc thực hiện, là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này; thực hiện thống kê và báo cáo theo quy định.
2. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quán triệt, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại đơn vị, địa phương mình; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện gửi về Công an tỉnh để tổng hợp.
3. Kinh phí phục vụ triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm.
4. Đề nghị các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Công an tỉnh để kịp thời trao đổi, thực hiện./.
- 1 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2021 về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3 Kế hoạch 1475/KH-UBND năm 2021 phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Kế hoạch 6075/KH-UBND năm 2021 về phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam