Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2013/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NÂNG CAO, NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO

(Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 12, Luật Thủ đô)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại Tờ trình s4950/TTr-SGD&ĐT ngày 28 tháng 5 năm 2013 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tại văn bản số 1336/STP-VBPQ ngày 10/6/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP QH, VP CP
;
-
Ban Công tác ĐBQH;
- Các B, Ngành Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực; Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hi Hà Nội;
- TT HĐND TP; UBND TP; UBMTTQ TP;
- PTU, VPĐĐBQH&HĐNDTP; VPUBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
- Lưu: VT, VXch.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NÂNG CAO, NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG ĐỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao (sau đây gọi tắt là chương trình bổ sung nâng cao), ngoài chương trình giáo dục mầm non, phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô.

2. Văn bản này áp dụng đi với các loại hình trường của các cấp học hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao trên địa bàn Thành phHà Nội:

a) Trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ (gọi chung là trường mầm non);

b) Trường tiểu học;

c) Trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học).

Điều 2. Nguyên tắc bổ sung chương trình nâng cao

Việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao tại các trường chất lượng cao phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Nội dung chương trình b sung nâng cao phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tính chất và nguyên lí giáo dục của Đảng và Nhà nước; không làm cho chương trình giáo dục quá tải đối với học sinh và phải được tích hợp một cách hợp lí với chương trình chuẩn, không phá vỡ cu trúc chương trình chuẩn.

2. Mỗi nội dung bổ sung nâng cao phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

3. Chương trình bổ sung nâng cao phải được xây dựng, thẩm định và tổ chức dạy học theo đúng quy định, hàng năm phải được đánh giá bởi Hội đồng khoa học do Hiệu trưởng trường thành lập.

4. Nhà trường phi có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ phù hợp để triển khai thực hiện chương trình bổ sung nâng cao đã xây dựng.

5. Việc tham gia học chương trình bổ sung nâng cao do học sinh tự nguyện, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong phần chương trình bổ sung này không chi phối việc đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình chuẩn mà chỉ xem xét theo mục tiêu chất lượng cao do trường công bố, cam kết.

Điều 3. Trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao

1. Trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao ở Giáo dục mầm non.

a) Trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo la tui, có các knăng vận động tốt theo độ tui, tăng cường một số vận động phát triển khí chất: Sức bền, khéo léo, nhanh, mạnh.

b) Trẻ có các kỹ năng nhận thức: sáng tạo, chủ động tìm kiếm thông tin, tò mò, hứng thú với hoạt động học.

c) Trẻ có các knăng sống: Giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống hợp lý, tự bảo vệ bản thân, kỹ năng hoạt động nhóm, có khả năng thích ứng với môi trường.

d) Trẻ có kỹ năng đơn giản khi tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và các hoạt động xã hội hiện nay: Làm quen với tiếng Anh; chơi các trò chơi trên máy tính; tham gia các hoạt động xã hội (Công tác từ thiện, giao lưu với mọi người trong xã hội)

đ) Trẻ được phát huy khả năng ni trội, dần hình thành và phát triển năng khiếu cho trẻ; có các kỹ năng tốt chuẩn bị vào học lớp một.

2. Trọng tâm bsung chương trình nâng cao ở cấp Tiểu học.

a) Học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ; khả năng tự học, khả năng thực hành qua các môn học cơ bản (Toán - Tiếng Việt), môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực và phù hợp với khả năng phát triển của học sinh.

b) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; các câu lạc bộ phát triển năng khiếu, sở thích, văn nghệ, thể dục thể thao; rèn kỹ năng sống... nhằm phát huy tối đa phẩm chất và năng lực cá nhân của mỗi học sinh.

c) Các nội dung bổ sung nâng cao ngoài chương trình chuẩn phải đảm bảo tính hiệu quả và khả thi khi áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại ở cấp tiểu học.

d) Trên cơ sở thực hiện chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần chương tình bổ sung nâng cao phải được tích hợp khoa học, tinh gọn, tăng cường thời gian thực hành đảm bảo phù hợp với trình độ, tâm lý, sức khỏe của học sinh tiu học; tăng cường các hoạt động giáo dục nhẹ nhàng để học sinh mạnh dạn, tự tin.        

3. Trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao ở cấp Trung học.

a) Có bổ sung chương trình dạy học các bộ môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một số môn năng khiếu để học sinh lựa chọn theo định hướng tiếp cận năng lực và phù hợp với khả năng phát triển của học sinh.

b) Tăng cường năng lực ngoại ngữ: Bổ sung chương trình dạy - học tiếng Anh (hoặc tiếng nước ngoài khác theo yêu cầu học sinh): nghe, nói với người nước ngoài và có tổ chức lớp song ngmột số môn khoa học cơ bản. Trong năm học có thực hiện chương trình giao lưu học sinh với các trường trong và ngoài nước.

c) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thdục thể thao, nghệ thuật, kỹ năng sống phù hợp với nguyện vọng của học sinh, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn điện.

d) Học sinh được tiếp cận với thực tế và học tập theo chuyên đề, được làm việc trong phòng thí nghiệm thực hành.

Chương 2.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG NÂNG CAO

Điều 4. Quy trình xây dựng chương trình bổ sung nâng cao

Căn cứ chương trình chuẩn, các văn bản liên quan về đánh giá chất lượng giáo dục học sinh, chất lượng giáo dục nhà trường các cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định trong văn bản này, đồng thời căn cvào mục tiêu chất lượng cao do trường đã công bố, cam kết; các trường chất lượng cao tổ chức xây dựng chương trình bổ sung nâng cao để áp dụng cho trường mình theo trình tự các bước:

1. Xác định cụ thể, tả rõ ràng mục tiêu chất lượng nâng cao cho học sinh trong cả cấp học, trong mỗi lớp của trường.

2. Cụ tha các vấn đề cần bổ sung so với chương trình chuẩn để đạt mục tiêu cht lượng nâng cao; xác định các nội dung và hoạt động giáo dục cụ thể trong mỗi vn đề bổ sung.

3. Xây dựng chi tiết các nội dung chương trình bổ sung và các điều kiện để thực hiện cho mỗi nội dung mới được bổ sung (người dạy, cơ svật chất, thời lượng); kế hoạch và phương thức tổ chức triển khai hoạt động giáo dục cho nội dung bổ sung (tích hợp hay chuyên đề riêng, thời điểm, đánh giá).

4. Hoàn thiện chương trình, kế hoạch và phương thức tổ chức triển khai hoạt động giáo dục các nội dung bổ sung nâng cao cho cả chương trình theo lớp, cấp học trong tổng thể hoạt động giáo dục chung của trường.

5. Hiệu trưởng thành lập Hội đồng nghiệm thu chương trình bổ sung nâng cao bao gồm những người làm quản lí, nhà khoa học giáo dục có năng lực; các giáo viên giỏi để đánh giá chất lượng và nghiệm thu cấp trường.

6. Trường hoàn thiện hồ sơ đề nghị thm định chương trình, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 5. Thẩm định, phê duyệt chương trình bổ sung nâng cao

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã tổ chức thẩm định chương trình bổ sung nâng cao của các trường trực thuộc và lập hồ sơ đề nghị Giám đốc - Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép áp dụng.

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và phê duyệt, cho phép áp dụng chương trình bổ sung nâng cao của các trường trực thuộc Sở.

3. Sau mi năm học, các trường thành lập Hội đồng đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung chương trình gửi về cơ quan quản lí trực tiếp; xin ý kiến, quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành thủ tục thẩm định, phê duyệt chương trình bổ sung nâng cao.

2. Hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Quy định này đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục chất lượng cao; trực tiếp thm định, phê duyệt chương trình ca các trường chất lượng cao trực thuộc Sở và phê duyệt chương trình của các trường trực thuộc quận, huyện, thị xã trên cơ sở đề nghị của các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã.

3. Tổ chức tập hun chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác xây dựng chương trình bổ sung cho các trường chất lượng cao.

4. Kiểm tra, giám sát các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc trong quá trình thực hiện chương trình chất lượng cao; xử lí các cơ sở giáo dục vi phạm theo quy định và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, hàng năm báo cáo UBND Thành ph.

Điều 7. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã

Thẩm định nội dung giảng dạy bổ sung cho các trường chất lượng cao trực thuộc; hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lí các cơ sở giáo dục trực thuộc vi phạm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; cuối mỗi năm học báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo việc triển khai hoạt động xây dựng và áp dụng chương trình bổ sung nâng cao của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục chất lượng cao

1. Xây dựng chương trình bổ sung nâng cao; kế hoạch, tổ chức dạy học trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thường xuyên tự đánh giá hiệu quả và xây dựng kế hoạch hoàn thiện các nội dung đó.

2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động dạy học của trường nói chung, đặc biệt là phần nội dung bổ sung nâng cao để việc tự đánh giá hiệu quả của trường và của cơ quan quản lí thuận lợi và chun xác.

Điều 9. Điều khoản thi hành

Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô từ năm học 2013-2014. Trong quá trình triển khai nếu có các vướng mắc, các cơ sở giáo dục; các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để Sở tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung.