ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2100/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 06 tháng 08 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông;
Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và Quyết định đính chính số 2057/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai;
Căn cứ văn bản số 141/TNN-QHKT ngày 06/4/2012 của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) v/v góp ý Dự án Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 398/TTr-STNMT ngày 29 tháng 6 năm 2012 v/v phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 với những nội dung chính sau:
I. Quan điểm Quy hoạch và phạm vi lập Quy hoạch
1. Quan điểm Quy hoạch
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
- Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 phải hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực.
- Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 là định hướng, cơ sở cho quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, các tiểu lưu vực trong tỉnh.
- Khuyến khích và tăng cường sự tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước trong tỉnh của các thành phần kinh tế.
2. Phạm vi Quy hoạch
- Phạm vi lập quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm toàn bộ địa giới 11 đơn vị hành chính: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú với tổng diện tích tự nhiên 5.903,94 km2, tập trung vào 12 tiểu lưu vực sông gồm: Thượng nguồn sông Đồng Nai, Lưu vực sông Đạ Huoai, Trung lưu sông Đồng Nai, Lưu vực sông Sà Mách, Vùng lòng hồ Trị An, Lưu vực sông Mã Đà - Sông Bé, Lưu vực sông La Ngà, Lưu vực sông Thao, Lưu vực sông Buông, Các sông Đông Nam Đồng Nai, Lưu vực sông Thị Vải, Hạ lưu sông Đồng Nai.
- Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 được phân thành 2 kỳ quy hoạch gồm: kỳ từ năm 2011 đến 2015 và kỳ từ năm 2016 đến năm 2020.
II. Mục tiêu Quy hoạch
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ tính toàn vẹn của dòng sông và các nguồn nước; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
A. Đối với phân bổ tài nguyên nước mặt
a) Thượng nguồn sông Đồng Nai
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 14.146 người vào năm 2015 và 14.758 người vào năm 2020;
- Đến năm 2015 đảm bảo trên 99% số hộ, năm 2020 đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước sạch đã qua xử lý;
- Đảm bảo năng lực tưới thiết kế của các công trình thủy lợi, đến 2015, đảm bảo tưới cho 421 ha lúa Đông xuân; 696 ha lúa Hè thu; 822 ha lúa mùa; 90 ha cây mầu; 18 ha cây công nghiệp hàng năm và 193 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến 2020 đảm bảo tưới cho 402 ha lúa Đông xuân; 665 ha lúa hè thu; 785 ha lúa mùa; 81 ha cây mầu; 16 ha cây công nghiệp hàng năm và 182 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Bảo vệ tính toàn vẹn của vùng đất ngập nước Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên;
- Đến năm 2020 đảm bảo nguồn nước cho 273 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Đảm bảo dòng chảy môi trường trên dòng chính sông Đồng Nai.
b) Lưu vực sông Đạ Huoai
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 17.043 người vào năm 2015 và 17.780 người vào năm 2020;
- Đến năm 2015 đảm bảo trên 99% số hộ, đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước sạch đã qua xử lý;
- Đảm bảo năng lực tưới thiết kế của các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 440 ha lúa Đông xuân; 728 ha lúa Hè thu; 861 ha lúa mùa; 882 ha cây mầu; 175 ha cây công nghiệp hàng năm và 948 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 420 ha lúa Đông xuân; 695 ha lúa Hè thu; 822 ha lúa mùa; 798 ha cây mầu; 158 ha cây công nghiệp hàng năm và 895 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Bảo vệ tính toàn vẹn của vùng đất ngập nước Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai;
- Đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trên dòng chính lưu vực sông Đạ Huoai.
c) Trung lưu sông Đồng Nai
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 85.826 người vào năm 2015 và 89.538 người vào năm 2020;
- Đến năm 2015 đảm bảo trên 99% số hộ, đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước sạch đã qua xử lý;
- Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 1.518 ha lúa Đông xuân; 2511 lúa Hè thu; 2967 ha lúa mùa; 1.365 ha cây mầu; 270 ha cây công nghiệp hàng năm và 8.581 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 1.449 ha lúa Đông xuân; 2.397 ha lúa Hè thu; 2.832 ha lúa mùa; 1.235 ha cây mầu; 245 ha cây công nghiệp hàng năm và 8.097 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Bảo vệ tính toàn vẹn của vùng đất ngập nước khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai;
- Đảm bảo dòng chảy môi trường trên dòng chính sông Đồng Nai.
d) Lưu vực sông Sà Mách
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 37.573 người vào năm 2015 và 39.198 người vào năm 2020;
- Đảm bảo chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020; Đến năm 2015 đảm bảo trên 99% số hộ, đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước sạch đã qua xử lý;
- Bảo vệ tính toàn vẹn của vùng đất ngập nước khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai;
- Đảm bảo dòng chảy môi trường trên dòng chính lưu vực sông Sa Mách.
d) Vùng lòng hồ Trị An
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 220.871 người vào năm 2015 và 230.421 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho khu, cụm công nghiệp;
- Đảm bảo đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư. Kiểm soát nguồn ô nhiễm nguồn nước vào hồ chứa thủy điện Trị An;
- Quản lý và khai thác nguồn nước của các công trình tưới, phát điện theo quy trình vận hành được phê duyệt nhằm đảm bảo lợi ích giữa các đối tượng khai thác;
- Bảo vệ tính toàn vẹn của vùng đất ngập nước khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai;
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 353 ha diện tích lúa Đông xuân; 584 ha diện tích lúa Hè thu; 690 ha diện tích lúa mùa; 6.135 ha cây mầu; 1.214 ha cây công nghiệp hàng năm và 11.020 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 337 ha lúa Đông xuân; 557 ha lúa Hè thu; 659 ha lúa mùa; 5.553 ha cây mầu; 1.099 ha cây công nghiệp hàng năm và 10.398 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Đảm bảo độ sâu mực nước từ Cầu La Ngà đến Thượng lưu đập Trị An phục vụ giao thông thủy (Đoạn từ ngã ba sông Bé đến Rạch Ông Nhiêu với chiều dài 98 Km theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT , ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải);
- Xem xét cơ chế vận hành của hồ chứa thủy điện Trị An trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
e) Lưu vực sông Mũ Đà - Sông Bé
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 3.627 người vào năm 2015 và 3.783 người vào năm 2020;
- Đến năm 2015 đảm bảo trên 99% số hộ, đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước sạch đã qua xử lý;
- Đảm bảo dòng chảy môi trường ở hạ lưu dòng chính lưu vực sông Mã Đà, Sông Bé.
g) Lưu vực sông La Ngà
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 324.321 người vào năm 2015 và 338.345 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Bảo đảm đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 3.892 ha lúa Đông xuân; 6.441 ha lúa Hè thu; 7.611 ha lúa mùa; 12.351 ha cây mầu; 2.447 ha cây công nghiệp hàng năm và 24.667 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 3.715 ha diện tích lúa Đông xuân; 6.149 ha lúa Hè thu; 7.266 ha lúa mùa; 11.180 ha cây mầu; 2.215 ha cây công nghiệp hàng năm và 23.275 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
h) Lưu vực sông Thao
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 196.451 người vào năm 2015 và 204.946 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Bảo đảm đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 936 ha lúa Đông xuân; 1.548 ha lúa Hè thu; 1.829 ha lúa mùa; 1.821 ha cây mầu; 361 ha cây công nghiệp hàng năm và 7.153 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 893 ha lúa Đông xuân; 1.478 ha lúa Hè thu; 1.746 ha lúa mùa; 1.648 ha cây mầu; 327 ha cây công nghiệp hàng năm và 6.749 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
i) Lưu vực sông Buông
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 223.778 người vào năm 2015 và 233.454 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Bảo đảm đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 372 ha lúa Đông xuân; 615 ha diện tích lúa Hè thu; 727 ha lúa mùa; 6.137 ha cây mầu; 1.216 ha cây công nghiệp hàng năm và 13.942 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 355 ha diện tích lúa Đông xuân; 587 ha lúa Hè thu; 694 ha lúa mùa; 5.555 ha cây mầu; 1.101 ha cây công nghiệp hàng năm và 13.155 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
k) Các sông Đông Nam Đồng Nai
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 330.091 người vào năm 2015 và 344.365 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Bảo đảm đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
- Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 1.597 ha lúa Đông xuân; 2.643 ha lúa Hè thu; 3.123 ha lúa mùa; 13.324 ha cây mầu; 2.640 ha cây công nghiệp hàng năm và 23.991 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 1.525 ha lúa Đông xuân; 2.523 ha lúa Hè thu; 2.981 ha lúa mùa; 12.061 ha cây mầu; 2.390 ha cây công nghiệp hàng năm và 22.638 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu và lượng nước duy trì đẩy mặn vùng cửa sông Đồng Nai.
I) Lưu vực sông Thị Vải
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 206.017 người vào năm 2015 và 214.926 người vào năm 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Đảm bảo đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
- Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 672 ha lúa Đông xuân; 1.113 ha lúa Hè thu; 1.315 ha lúa mùa; 154 ha cây mầu; 31 ha cây công nghiệp hàng năm và 11.844 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 3020 đảm bảo tưới cho 642 ha lúa Đông xuân; 1.062 ha lúa Hè thu; 1.255 ha lúa mùa; 140 ha cây mầu; 28 ha cây công nghiệp hàng năm và 11.176 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Bảo vệ khu rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch;
- Đủ lượng nước duy trì đẩy mặn vùng cửa sông Đồng Nai;
Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
m) Hạ lưu sông Đồng Nai
- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 978.096 người vào năm 2015 và 1.020.389 người vào năm 2020;
- Đảm bảo các chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt giai đoạn 2011 - 2020;
- Đảm bảo cấp 100% lượng nước yêu cầu 100 m3/ha.ngày cho các khu, cụm công nghiệp;
- Bảo đảm đủ nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu cụm công nghiệp, khu dân cư;
Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi, đến năm 2015, đảm bảo tưới cho 3.743 ha lúa Đông xuân; 6.195 ha lúa Hè thu; 7.319 ha lúa mùa; 1 5.604 ha cây mầu; 3.092 ha cây công nghiệp hàng năm và 4.308 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2020 đảm bảo tưới cho 3.573 ha lúa Đông xuân; 5.914 ha lúa Hè thu; 6.987 ha lúa mùa; 14.125 ha cây mầu; 2.799 ha cây công nghiệp hàng năm và 4.065 ha cây công nghiệp lâu năm;
- Đảm bảo dòng chảy trên dòng chính sông Đồng Nai phục vụ giao thông thủy (Đoạn từ ngã ba sông Bé đến Rạch Ông Nhiêu với chiều dài 98 Km theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT , ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải);
- Đủ lượng nước duy trì đẩy mặn vùng cửa sông Đồng Nai;
- Xem xét cơ chế vận hành của các hồ chứa thủy lợi trong việc tham gia cắt lũ, đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu.
B. Đối với phân bổ tài nguyên nước dưới đất
- Bảo đảm khai thác nguồn nước dưới đất hợp lý đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Bảo vệ nguồn nước dưới đất: phòng chống ô nhiễm, xâm nhập mặn và cạn kiệt (khai thác quá mức);
- Duy trì khả năng khai thác nước dưới đất bền vững tại 12 tiểu lưu vực sông cụ thể như sau: Thượng nguồn sông Đồng Nai 78.618 m3/ngày; Lưu vực sông Đạ Huoai 12.209 m3/ngày; Trung lưu sông Đồng Nai 175.473 m3/ngày; Lưu vực sông Sà Mách 49.846 m3/ngày; Vùng lòng hồ Trị An 107.553 m3/ngày; Lưu vực sông Mã Đà - sông Bé 81.201 m3/ngày; Lưu vực sông La Ngà 296.045 m3/ngày; Lưu vực sông Thao 130.595 m3/ngày; Lưu vực sông Buông 254.022 m3/ngày; Các sông đông nam Đồng Nai 263.112 m3/ngày; Lưu vực sông Thị Vải 286.626 m3/ngày; Hạ lưu sông Đồng Nai 280.431 m3/ngày.
C. Đối với bảo vệ tài nguyên nước mặt
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường nước; giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường tại các khu công nghiệp, khu đô thị và các khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh;
- Từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung;
- Bảo vệ nơi cư trú và điều kiện môi trường sống của cá và thủy sinh vật các khu vực ven sông và trong các hồ chứa nước, trên cơ sở đó hạn chế sự suy thoái, từng bước khôi phục giá trị các hệ sinh thái thủy trên địa bàn tỉnh;
- Tập trung thực hiện các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra các hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở khu vực đô thị, khu công nghiệp;
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu chất lượng nước theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai.
D. Đối với bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
- Bảo vệ trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất là 5.039.300m3/ngày;
- Hạn chế ô nhiễm hiện tại và ngăn ngừa ô nhiễm trong kỳ quy hoạch, cấm khai thác nước dưới đất tại khu vực ven ranh mặn thuộc các tầng chứa nước ở khu vực phía tây nam thuộc phạm vi tiểu lưu vực Hạ lưu sông Đồng Nai và Lưu vực sông Thị Vải và hạn chế khai thác nước dưới đất tại các vùng sau:
+ Khu vực ven ranh mặn thuộc các tầng chứa nước ở khu vực phía tây nam thuộc phạm vi tiểu lưu vực Hạ lưu sông Đồng Nai và Lưu vực sông Thị Vải (liền kề với vùng cấm khai thác nước dưới đất) với phạm vi 1.500m tỉnh từ ranh mặn;
+ Các tiểu lưu vực Lưu vực các sông Đông Nam và Lưu vực sông La Ngà do nhiều nơi hiện có tổng lượng nước khai thác vượt trữ lượng khai thác bền vững;
+ Thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch và khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
Đ. Đối với phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
Dự báo các thay đổi bất lợi do nước gây ra trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm: Kiểm soát lũ, triều tạo nguồn cấp nước và tiêu nước, bảo vệ an toàn và phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế; bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng văn hóa, xã hội, các khu dân cư, đô thị; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của người dân.
Ill. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về chính sách, thể chế và pháp luật
- Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ưu tiên sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của vùng, khai thác, sử dụng tài nguyên nước gắn với bảo vệ môi trường;
- Ban hành Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước cho các nhà máy cấp nước; các trạm cấp nước tập trung;
- Ban hành Quy định về vùng cấm và các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh;
- Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Vùng dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai;
- Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Tăng cường vai trò của tỉnh Đồng Nai trong ban quản lý lưu vực sông Đồng Nai;
- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký;
- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin;
- Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác nước dưới đất đã có để đưa vào quản lý theo quy định;
- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác, chiều sâu giếng lớn và đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn rất cao;
- Xử lý vi phạm nghiêm chỉnh việc thực hiện xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng và các vi phạm về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất theo quy định;
- Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm, xử lý và trám lấp các giếng không sử dụng.
2. Giải pháp về bảo vệ các hộ ngành dùng nước dễ bị ảnh hưởng
- Cần xây dựng dự án nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương gây ra bởi các vấn đề liên quan đến nguồn nước của các cộng đồng trên 12 tiểu lưu vực trong tỉnh Đồng Nai;
- Tiếp cận quản lý rủi ro, xây dựng nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro của các hộ ngành dùng nước trên 12 tiểu lưu vực thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Phê duyệt và trình phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn theo thẩm quyền.
3. Giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan
- Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm (kể cả công tác bồi thường thiệt hại) giữa các cộng đồng cư dân ven sông với các hộ ngành khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước (gồm các trạm giám sát số lượng và chất lượng nước trên 12 tiểu lưu vực);
- Tiếp cận kinh nghiệm quốc tế về triển khai hệ thống giám sát dựa vào cộng đồng “theo dõi dòng chảy”, “chăm sóc dòng sông”;
- Xây dựng bộ công cụ mô hình hữu hiệu và đủ mạnh phục vụ công tác điều hành quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Tăng cường năng lực, thiết bị, công nghệ cho Phòng Tài nguyên nước, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, Thanh tra Sở;
- Tăng cường giám sát các bên liên quan, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước, về khả năng tự bảo vệ đặc biệt là các hộ dân sống hai bên bờ sông, xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan.
4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi tài nguyên nước
- Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước từ các công trình khai thác, sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng tự động quan trắc, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các tiểu vùng, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước và xả nước thải lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi; các khu công nghiệp; các khu đô thị... nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong bảo vệ tài nguyên nước; các nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt;
- Đánh giá tiềm năng và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất trên 12 tiểu lưu vực của tỉnh Đồng Nai làm cơ sở hoạch định giải pháp tạo nguồn bổ sung;
- Xây dựng đề án đánh giá hiệu quả sử dụng nước của các ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên 12 tiểu lưu vực thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Xây dựng đề án kiểm kê và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phục vụ việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn sinh thái thông qua hoạt động trồng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn. Điều tra, nghiên cứu đánh giá mức độ bị tổn thương gây ra bởi các vấn đề liên quan đến nguồn nước của các cộng đồng trên 12 tiểu lưu vực trong tỉnh trong 10 năm qua;
- Phê duyệt và trình phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn theo thẩm quyền;
- Xây dựng Đề án kiểm kê, đánh giá nguồn thải và báo cáo chất lượng nước theo định kỳ các trạm chất lượng nước trong lưu vực sông.
5. Giải pháp đầu tư, xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước
a) Tăng cường 14 điểm quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cụ thể như sau:
Ký hiệu trạm | X | Y | Xã | Huyện |
TĐN1 | 764794 | 1263593 | Xã Dak Lua | Tân Phú |
TĐN 2 | 748117 | 1240097 | Xã Thanh Sơn | Định Quán |
TĐN 3 | 718854 | 1226596 | Thị trấn Vĩnh An | Vĩnh Cửu |
TSB | 708837 | 1241874 | Xã Trị An | Vĩnh Cửu |
TĐN 4 | 713822 | 1228223 | Xã Trị An | Vĩnh Cửu |
TSB | 705666 | 1198445 | Xã Long Hưng | Long Thành |
TTV | 720261 | 1178177 | Xã Phước Thái | Long Thành |
TLN3 | 748971 | 1227404 | Xã Phú Ngọc | Định Quán |
TLN2 | 761018 | 1222557 | Xã Gia Canh | Định Quán |
TLG1 | 775096 | 1244943 | Xã Phú Bình | Tân Phú |
TST | 709276 | 1219026 | Xã Tân An | Vĩnh Cửu |
TNB | 692475 | 1187178 | Xã Phú Hữu | Nhơn Trạch |
TSM | 737432 | 1247805 | Xã Thanh Sơn | Định Quán |
TSR | 762172 | 1192024 | Xã Xuân Tâm | Xuân Lộc |
b) Bổ sung thêm 2 vị trí quan trắc động thái nước dưới đất tại xã Nam Cát Tiên và Phú An, huyện Tân Phú;
c) Xây dựng mạng giám sát chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm 22 vị trí cụ thể như sau:
Ký hiệu trạm | X | Y | Xã | Huyện |
Trạm quan trắc số lượng và chất lượng nước | ||||
TĐN1 | 764794 | 1263593 | Xã Dak Lua | Tân Phú |
TĐN 2 | 748117 | 1240097 | Xã Thanh Sơn | Định Quán |
TĐN 3 | 718854 | 1226596 | Thị trấn Vĩnh An | Vĩnh Cửu |
TSB | 708837 | 1241874 | Xã Trị An | Vĩnh Cửu |
TĐN 4 | 713822 | 1228223 | Xã Trị An | Vĩnh Cửu |
TSB | 705666 | 1198445 | Xã Long Hưng | Long Thành |
TTV | 720261 | 1178177 | Xã Phước Phái | Long Thành |
TLN3 | 748971 | 1227404 | Xã Phú Ngọc | Định Quán |
TLN2 | 761018 | 1222557 | Xã Gia Canh | Định Quán |
TLG1 | 775096 | 1244943 | Xã Phú Bình | Tân Phú |
TST | 709276 | 1219026 | Xã Tân An | Vĩnh Cửu |
TNB | 692475 | 1187178 | Xã Phú Hữu | Nhơn Trạch |
TSM | 737432 | 1247805 | Xã Thanh Sơn | Định Quán |
TSR | 762172 | 1192024 | Xã Xuân Tâm | Xuân Lộc |
Trạm Quan trắc chất lượng nước | ||||
C_ĐN1 | 696472 | 1211069 | Xã Hóa An | Thành phố Biên Hòa |
C_ĐM | 705282 | 1190587 | Xã Long Tân | Nhơn Trạch |
C_LT | 696947 | 1179018 | Xã Phước Khánh | Nhơn Trạch |
C_TV1 | 715733 | 1182854 | Xã Long Phước | Long Thành |
C_TV2 | 720123 | 1167145 | Xã Phước An | Nhơn Trạch |
C_SGG | 716846 | 1170100 | Xã Phước An | Nhơn Trạch |
C_ĐT | 704660 | 1177277 | Xã Vĩnh Thanh | Nhơn Trạch |
C_ĐN2 | 703610 | 1198186 | Xã Long Hưng | Long Thành |
6. Giải pháp về phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra
a) Quản lý rừng đầu nguồn
- Tạo mối quan hệ gắn bó giữa người dân miền núi đối với rừng;
- Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc;
- Khai thác rừng đúng kỹ thuật, đảm bảo tái sinh và phát triển rừng;
- Thực hiện giao đất, giao rừng cho những doanh nghiệp, tập thể và hộ gia đình chăm sóc, bảo vệ lâu dài;
- Thực hiện sản xuất nông lâm kết hợp, kết hợp hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp;
- Đẩy mạnh nuôi trồng và kinh doanh đặc sản rừng, động vật rừng theo hướng phát triển bền vững;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư, thanh thiếu niên ý thức bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng theo đúng quy định;
- Tăng cường lực lượng thanh kiểm tra và bảo vệ rừng.
b) Xây dựng quản lý và khai thác các công trình kiểm soát ngập
- Lũ thượng lưu: Chủ động nâng cấp các công trình đê ở vùng ven sông Đồng Nai và sông La Ngà;
- Triều hạ lưu: Xây dựng các tuyến đê ven sông Đồng Nai đê bảo vệ lũ do xả hồ Trị An trong thời kỳ có triều cường. Đối với khu vực trũng thấp mà không thể làm đê cần nâng cao nền lên cao hơn mực nước ngoài sông.
c) Xây dựng các công trình cấp nước
- Trên cơ sở quy hoạch nông nghiệp và các ngành kinh tế tiến hành tính toán và xây dựng các công trình hồ chứa, đập dâng và trạm bơm để cấp nước cho các ngành kinh tế;
- Nâng cấp các công trình hiện có để tăng khả năng trữ nước.
d) Kiểm soát ô nhiễm và xuống cấp nguồn nước
- Xây dựng quy hoạch thoát và xử lý nước thải cho các đô thị lớn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm về xả nước thải đối với các khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện, bãi rác, chăn nuôi, giết mổ gia súc trong tỉnh;
- Điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá các nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực (sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao....) theo các mục đích sử dụng nguồn nước khác nhau (tương ứng với 04 loại A1, A2, B1, B2 trong QCVN 08:2008/BTNMT);
- Xây dựng Quy định về phân vùng tiếp nhận nước thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào hệ thống sông, kênh, rạch trên lưu vực;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
đ) Kiểm soát xâm nhập mặn
- Nghiên cứu lập quy trình dự báo và vận hành liên hồ chứa Trị An, Phước Hòa, Dầu Tiếng để dự báo xâm nhập mặn, trên cơ sở đó ra quyết định xả các hồ để đẩy mặn cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hạ lưu.
7. Giải pháp về nguồn lực
a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên: xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; Chương trình điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên nước dưới đất; Đề án kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước; Đề án quy hoạch chi tiết khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; Đề án bảo vệ tài nguyên nước tại các vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn cao; Đề án xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống quan trắc tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; Chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước; Đề án tăng cường năng lực, thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp.
b) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài trực tiếp cùng đóng góp kinh phí vào việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Phát huy nội lực trong tỉnh tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của người dân, các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho việc thực hiện quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
IV. Tiến độ thực hiện quy hoạch
1. Giai đoạn 2012 đến năm 2015
a) Đối với Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
- Hoàn thành thủ tục xin cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các hồ chứa thủy lợi theo Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011 đến 2015, Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 đến 2015.
- Xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa, giám sát tuân thủ quy trình vận hành của các hồ chứa được phê duyệt.
- Quản lý cấp phép cho các nhu cầu sử dụng nước của các khu, cụm công nghiệp được xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 đến 2015.
- Triển khai kế hoạch dự án xây dựng mạng giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn Đồng Nai.
b) Đối với Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
- Thực hiện các dự án điều tra đánh giá nước dưới đất tỉ lệ 1.25.000 cho các tiểu lưu vực: Lưu vực sông La Ngà; Thượng lưu sông Đồng Nai; Trung lưu sông Đồng Nai; Lưu vực sông Đa Huoai; Lưu vực sông Sà Mách (trừ diện tích phần lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên); Lưu vực Mã Đà - Sông Bé (trừ diện tích phần lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên); Các Lưu vực sông đông nam Đồng Nai.
- Điều tra đánh trữ lượng khai thác nước dưới đất tại các tiểu lưu vực: Hạ lưu sông Đồng Nai mục tiêu trữ lượng 130.000m3/ngày; Lưu vực sông Thao mục tiêu trữ lượng 40.000m3/ngày; Lưu vực sông Buông mục tiêu trữ lượng 125.000m3/ngày; Lưu vực sông Thị Vải mục tiêu trữ lượng 190.000m3/ngày.
- Thực hiện một phần các dự án khai thác nước dưới đất theo yêu cầu của quy hoạch xây dựng và cấp nước.
- Hoàn thành việc cấp phép cho 100% các hoạt động phải có giấy phép, đặc biệt là các hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất.
- Các lỗ khoan hư hỏng phải được trám lấp 100% giếng khoan.
- Các công trình khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký phải đăng ký 100%.
- Kiểm soát việc thực hiện có hiệu quả 100% các quy định, biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất.
- Thực hiện các công trình quan trắc động thái giai đoạn 2011 - 2015.
c) Đối với Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
- Thực hiện các Quy hoạch ngành đến năm 2015 như: Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011 đến 2015, Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 đến 2015, Quy hoạch khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 đến 2015.
- Thực hiện các mục tiêu đã được thông qua trong Nghị Quyết “Về việc thông qua Đề án Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Tổ chức thực hiện dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức thực hiện dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức thực hiện dự án Điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức thực hiện dự án Điều tra, xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện dự án giám sát tự động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện dự án kiểm kê tài nguyên nước và cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trong tỉnh.
d) Đối với Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
- Thực hiện các dự án điều tra đánh giá nước dưới đất tỉ lệ 1:25.000 cho các tiểu lưu vực: Lưu vực sông La Ngà; Thượng lưu sông Đồng Nai; Trung lưu sông Đồng Nai; Lưu vực sông Đạ Huoai; Lưu vực sông Sà Mách (trừ diện tích phần lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên); Lưu vực Mã Đà - Sông Bé (trừ diện tích phần lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên): Các Lưu vực sông đông nam Đồng Nai.
- Điều tra đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất tại các tiểu lưu vực: Hạ lưu sông Đồng Nai mục tiêu trữ lượng 130.000m3/ngày; Lưu vực sông Thao mục tiêu trữ lượng 40.000m3/ngày; Lưu vực sông Buông mục tiêu trữ lượng 125.000m3/ngày; Lưu vực sông Thị Vải mục tiêu trữ lượng 190.000m3/ngày.
- Thực hiện một phần các dự án khai thác nước dưới đất theo yêu cầu của quy hoạch xây dựng và cấp nước.
d) Đối với Quy hoạch phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện xây mới, nạo vét các kênh tiêu, đoạn sông phục vụ tiêu thoát lũ, kiên cố hóa kênh mương và gia cố bờ sông Đồng Nai theo Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011 đến 2015.
2. Giai đoạn 2016 đến năm 2020
a) Đối với Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt
Tiếp tục hoàn thành các thủ tục cấp phép thực hiện các Quy hoạch ngành đến năm 2020 như: Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2016 đến 2020, Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2016 đến 2020, Quy hoạch khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 đến 2020, Quy hoạch cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
b) Đối với Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
- Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các dự án khai thác nước dưới đất cho các tiểu lưu vực theo yêu cầu của quy hoạch xây dựng và cấp nước.
- Hoàn thiện mạng quan trắc động thái nước dưới đất đã được phê duyệt.
- Thực hiện các đề tài dự án nghiên cứu tính bền vững của khai thác nước dưới đất.
- Nghiên cứu bổ cập nhân tạo trữ lượng nước dưới đất bằng nước mưa tại các đô thị.
- Nghiên cứu đánh giá các chỉ số bền vững nước dưới đất.
c) Đối với Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
- Tiếp tục thực hiện định hướng nhiệm vụ đến năm 2020 trong “Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
- Tiếp tục xây dựng mạng giám sát tự động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (gồm trạm số lượng và chất lượng).
- Xây dựng đề án kiểm kê tài nguyên nước và cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trong tỉnh.
- Xây dựng thỏa thuận (Quy chế) duy trì chất lượng nước và duy trì dòng chảy trên dòng chính sông Đồng Nai - La Ngà - Sông Bé với các địa phương liên quan phía thượng nguồn.
d) Đối với Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
- Tiếp tục thực hiện các dự án điều tra đánh giá nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000.
- Bảo đảm các mục tiêu trữ lượng khai thác nước dưới đất tại các tiểu lưu vực: Hạ lưu sông Đồng Nai mục tiêu trữ lượng 130.000m3/ngày; Lưu vực sông Thao mục tiêu trữ lượng 40.000m3/ngày; Lưu vực sông Buông mục tiêu trữ lượng 125.000m3/ngày; Lưu vực sông Thị Vải mục tiêu trữ lượng 190.000m3/ngày.
- Tiếp tục thực hiện một phần các dự án khai thác nước dưới đất theo yêu cầu của quy hoạch xây dựng và cấp nước.
d) Đối với Quy hoạch phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra
Tiếp tục thực hiện xảy mới, nạo vét các kênh tiêu, đoạn sông phục vụ tiêu thoát lũ, kiên cố hóa kênh mương và gia cố bờ sông Đồng Nai theo Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2016 đến 2020.
Điều 2: Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và định kỳ báo cáo, đề xuất UBND tỉnh.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm cập nhật các thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Long Khánh, thành phố Biên Hòa; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG KỲ QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
1. Dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện.
2. Dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị tư vấn, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện.
3. Dự án Điều tra xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị tư vấn và UBND cấp huyện.
4. Dự án Điều tra, xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị tư vấn, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện.
5. Xây dựng mạng giám sát tự động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị tư vấn, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện.
6. Xây dựng đề án kiểm kê tài nguyên nước và cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trong tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị tư vấn, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện.
DANH MỤC PHÂN CHIA CÁC TIỂU VÙNG, TIỂU LƯU VỰC TRONG TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
TT | Tiểu lưu vực | Ký hiệu | Diện tích (km2) | Đất đai thuộc các huyện |
1 | Thượng nguồn sông Đồng Nai | I | 279,936 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Tân Phú và Vĩnh Cửu |
2 | Lưu vực sông Đạ Huoai | II | 80,145 | Một phần đất đai thuộc huyện Tân Phú |
3 | Trung lưu sông Đồng Nai | III | 503,141 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Định Quán và Tân Phú |
4 | Lưu vực sông Sà Mách | IV | 237,342 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Định Quán, Tân Phú và Vĩnh Cửu |
5 | Vùng lòng hồ Trị An | V | 689,745 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Trảng Bom, Thống nhất, Định Quán và Vĩnh Cửu |
6 | Lưu vực sông Mã Đà - sông Bé | VI | 557,821 | Một phần đất đai thuộc huyện Vĩnh Cửu |
7 | Lưu vực sông La Ngà | VII | 913,410 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú và Xuân Lộc, thị xã Long Khánh. |
8 | Lưu vực sông Thao | VIII | 278,445 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa. |
9 | Lưu vực sông Buông | IX | 387,556 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Long Thành, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa. |
10 | Các sông đông nam Đồng Nai | X | 788,210 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Thống nhất, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc, thị xã Long Khánh. |
11 | Lưu vực sông Thị Vải | XI | 523,642 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Long Thành |
12 | Hạ lưu sông Đồng Nai | XII | 667,843 | Bao gồm một phần đất đai thuộc các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, TP.Biên Hòa, Long Thành và Vĩnh Cửu |
| Toàn tỉnh |
| 5.907,236 |
|
- 1 Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 2 Quyết định 3866/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 - nội dung bảo vệ nước mặt
- 3 Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 16/2010/QĐ-UBND về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5 Thông tư 15/2009/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6 Quyết định 970/QĐ-BGTVT năm 2009 công bố đường thủy nội địa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Tài nguyên nước 1998
- 1 Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 2 Quyết định 3866/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 - nội dung bảo vệ nước mặt
- 3 Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030