Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2101/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 149/TTr-SLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì hướng dẫn, triển khai Kế hoạch nêu trên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2101/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

- Trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;

- Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp được phổ biến, được khám bệnh nghề nghiệp;

- Trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;

- Trung bình hằng năm tăng thêm 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

- Trên 90% số người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;

- Đến năm 2020, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 1.000 người là người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; cho 1.500 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; cho 250 người làm công tác y tế; cho 400 người làm công tác an toàn vệ sinh viên; cho 2.000 người làm việc không theo hợp đồng lao động;

- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động;

- 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.

2. Các hoạt động thực hiện mục tiêu

2.1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động

a) Nội dung thực hiện:

- Tổ chức huấn luyện cho các cán bộ quản lý nhà nước thuộc ngành lao động từ cấp tỉnh, cấp huyện, đến cấp xã phường về an toàn, vệ sinh lao động;

- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.

b) Phân công trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

2.2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

a) Nội dung thực hiện:

- Triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;

- Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;

- Tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện sơ cấp cứu tại nơi làm việc.

b) Phân công trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan.

2.3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

a) Nội dung thực hiện:

- Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn - vệ sinh lao động hàng năm theo Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” vào định kỳ tháng 05 hàng năm (trước đây là Tuần lễ Quốc gia An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ). Mục đích của “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” là: Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Tổ chức các hoạt động huấn luyện cho người là người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức các hoạt động huấn luyện cho người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;

- Tổ chức các hoạt động huấn luyện cho người làm việc không theo hợp đồng lao động (đây là quy định mới, được quy định tại Điều 14, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2016).

b) Phân công trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.4. Các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

a) Nội dung thực hiện:

- Tập huấn cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp;

- Thực hiện các hoạt động quần chúng hưởng ứng công tác an toàn, vệ sinh lao động.

b) Phân công trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động trong thời kỳ mới.

3.2. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn vệ sinh lao động hàng năm.

3.3. Tuyên truyền phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2016.

3.4. Tích cực củng cố tổ chức bộ máy làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về công tác an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động.

3.5. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, chuyển đổi nhận thức về công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ cho người sử dụng lao động và người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm ngăn ngừa và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ xảy ra tại các doanh nghiệp.

3.6. Đẩy mạnh công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic, điếc, nhiễm chất độc hóa học. Quan trắc môi trường lao động các đơn vị, doanh nghiệp. Tập huấn cho các đội y tế dự phòng trong công tác vệ sinh lao động đối với các cơ sở vừa và nhỏ.

3.7. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh lao động ở cơ sở bằng hình thức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động về công tác vệ sinh lao động, đào tạo kiến thức về công tác quản lý cho cán bộ và an toàn vệ sinh viên ở cơ sở...

3.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực: Khai thác khoáng sản, xây dựng, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện; sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3.9. Tiến hành điều tra, lập biên bản kịp thời, chính xác các vụ tai nạn lao động, tìm đúng nguyên nhân gây tai nạn lao động, xử lý đúng người, đúng tội từ đó đề ra các biện pháp khắc phục tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Tổng kinh phí thực hiện: 4.094 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách địa phương: 944 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: Dự kiến sẽ được Trung ương phân bổ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020: 3.150 triệu đồng.

4.2. Cơ chế phân bổ và quản lý kinh phí

- Phân bổ kinh phí: Theo mục tiêu cần thực hiện cho cơ quan chủ trì các hoạt động.

- Quản lý kinh phí: Kinh phí thực hiện Kế hoạch được phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ trì.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan chủ trì hướng dẫn, triển khai Kế hoạch nêu trên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các hoạt động sau: Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh lao động; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp; các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng; các hoạt động huấn luyện, giáo dục về công tác vệ sinh lao động; các hoạt động kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp.

5.2. Sở Y tế là cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

5.3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách.

5.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý.

5.5. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh phong trào “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

(Đính kèm Bảng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch)./.

 

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2101/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng giai đoạn 2016-2020

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí

(Dự kiến) Trung ương

Địa phương

(Dự kiến) Trung ương

Địa phương

(Dự kiến) Trung ương

Địa phương

(Dự kiến) Trung ương

Địa phương

(Dự kiến) Trung ương

Địa phương

1

Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ

200

60

200

80

200

80

200

80

200

80

1.380

1.1

Tổ chức huấn luyện cho các cán bộ quản lý nhà nước thuộc ngành lao động từ cấp tỉnh, cấp huyện, đến cấp xã phường về ATVSLĐ

100

40

100

40

100

40

100

40

100

40

700

1.2

Triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

50

 

50

20

50

20

50

20

50

20

330

1.3

Triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

50

20

50

20

50

20

50

20

50

20

350

2

Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

1.000

3

Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

150

84

200

120

200

120

200

120

200

120

1.514

3.1

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn, vệ sinh lao động

 

84

50

100

50

100

50

100

50

100

684

3.2

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại các DN

50

 

50

 

50

 

50

 

50

 

250

3.3

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

50

 

50

 

50

 

50

 

50

 

250

3.4

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người làm việc không theo hợp đồng lao động

50

 

50

20

50

20

50

20

50

20

330

4

Các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 

 

50

 

50

 

50

 

50

 

200

4.1

Tập huấn cho người làm công tác an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp

 

 

25

 

25

 

25

 

25

 

100

4.2

Thực hiện các hoạt động quần chúng hưởng ứng công tác an toàn, vệ sinh lao động

 

 

25

 

25

 

25

 

25

 

100

Tổng cộng

550

144

650

200

650

200

650

200

650

200

4.094