ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2108/2003/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 31 tháng 7 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VÙNG NƯỚC VEN BIỂN VÀ NỘI ĐỊA TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21-6-1994;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản ngày 25-4-1989;
- Căn cứ Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16-11-2001 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản;
- Căn cứ Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28-4-2000 của Bộ Thủy sản về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư 04-TS/TT ngày 30-8-1990 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25-4-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 195/HĐBT ngày 02-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Căn cứ kết quả đề tài “Điều tra quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và xa bờ tỉnh Bến Tre” do Sở Thủy sản phối hợp với Viện Hải dương học thực hiện năm 2000 và kết quả đề tài “Luận chứng khoa học cho một số giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi nghêu ở bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre” do tỉnh Bến Tre phối hợp với Viện Hải dương học và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thực hiện năm 1999;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre tại Tờ trình số 49/TT-STS ngày 01-7-2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Bản quy định về khai thác thủy sản tại vùng nước ven biển và nội địa tỉnh Bến Tre.
Điều 2: Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai và phối hợp kiểm tra việc thực hiện bản quy định này.
Điều 3: Các Ông (bà) Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VÙNG NƯỚC VEN BIỂN VÀ NỘI ĐỊA TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2108/2003/QĐ-UB ngày 31 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Bến Tre)
Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này nhằm quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng nước ven biển và nội địa thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre quản lý.
Tất cả các phương tiện, ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng nước nội địa và ven biển từ đường nối các điểm có cùng độ sâu 5 mét (đường đẳng sâu 5 mét được xác định trên hải đồ) trở vào bờ thuộc tỉnh Bến Tre quản lý phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định này.
Điều 2: Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1) Vùng nước ven biển: Là vùng nước được giới hạn từ đường nối các điểm có cùng độ sâu 5 mét trở vào đến đường bờ biển. Tại các cửa sông lớn, đường bờ biển được quy ước trùng với đường giới hạn cửa các sông lớn, cụ thể như sau:
+ Đường giới hạn cửa sông Mỹ Tho: Là đường thẳng vuông góc hướng chảy chính của dòng nước trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Bình Thắng, thuộc địa bàn xã Bình Thắng, huyện Bình Đại.
+ Đường giới hạn cửa sông Ba Lai: Là đường thẳng vuông góc hướng chảy chính của dòng nước trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Vũng Luông, thuộc địa bàn xã Thới Thuận, huyện Bình Đại.
+ Đường giới hạn cửa sông Hàm Luông: Là đường thẳng vuông góc hướng chảy chính của dòng nước trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Tiệm Tôm, thuộc địa bàn xã An Thủy, huyện Ba Tri.
+ Đường giới hạn cửa sông Cổ Chiên: Là đường thẳng vuông góc hướng chảy chính của dòng nước trên sông tại điểm góc bờ thượng vàm Khâu Băng, thuộc địa bàn xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.
Tại các cửa sông, rạch không phải là sông lớn, đường bờ biển quy ước là đường thẳng nối liền cửa sông, rạch.
2) Lạch cửa sông lớn ven biển: Là phần ngập nước của cửa sông lớn ở mức thủy triều thấp nhất, tính từ đường giới hạn của cửa sông đến đường nối liền các điểm có cùng độ sâu 5 mét ven biển thuộc tỉnh Bến Tre quản lý.
3) Vùng nước nội địa: Là vùng nước tiếp giáp với vùng nước ven biển trở vào nội địa, bao gồm tất cả các sông, rạch và vùng nước nội đồng.
4) Sông lớn: Là bốn nhánh của sông Cửu Long nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, gồm: sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên được tính từ đường giới hạn các cửa sông trở lên thượng nguồn.
5) Khai thác thủy sản có sử dụng cơ giới: Là sử dụng các phương tiện có trang bị máy động lực để khai thác thủy sản.
6) Khai thác thủy sản thủ công: Là sử dụng các phương tiện không có trang bị máy động lực để khai thác thủy sản (chủ yếu là dùng sức người).
7) Ngư cụ cố định: Là các loại ngư cụ mà trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản không di chuyển vị trí, như: đóng đáy, đăng, nò, chà bao...
8) Kích thước mắt lưới (2a): a là độ dài cạnh mắt lưới được tính bằng milimét từ giữa nút này đến giữa nút kề bên.
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 3: Điều kiện khai thác thủy sản
Mọi hoạt động khai thác thủy sản chỉ được tiến hành khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản, trừ những nghề được quy định tại phụ lục 1 kèm theo quy định này.
Điều 4: Các hình thức khai thác thủy sản không được thực hiện.
1) Đối với vùng nước ven biển:
- Khai thác nghêu, sò tự nhiên ở vùng lạch cửa sông.
- Khai thác nghêu giống có kích cỡ trên 5.000 con/kg
- Các nghề lưới kéo, te, xiệp có sử dụng cơ giới.
- Các nghề có sử dụng xung điện, chất nổ (mìn, bộc phá, lựu đạn, kíp nổ, súng đạn...), chất độc (các loại thực vật có độc tố, hóa chất và các chất độc hại khác) và các nghề sử dụng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ hơn quy định (theo phụ lục 2).
2) Đối với vùng nước nội địa
a) Trên các sông lớn (Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên):
- Khai thác tôm càng xanh đang ôm trứng.
- Các nghề khai thác thủy sản có sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc và các nghề sử dụng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ hơn quy định (theo phụ lục 3).
- Các nghề khai thác thủy sản sử dụng cơ giới có tổng công suất máy chính trên 20cv.
b) Trên các vùng nước không thuộc sông lớn:
- Khai thác tôm càng xanh đang ôm trứng.
- Các nghề khai thác thủy sản có sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc và các nghề sử dụng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ hơn quy định (theo phụ lục 3)
- Các nghề khai thác thủy sản có sử dụng cơ giới.
Điều 5: Các phương tiện khai thác thủy sản tại vùng nước ven biển, vùng nước nội địa được phép hoạt động phải đảm bảo yêu cầu về an toàn giao thông theo quy định của Nghị định số 40/CP ngày 05-7-1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời việc khai thác thủy sản phải phù hợp với quy hoạch ngành nghề khai thác của ngành Thủy sản.
Điều 6: Thủ tục và trình tự cấp giấy phép khai thác thủy sản (gọi tắt là Giấy phép).
1) Hồ sơ xin cấp Giấy phép bao gồm
- Đơn xin phép khai thác thủy sản (theo mẫu tại phụ lục 4 kèm theo).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
- Đối với các nghề có sử dụng ghe, tàu có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên yêu cầu thêm:
+ Nộp 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (có thị thực).
+ Trình sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá còn giá trị (còn hạn) hoặc biên bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm còn giá trị (còn hạn).
2) Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm:
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp Giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép.
3) Tổ chức, cá nhân xin Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1) Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản có sử dụng phương tiện cơ giới có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên.
2) Phòng Thủy sản (hoặc phòng Kinh tế): cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản không thuộc khoản 1 điều này.
Điều 8: Các quy định khác về Giấy phép
1) Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp:
a) Khi phương tiện thanh lý hoặc bị mất; không đảm bảo an toàn bị đình chỉ hoạt động hoặc phương tiện đã thay đổi chủ sở hữu;
b) Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Người đi trên phương tiện vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần liên tục trở lên trong thời hạn của Giấy phép.
2) Không cấp Giấy phép trong các trường hợp:
a) Xin khai thác các loài thủy sản bị cấm, khai thác trong các vùng cấm, thời gian cấm hoặc bằng nghề cấm;
b) Trữ lượng nguồn lợi của các loài thủy sản khai thác đã được khai thác ở mức tối đa hoặc đang suy giảm.
1) Sở Thủy sản
Theo dõi, quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng nước để phân bổ ngành nghề khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên và bảo vệ các chủng loài thủy sản.
2) Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS):
- Tổ chức cấp giấy phép khai thác thủy sản theo phân cấp tại điều 7 Quy định này.
- Hướng dẫn và hỗ trợ nghiệp vụ cho phòng Thủy sản (phòng Kinh tế) thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo phân cấp tại điều 7 Quy định này.
- Tổ chức thanh kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo Quy định của pháp luật.
3) Phòng Thủy sản (hoặc phòng Kinh tế):
- Tổ chức cấp giấy phép khai thác thủy sản theo phân cấp tại điều 7 Quy định này, gởi danh sách tổ chức, cá nhân được cấp về Chi cục BVNLTS theo dõi.
- Định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quản lý cho Sở Thủy sản.
4) Ngành thuế:
- Tổ chức thu thuế các hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Có chính sách giảm thuế phù hợp (trong 01 năm đầu) nhằm khuyến khích người dân đăng ký hoạt động khai thác thủy sản và tự giác nộp thuế.
5) Lực lượng Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thủy, Thanh tra chuyên ngành Giao thông:
- Thực hiện kiểm tra Giấy phép khai thác thủy sản đối với các phương tiện, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng nước thuộc phạm vi tỉnh Bến Tre quản lý.
- Kiên quyết không cho các phương tiện khai thác thủy sản không có Giấy phép hoạt động và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm đúng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
6) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức quản lý tất cả hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn xã. Vận động các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động khai thác thủy sản phải thực hiện việc đăng ký để được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Điều 10: Khen thưởng, xử lý vi phạm
- Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện tốt quy định này, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản sẽ được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
- Các tổ chức cá nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02-7-2002 và các quy định pháp luật khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Điều 11: Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ. Việc sửa đổi, bổ sung quy định này do Giám đốc Sở Thủy sản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
DANH MỤC CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN KHÔNG CẦN CÓ GIẤY PHÉP
1) Đẽo hầu (bằng tay);
2) Cào ngao, don, vọp,... trên bãi biển (bằng tay);
3) Câu, cạm hoặc bẫy cá lác ở bãi bùn cửa sông;
4) Bắt rạm bằng lờ, đó,...;
5) Các loại nghề khai thác hải sản ở ven biển (không thuộc danh mục cấm khai thác) không sử dụng phương tiện tàu, thuyền, xuồng, thúng, bè hoặc có sử dụng phương tiện này nhưng trọng tải của phương tiện dưới 0,5 tấn đăng ký.
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI PHẦN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY HẢI BIỂN
(Kèm theo Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28-4-2000 của Bộ Thủy sản)
STT | CÁC LOẠI NGƯ CỤ | KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI 2a (mm) KHÔNG NHỎ HƠN |
1 | Rê trích | 28 |
2 | Rê thu ngừ | 90 |
3 | Rê mòi | 60 |
4 | Rê tôm he: - rê 3 lớp lưới Rê tôm he: - rê 1 lớp dưới | 44 44 |
5 | Rê tôm hùm | 120 |
6 | Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm | 18 |
7 | Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có dây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm | 10 |
8 | Lưới kéo cá: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 60cv - Tàu lắp máy từ 60cv đến 150cv - Tàu lắp máy từ 150cv trở lên |
23 34 40 |
9 | Lưới kéo tôm: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 33cv - Tàu lắp máy từ 33cv trở lên |
20 30 |
10 | Các loại đăng | 20 |
11 | Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp, xịch | 18 |
12 | Đáy biển hàng khơi | 20 |
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI PHẦN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28-4-2000 của Bộ Thủy sản)
STT | CÁC LOẠI NGƯ CỤ | Kích thước mắt lưới 2a (mm) không nhỏ hơn |
1 | Lưới vây (lưới giựt, bao cá...) | 18 |
2 | Lưới kéo (thủ công, cơ giới) Lưới kéo cá cơm | 20 10 |
3 | Lưỡi rê (lưới bén...) Lưới rê (cá cơm) Lưới rê (cá linh) | 40 10 15 |
4 | Vó (càng, gạt...) | 20 |
5 | Chài các loại | 15 |
6 | Đăng | 18 |
7 | Đáy | 18 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
…….… ngày.…….. tháng.……... năm.………
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN
Kính gửi: ………………………………………………………………………………
Tên chủ tàu: ………………………………………………………………………….
Nơi thường trú: ………………………………………………………………………
Đề nghị cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp Giấy phép khai thác thủy sản với nội dung đăng ký như sau:
Tên tàu: ……………………………………………………………………………….
Số đăng ký tàu: ………………………………………………………………………
Năm, nơi đóng tàu: …………………………………………………………………..
Kích thước chính của tàu: Lmax x Bmax x D(m): ...
chiều chìm (m): ……………………………………………………………………….
Tổng dung tích (m3):…………………………………………………………………..
Dung tích hầm chứa (m3): ……………………………………………………………
Sức chở tối đa (tấn): …………………………………………………………………..
Máy chính:
TT | Ký hiệu máy | Số máy | Công suất định mức (sức ngựa) | Ghi chú |
No 1 |
|
|
|
|
No 2 |
|
|
|
|
No... |
|
|
|
|
Loại nghề: ……………………………………………………………………………..
Tuyến khai thác: ………………………………………………………………………
Tổng số người đi trên tàu: …………………………………………………………..
Tên các loài thủy sản khai thác chủ yếu:
Mùa khai thác chính: từ tháng ……… năm ………đến tháng.…… năm…...
Mùa khai thác phụ: từ tháng…….. năm………đến tháng........... năm..........
Kích thước mắt lưới 2a (mm):
Phương pháp bảo quản sản phẩm:
Hồ sơ kèm theo:
1 ……………………………………………………………………………………….
2 ……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định pháp luật Nhà nước.
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN | CHỦ TÀU |
- 1 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 2 Nghị định 86/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản
- 3 Thông tư 01/2000/TT-BTS sửa đổi Thông tư 04-TS/TT 1990 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh năm 1989 và Nghị định 195-HĐBT về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 4 Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 6 Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành