Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2109/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003

Căn cứ Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Tiêu chuẩn 8302: 2009 tiêu chuẩn Việt Nam quy định về Quy hoạch phát triển thủy lợi - Quy định chủ yếu về thiết kế;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 11/12/2014, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua việc “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 135/TTr-SNN ngày 17/11/2014; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 451/TTr-SKHĐT ngày 18/11/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Quy hoạch Thủy lợi nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước, đề xuất được các giải pháp công trình và phi công trình cấp nước cho nông nghiệp kết hợp cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, du lịch, tiêu úng… Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bắc Giang nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc, củng cố an ninh, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi hàng năm và dài hạn.

- Phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi để phát triển thủy lợi theo hướng bền vững, hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo khai thác tối đa nhiệm vụ đa mục tiêu của các hệ thống thủy lợi đã có; phục vụ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; bền vững về kỹ thuật, tài chính và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng các mục tiêu khác.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến 2020:

a. Mục tiêu 1: Cấp nước:

- Tỷ lệ cấp nước đối với thành phố, thị trấn đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước là 150 lít/người/ngày đêm.

- Đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp:

+ Đối với các khu công nghiệp sản xuất rượu, bia, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ngày/ha xây dựng.

+ Đối với ngành công nghiệp khác: 22 m3/ngày/ha xây dựng.

- Cấp đủ nguồn nước để tưới 78.528,75 ha đất canh tác hàng năm (riêng đất lúa 71.508,25 ha), tiến tới bảo đảm tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ (110.000 ha), nâng tần suất đảm bảo tưới lên 85% vùng đồng bằng và 75% vùng miền núi.

- Đảm bảo tưới, tiêu nước chủ động phục vụ phát triển vùng cây ăn quả 15.001 ha, nuôi trồng thuỷ sản 4.135 ha.

b. Mục tiêu 2: Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước:

- Chủ động và nâng cao tần suất đảm bảo tiêu nước cho thành phố Bắc Giang, vùng ngập úng như khu vực Song Mai, Đa Mai, khu vực trạm bơm Văn Sơn, Châu Xuyên I,II, Cống Bún, khu vực Cống Đầm, cống Rụt... có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.

- Tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ phát triển dân sinh, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Vùng đồng bằng thuộc huyện Yên Dũng, Việt Yên, thành phố Bắc Giang…: Đảm bảo tiêu cho các khu dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp: tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư, tiêu cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và đầu vụ Đông Xuân.

- Đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi đạt tiêu chuẩn nước tưới, tiêu.

c. Mục tiêu 3: Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão lũ, lụt, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư.

- Có giải pháp công trình phòng, chống lụt, bão đảm bảo an toàn cho dân cư, bảo vệ 66.715 ha lúa, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông.

- Đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.

d. Mục tiêu 4: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế.

2.2. Mục tiêu đến 2030:

a. Mục tiêu 1: Cấp nước.

- Tỷ lệ cấp nước đối với thành phố, thị trấn đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước là 200 lít/người/ngày đêm.

- Tiếp tục đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp với mức cấp:

+ Đối với các khu công nghiệp sản xuất rượu, bia, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ngày/ha xây dựng.

+ Đối với ngành công nghiệp khác: 22 m3/ngày/ha xây dựng.

- Tiếp tục cấp đủ nguồn nước để 72.653 ha đất canh tác hàng năm (riêng đất lúa 66.716 ha), tiến tới bảo đảm tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ (110.080 ha), nâng tần suất đảm bảo tưới lên 90% vùng đồng bằng và 80% vùng miền núi.

- Tiếp tục đảm bảo tưới, tiêu nước chủ động phục vụ phát triển vùng cây ăn quả trên 15.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản 6.500 ha

b. Mục tiêu 2: Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước.

- Tiếp tục chủ động và nâng cao tần suất đảm bảo tiêu nước cho thành phố Bắc Giang, vùng ngập úng như khu vực Ngòi Yên Ninh, Ngòi Mân, ngòi Chản… do tác động của biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực, đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng đồng bằng, vùng thấp trũng phục vụ phát triển dân sinh, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Vùng đồng bằng thuộc huyện Yên Dũng, Việt Yên, thành phố Bắc Giang…: Tiếp tục đảm bảo tiêu cho các khu dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp; tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư, tiêu cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và đầu vụ Đông Xuân.

- Đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi đạt tiêu chuẩn nước tưới, tiêu.

c. Mục tiêu 3: Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tiếp tục nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão lũ, lụt, chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để phòng, chống lụt, bão đảm bảo an toàn cho dân cư, bảo vệ 64.563 ha lúa, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Tiếp tục thực hiện nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông, đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.

d. Mục tiêu 4: Tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để đảm bảo phát huy trên 95% năng lực thiết kế.

II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quy hoạch công trình cấp nước tưới cho lúa, hoa màu và cây ăn quả

- Quy hoạch đề xuất cải tạo nâng cấp 271 công trình, xây dựng mới 47 công trình. Diện tích tưới bằng công trình sau quy hoạch là:

+ Vụ đông xuân: Lúa: 53.757 ha, màu 12.294 ha.

+ Vụ mùa: Lúa: 57.067 ha, màu 12.173 ha.

+ Cây vụ đông: 27.585 ha, cây ăn quả 15.001 ha.

- Tưới lúa tăng: 3.507 ha, màu đông tăng: 2.956 ha, Cây ăn quả tăng: 8.891 ha so với hiện nay.

2. Quy hoạch cấp nước cho thủy sản

Công trình thủy lợi cấp nước cho 4.135 ha nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh, với các vùng nuôi trồng tập trung 2.063 ha của các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và Lục Nam, được cấp nước từ 24 công trình hồ đập và trạm bơm trong khu vực. Những vùng nuôi thủy sản phân tán 2.072 ha được cấp bằng hệ thống kênh Thác Huống, Cầu Sơn và các công trình nhỏ do địa phương quản lý (diện tích cấp nước tăng thêm 2.035 ha so với hiện nay).

3. Quy hoạch cấp nước cho cây ăn quả

Công trình thủy lợi cấp nước cho 15.001 ha cây ăn quả toàn tỉnh, trong đó diện tích 9.353 ha của các huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế được cấp bằng 21 công trình hồ chứa hiện có, các diện tích của các huyện Tân Yên, Lạng Giang được cấp bằng hệ thống kênh Thác Huống, Cầu Sơn - Cấm Sơn và vùng cây ăn quả phân tán có diện tích 5.648 ha được cấp bằng các công trình nhỏ do địa phương quản lý (diện tích được tưới tăng thêm 8.891 ha so với hiện nay).

4. Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt

Rà soát, Điều chỉnh bổ sung: Giai đoạn 2020 sửa chữa, nâng cấp 72 công trình cấp nước tập trung nhằm đáp ứng tiêu chí cấp nước bền vững trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 10 công trình, giai đoạn 2015-2020 là 62 công trình.

- Xây dựng thêm 01 nhà máy nước để cấp nước sạch cho nhân dân tại thành phố Bắc Giang đồng thời nâng cấp công trình nước sạch cho dân cư ở thị trấn Chũ và thị trấn Thắng.

- Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước khu vực đô thị thành phố Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa, thị trấn Chũ và các khu vực đô thị khác trên địa bàn tỉnh. (Theo quy hoạch riêng)

5. Quy hoạch khai thác công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp trên dòng chính

Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch đề xuất xây dựng hồ Nà Lạnh tại bản Nà Lạnh, xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Hồ được xây dựng với nhiệm vụ cấp nước tưới bổ sung về mùa kiệt cho hạ du kết hợp cắt lũ, phát điện và cải thiện môi trường sinh thái. Với các thông số chủ yếu: Flv= 587 km2, dung tích hồ Wh= 126.106 m3, Whi= 78,32.106 m3. Với dung tích cắt lũ 25,29 triệu m3 thì hiệu quả làm giảm mực nước tại Chũ và Lục Nam từ 0,2-0,45m.

6. Quy hoạch tiêu úng

Rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch đề xuất cải tạo tu sửa nâng cấp 26 công trình và xây dựng mới 8 công trình trạm bơm đảm bảo tiêu úng cho 42.070 ha; cùng với tiêu tự chảy bằng các cống tiêu đảm bảo tiêu bằng công trình cho 117.998 ha. Diện tích còn tồn tại về tiêu là 5.000 ha của cuối ngòi tiêu Đa Mai, Phú Khê và ngòi Mân Chản nằm trong tiểu vùng tiêu ra sông Thương và sông Lục Nam, đây chủ yếu là phần diện tích ngoài đê, quy hoạch đề xuất chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ XÂY MỚI

1. Các công trình đề xuất cải tạo, nâng cấp và xây mới trong rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chia làm 2 giai đoạn thực hiện là 2015 - 2020 và 2021- 2030.

a. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch ước tính theo các giai đoạn:

Hạng mục

Giai đoạn
2015-2020
(Tỷ đồng)

Giai đoạn
2021-2030
(Tỷ đồng)

Tổng vốn
đầu tư
(Tỷ đồng)

1. Cấp nước tưới

260

630

890

- Công trình nâng cấp, tu sửa

230

475

705

- Công trình xây dựng mới

30

155

185

2. Cải tạo kênh mương

180

200

380

3. Công trình tiêu úng

555

260

815

- Công trình nâng cấp, tu sửa

480

170

650

- Công trình xây dựng mới

75

90

165

Tổng cộng

995

1.090

2.085

b. Dự kiến phân bổ nguồn vốn:

TT

Nguồn vốn đầu tư

Dự kiến phân bổ nguồn vốn

(Tỷ đồng)

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

Tổng

1

Trái phiếu chính phủ

430

495

925

2

Vốn ODA + vốn vay

270

250

520

3

Vốn NSTW gồm (An toàn hồ chứa, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có mục tiêu)

250

290

540

4

Ngân sách tỉnh

35

40

75

5

Ngân sách huyện, thành phố

10

15

25

 

Tổng cộng

995

1.090

2.085

2. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Quy mô

Diện tích TK (ha)

Ước vốn (109đ)

Tưới

Tiêu

 

Tổng cộng

 

 

14.839

17.370

995,0

I

Công trình nâng cấp, tu sửa

 

13.515

 

890

*

Hồ chứa

 

 

8.261

 

220,0

1

Hồ Khuôn Thần

Huyện Lục Ngạn

16,1 triệu m3

1.762 1,7621.645

 

20,0

2

Hồ Làng Thum

Huyện Lục Ngạn

8,14 triệu m3

1.645

 

25,0

3

Hồ Đồng Man

Huyện Lục Ngạn

0,615 triệu m3

450

 

10,0

7

Hồ Bầu Lầy

Huyện Lục Ngạn

2,66 triệu m3

370

 

20,0

8

Hồ Chồng Chềnh

Huyện Yên Thế

0,635 triệu m3

180

 

15,0

9

Hồ Chùa Sừng

Huyện Yên Thế

1,146 triệu m3

230

 

20,0

10

Hồ Suối Cấy

Huyện Yên Thế

5,0 triệu m3

700

 

50,0

11

Hồ Khe Ráy

Huyện Lục Nam

1,42 triệu m3

190

 

15,0

12

Hồ Khe Cát

Huyện Lục Nam

1,31 triệu m3

175

 

15,0

13

Hồ Cây Đa

Huyện Lục Nam

2,30 triệu m3

400

 

15,0

14

Hồ Khe Đặng

Huyện Sơn Động

1,354 triệu m3

163

 

15,0

*

Trạm bơm

 

 

5.254

16.010

490

1

TB. Thái Sơn I,II,III+ Lạc Giản

Huyện Yên Dũng

7x5400 + 3x4000m3/h

 

1.638

50,0

2

TB Cẩm Bào

Huyện Hiệp Hòa

4x8.000 m3/h

 

1.100

40,0

3

TB Trúc Núi

Huyện Việt Yên

3x4.000m3/h

1.425

407

15,0

4

TB Văn Sơn

TP.Bắc Giang

6x9.600m3/h

 

1.960

60,0

5

TB Việt Hòa

Huyện Việt Yên

4x3.000m3/h

1.357

383

15,0

6

TB Cổ Pháp

Huyện Yên Dũng

7x6.000m3/h

480

1.250

40,0

7

TB Khánh Am

Huyện Yên Dũng

9x6.000m3/h

250

1.688

50,0

8

TB Liên Chung

Huyện Tân Yên

3x1.000m3/h

100

-

10,0

9

TB Hữu Nghi

Huyện Việt Yên

4x1.200m3/h

132

164

10,0

10

TB Giá Sơn

Huyện Việt Yên

4x2.500m3/h

-

298

10,0

11

TB Châu Xuyên I,II

TP. Bắc Giang

7x4.000m3/h

 

703

85,0

11

TB Tân Liễu

Huyện Yên Dũng

9x3.500m3/h

 

1.028

30,0

12

TB Chi Ly

TP. Bắc Giang

2x9.180m3/h

 

245

15,0

13

TB Xuân Đám + Lãng Sơn

Huyện Yên Dũng

8x5400 +

2x2700 m3/h

570

2.094

60,0

*

Kênh mương

 

 

 

 

180,0

1

Kênh Nham Biền

Huyện Yên Dũng

10,8 km

 

 

20,0

2

Kênh TB. Cống Bún

TP.Bắc Giang

17,5 km

 

 

20,0

3

Kênh Chính T.Huống

 

49,283 km

 

 

40,0

4

Kênh Trôi

 

11,328 km

 

 

10,0

5

Kênh N5

 

7,785 km

 

 

5,0

6

Kênh Giữa cấp II

 

53,0 km

 

 

30,0

7

Kênh Yên Lại cấp II

 

16,34 km

 

 

15,0

8

Kênh Tây cấp II

 

22,46 km

 

 

20,0

9

Kênh Bảo Sơn

 

20,6 km

 

 

20,0

II

Công trình xây mới

 

 

1.324

1.360

105,0

1

TB tiêu Cống Rụt

TP. Bắc Giang

2x2.000 m3/h

 

300

15,0

2

TB tiêu Cống Đầm

Huyện Yên Dũng

4x8.000 m3/h

 

1.060

60,0

3

Hồ Duồng

Huyện Lục Ngạn

1,137.106m3

235

 

30,0

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động nguồn vốn

- Có cơ chế thích hợp, chủ động tiếp cận để huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức Quốc tế, tư nhân trong, ngoài nước. Ưu tiên vốn TPCP cho công trình hồ đập lớn phục vụ đa mục tiêu, vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA cho các dự án đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước và kết hợp tưới, lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho kiên cố hóa kênh mương và cho vay ưu đãi để các tổ chức Hợp tác dùng nước, doanh nghiệp và các hộ dân ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ quản lý đầu tư và huy động các nguồn lực cho các địa phương đối với các dự án nhỏ.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, ưu tiên các công trình trọng điểm, cấp bách.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã được tỉnh ban hành, xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách, cơ chế cho phù hợp với tình hình đầu tư, thu hút và quản lý vốn hiệu quả.

- Chính sách đầu tư: Cho xây dựng, nâng cấp công trình bằng các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của nhân dân trong vùng hưởng lợi.

- Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã hội có liên quan trong việc giải quyết nước tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, hạn chế nạn phá rừng.

- Chính sách xã hội hoá về thủy lợi: Để khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng.

- Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng. Quy định phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, lãng phí nước nhằm nâng cao trách nhiệm của người quản lý và hưởng lợi.

3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi

- Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thuỷ lợi từ tỉnh đến các huyện, thành phố, các xã phường thị trấn. Tăng cường năng lực cho các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL và các tổ chức hợp tác dùng nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Đẩy mạnh sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn về lĩnh vực thuỷ lợi.

4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng CTTL theo quy hoạch

Công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đảm bảo đúng các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, đúng quy hoạch, kế hoạch. Thống nhất quản lý từ khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý khai thác đối với tất cả các công trình thủy lợi được xây dựng bằng bất cứ nguồn vốn nào.

5. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi

- Ứng dụng công nghệ mới, các phần mềm tin học vào tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, cân bằng nước, điều tiết nước, ổn định, kết cấu, lập bản vẽ, quản lý dữ liệu, tài liệu…trong khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế và quản lý khai thác. Sử dụng trang thiết bị và công nghệ mới, hiện đại, vật liệu mới trong thi công xây dựng.

- Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, ứng dụng các phần mềm quản lý, điều hành hệ thống, chỉ huy phòng tránh thiên tai phù hợp với các cấp các ngành.

6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý và vận hành khai thác công trình

Có kế hoạch đào tạo hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn cho các lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và khai thác công trình thủy lợi từ cấp tỉnh đến huyện, xã, hợp tác xã, chú trọng đến công tác tổ chức và đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thủy lợi cơ sở để làm tốt công tác thủy lợi nội đồng; Đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi và phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai gây ra.

7. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với tất cả các khâu trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và khai thác công trình thủy lợi để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý.

8. Tăng cường công tác tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến tất cả những người tham gia công tác thủy lợi và mọi người dân về các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thủy lợi, những hiệu quả, kết quả của công tác thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, những tác hại của việc không làm tốt công tác thủy lợi, những giải pháp công trình và phi công trình đã đề cập trong Quy hoạch thông qua nhiều hình thức tuyên truyền như hội họp, đào tạo, truyền hình, truyền thanh, báo chí…

- Từng bước thực hiện xã hội hóa trong công tác thủy lợi theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thủy lợi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Thái