Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2129/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 698/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 (ba) thủ tục hành chính lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; thông báo 03 (ba) thủ tục hành chính mới ban hành đến tổ chức, cá nhân có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC-Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TT điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC (T-443).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Phương Nam

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2129/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực: Quy chế thi, tuyển sinh

1

Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

2

Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

3

Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

PHẦN II:

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Lĩnh vực: Quy chế thi, tuyển sinh

1. Thủ tục: Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của nhà trường và nộp hồ sơ theo quy định như sau:

- Người học đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

- Người học đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp đăng ký tại địa điểm do Sở giáo dục và đào tạo quy định (thí sinh tự do).

Bước 2: Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo

Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 4: Bộ Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các Hội đồng thi để tổ chức thi.

* Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Số 6, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ; buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ). Trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại: Trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, gồm:

- Đối với đối tượng đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi:

+ 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

+ Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

+ Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;

+ 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

- Đối với đối tượng là thí sinh tự do, ngoài các quy định trên còn có thêm:

+ Giấy khai sinh (bản sao);

+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;

+ Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực;

+ Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);

+ Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết:

Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 30 tháng 4 hằng năm. Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề (gọi chung là trường ĐH, CĐ); trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (gọi chung là trường TC); tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy báo dự thi.

Phí, lệ phí: Thí sinh dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với mục đích sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học phải nộp phí dự thi, dự tuyển như sau:

- Dự thi: 35.000 đồng (Ba mươi lăm nghìn đng)/môn thi;

- Dự tuyển: 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng)/hồ sơ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định;

- Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi còn phải đảm bảo các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học GDTX thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

- Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 còn phải đảm bảo các điều kiện:

+ Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS);

+ Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12;

+ Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia;

- Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016;

- Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).

2. Thủ tục: Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người có yêu cầu phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia nộp đơn xin phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.

Bước 2: Nhà trường, đơn vị nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tổng hợp hồ sơ và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp cho nhà trường, đơn vị đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, gồm: Đơn yêu cầu phúc khảo của thí sinh

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong 10 (mười) ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.

Cơ quan thực hiện TTHC: Hội đồng thi

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Phí, lệ phí: Bộ Tài chính chưa quy định

Kết quả thực hiện TTHC: Điểm các bài thi sau chấm phúc khảo.

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia;

- Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

3. Thủ tục: Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chậm nhất 07 (bảy) ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi.

Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho sở giáo dục và đào tạo.

Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển hồ sơ đến Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh theo quy định.

Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp cho nhà trường, đơn vị đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, gồm:

- Đối với người học đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi thì phải nộp hồ sơ, cụ thể:

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);

+ Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

- Đối với người học đủ điều kiện dự thi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại, hồ sơ phải nộp:

+ Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh;

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết: Không quy định

Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Phí, lệ phí: Không

Kết quả thực hiện TTHC: Được công nhận tốt nghiệp THPT.

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Người học thuộc đối tượng được thi nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong các trường hợp sau:

- Bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

- Bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại, có điểm bài thi của những môn đã thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt từ 5,0 trở lên; xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia;

- Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.