Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2138/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 27 tháng 8 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 137/TTr-SGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2012 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này là 06 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo 06 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung đến sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời, theo dõi việc triển khai, thực hiện thủ tục hành chính này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Phần I. Danh mục các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác

1

Thành lập trường tiểu học tư thục

2

Thành lập trường trung học tư thục

3

Thành lập trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục

4

Sáp nhập, chia, tách trường trung học tư thục

5

Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục

6

Sáp nhập, chia, tách trường mầm non đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục

 

Phần II: Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác

1. Thủ tục: Thành lập trường tiểu học tư thục

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT. Nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT. UBND cấp huyện cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa cho phép thành lập trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án thành lập trường.

+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường.

+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ng­ười dự kiến làm Hiệu trưởng.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường.

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập trường đối với trường tư thục.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phư­ơng, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học.

2. Thủ tục: Thành lập trường trung học tư thục

 Trình tự thực hiện:

- Tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Trường hợp chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án thành lập trường.

+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường.

+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND huyện (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học, có cấp học cao nhất là trung học cơ sở.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Thủ tục: Thành lập trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định gửi UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều 10 ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT.

- Khi nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ.

+ Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

+ Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm.

+ Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non.

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thủ tục: Sáp nhập, chia, tách trường trung học tư thục

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Trường hợp chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án thành lập trường.

+ Tờ trình về đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường.

+ Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND huyện (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.  

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Thủ tục: Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học tư thục

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT. Nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- UBND cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT. UBND cấp huyện cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa cho phép thành lập trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án về sáp nhập, chia, tách.

+ Tờ trình về đề án sáp nhập, chia, tách.

+ Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến UBND cấp huyện.

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện cho phép thành lập trường đối với trường tư thục.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vì quyền lợi học tập của học sinh.

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học.

6. Thủ tục: Sáp nhập, chia, tách trường mầm non đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định của thủ tục.

- Khi nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 8, Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT thì Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ.

+ Tờ trình UBND cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non.

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo./.