ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2142/QĐ-UB | Hưng Yên, ngày 31 tháng 08 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Văn hóa thông tin tại Tờ trình số 150/TT-VHTT ngày 24/6/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Điều 2. Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Văn hóa thông tin, thủ trưởng các sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UB ngày 31/8/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh được quy định tại quy chế này không thuộc di tích xếp hạng quốc gia, bao gồm di sản vật thể và phi vật thể, là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Quy chế này quy định tiêu chí, phân loại, quy trình thủ tục, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, của UBND các cấp trong việc xếp hạng di tích.
Điều 3. Quy chế này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có liên quan đến xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Chương 2.
PHÂN LOẠI, TIÊU CHÍ VÀ THẨM QUYỀN XẾP HẠNG DI TÍCH
Điều 4. Di tích cấp tỉnh là di tích tiêu biểu của địa phương, xếp hạng cấp tỉnh được phân loại như sau:
1 – Di tích lịch sử văn hóa
2 – Di tích kiến trúc nghệ thuật
3 – Di tích khảo cổ
4 – Danh lam thắng cảnh
Điều 5. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích:
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích.
Chương 3.
NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ, HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH
Điều 6. Di tích đề nghị xếp hạng phải đảm bảo đầy đủ cứ liệu lịch sử khoa học, chính xác, công khai và có kế hoạch.
Điều 7. Trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị xét xếp hạng di tích bao gồm:
- Đơn đề nghị xin xếp hạng di tích của tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý di tích, có xác nhận và đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn và UBND huyện, thị xã.
- Lý lịch di tích
- Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể, các mặt cắt ngang, cắt dọc của hạng mục chính di tích
- Tập ảnh mẫu khảo tả di tích, di vật, cổ vật thuộc di tích, cỡ 9x12 trở lên
- Bản thống kê di vật, cổ vật, khảo vật thuộc di tích
- Bản dịch và các tài liệu Hán-Nôm hoặc tài liệu bằng các ngôn ngữ khác về di tích
- Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, có dấu xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn, Bảo tàng tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường.
- Tờ trình của Giám đốc sở Văn hóa thông tin đề nghị UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích.
Điều 8: Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
- Khu vực bảo vệ 1: Gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng.
- Khu vực bảo vệ 2: Là vùng bao quanh khu vực bảo vệ 1 của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích, nhưng không làm ảnh hưởng phương hại tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
Trong trường hợp di tích không xác định được khu vực bảo vệ 2, chỉ có khu vực bảo vệ 1, phải nêu rõ trong hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định.
Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ 2 phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Nếu là danh lam thắng cảnh thì xác định khu vực 1 phải đảm bảo tính toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù hoặc dấu tích vật chất về các giai đoạn biến đổi của tự nhiên.
Điều 9. Kinh phí phục vụ việc xếp hạng di tích do tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu di tích chịu trách nhiệm đảm bảo theo định mức đối với từng loại di tích, theo sự hướng dẫn của sở Tài chính và sở Văn hóa thông tin.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA VÀ UBND CÁC CẤP
Điều 10. Giám đốc sở Văn hóa thông tin chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý di tích trên địa bàn toàn tỉnh, lập kế hoạch xếp hạng di tích hàng năm.
Hướng dẫn UBND huyện, thị xã và cơ quan quản lý văn hóa cấp dưới lập hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng. Tiến hành kiểm tra, tập hợp, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xét quyết định xếp hạng di tích.
Điều 11. Bảo tàng tỉnh là cơ quan chuyên môn giúp Giám đốc sở Văn hóa thông tin nghiên cứu, khảo sát, thẩm định tư liệu lịch sử, danh hóa và chủ trì xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích theo quy định của quy chế.
Điều 12. – Giám đốc sở Văn hóa thông tin thành lập Hội đồng khoa học của sở, do Bảo tàng tỉnh là cơ quan thường trực làm nhiệm vụ tư vấn giúp Giám đốc sở thẩm định hồ sơ trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích. Trao bằng công nhận xếp hạng di tích.
- Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ di tích trên địa bàn. Chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin kiểm kê, phân loại kiểm tra xem xét hồ sơ đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn về công nhận di tích đề nghị Giám đốc sở Văn hóa thông tin trình UBND tỉnh xét quyết định.
Điều 13. – UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp hướng dẫn tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích lập hồ sơ theo quy định tại điều 7, báo cáo Chủ tịch UBND huyện, thị xã lập văn bản đề nghị sở Văn hóa thông tin.
- Chịu trách nhiệm tổ chức đón bằng công nhận di tích theo hướng dẫn của sở Văn hóa thông tin.
- Thực hiện quản lý bảo vệ di tích đã được xếp hạng, tuân thủ Luật Di sản văn hóa.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.
1- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xếp hạng di tích căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện quy chế này.
2- Sở Văn hóa thông tin có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy chế này.
- 1 Quyết định 23/2016/QĐ-UBND về Quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2 Quyết định 506/QĐ-CTUBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2016
- 3 Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 4 Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2013 xếp hạng di tích cấp tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 32/2008/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty, thuộc thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Nghị định 92/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Di sản văn hoá
- 5 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Quyết định 32/2008/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty, thuộc thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- 2 Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2013 xếp hạng di tích cấp tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 23/2016/QĐ-UBND về Quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 4 Quyết định 506/QĐ-CTUBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2016
- 5 Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018