Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2151/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ và đề nghị của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), gồm:

1. Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban.

2. Đồng chí Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực.

3. Đồng chí Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng ban.

4. Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban.

5. Đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.

6. Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban.

7. Đồng chí Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban.

8. Các thành viên:

- Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

- Đồng chí Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;

- Đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Đồng chí Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;

- Đồng chí Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Đồng chí Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Đồng chí Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;

- Đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính;

- Đồng chí Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo:

1. Chỉ đạo Tổ công tác liên ngành xây dựng Kế hoạch tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng và ban hành Kế hoạch.

2. Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng trong phạm vi các bộ, ngành, lĩnh vực mình quản lý và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

3. Chỉ đạo Tổ công tác liên ngành tổng hợp kết quả tổng kết thực hiện tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng trong phạm vi toàn quốc; Chỉ đạo xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo tổng kết và kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng.

4. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của bộ, cơ quan nơi công tác để điều hành hoạt động, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

5. Thành lập Tổ công tác liên ngành do một đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là cán bộ thuộc các cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo.

Điều 3. Thanh tra Chính phủ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo

Điều 4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Thanh tra Chính phủ và các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan và các cá nhân nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, V.I (3).Toàn

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc