ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2176/QĐ-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 8 năm 2009 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tại Tờ trình số: 17/TTr-SNgV-TCTĐA30, ngày 6 tháng 8 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính trên tại
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại
vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐẮK LẮK
STT | Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực ngoại vụ | |
1 | Cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi thị thực nhập cảnh cho khách công vụ nước ngoài. |
2 | Cấp phép cho Đoàn ra |
3 | Chuẩn y đăng ký hoạt động cho các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài |
4 | Quy trình tiếp nhận các Dự án phi Chính phủ nước ngoài tại tỉnh |
5 | Quyết định cho phép sử dụng thẻ đi lại của các doanh nhân APEC (gọi tắt là thẻ ABTC). |
6 | Tiếp nhận hàng viện trợ phi dự án. |
7 | Xin phép tổ chức Hội nghị, hội thảo Quốc tế. |
1. Cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi thị thực nhập cảnh cho khách công vụ nước ngoài
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra (Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định). Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị cấp, gia hạn, bổ sung thị thực cho khách công vụ nước ngoài. Văn bản này phải có đủ các thông tin; Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, quốc tịch, số hộ chiếu; Thuộc tổ chức, đơn vị nào (nơi người nước ngoài làm việc); Thời gian nhập cảnh vào Việt Nam; Mục đích nhập cảnh vào Việt Nam; Hoạt động tại những địa phương nào; Những cơ quan nào đón tiếp; Nơi nhận thị thực. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với lần xin đầu tiên, lần tiếp theo có đóng dấu của đơn vị). Báo cáo tình hình hoạt động của người nước ngoài đối với đơn xin gia hạn thị thực.
* Đối với Hồ sơ đăng ký lần đầu phải có thêm: Bản sao đăng ký mẫu dấu (có công chứng nhà nước). Thông báo giới thiệu mẫu dấu và chữ ký của Giám đốc, nếu Phó Giám đốc ký thay phải có giấy ủy quyền của Giám đốc.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Nếu người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hợp đồng lao động thì phải có giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Lắk cấp (bản sao công chứng).
- Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trên 3 tháng thì phải có hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng thương mại được ký giữa hai bên (bản sao tiếng Việt có đóng dấu của đơn vị).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2002 do Quốc Hội ban hành;
- Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh ĐắkLắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn xin đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Tờ trình cử đi nước ngoài của đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đó. Công văn hoặc thư mời đi nước ngoài; Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Đối với nhân sự đã có hộ chiếu còn hạn sử dụng: từ 10 đến 15 ngày làm việc trước ngày xuất cảnh; Đối với nhân sự chưa có hộ chiếu: từ 20 ngày trở lên trước ngày xuất cảnh.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
h) Lệ phí: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối tượng thuộc Tỉnh Ủy quản lý: Thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị có cán bộ ra nước ngoài, trong trường hợp đề nghị cử hoặc cho phép (kể cả trường hợp được mời), phải gửi văn bản đến UBND tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ để Sở tham mưu, báo cáo, xin phép theo thẩm quyền. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có văn bản báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh Ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy về các trường hợp này trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cử hoặc cho phép ra nước ngoài.
- Đối tượng không thuộc Tỉnh Ủy quản lý: Thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị có cán bộ ra nước ngoài, trong trường hợp đề nghị cử hoặc cho phép (kể cả trường hợp được mời), gửi văn bản đến Sở Ngoại vụ để Sở xem xét, tham mưu, trình UBND tỉnh giải quyết thủ tục ra nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với cán bộ, đảng viên ra nước ngoài: Thực hiện nghiêm túc Quy định số 17-QĐ/TW ngày 10/12/1996 của Bộ chính trị quy định nhiệm vụ của Đảng viên khi ra nước ngoài; Hướng dẫn số 01-HD/TCTW ngày 26/3/1997 của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện quy định nhiệm vụ của Đảng viên khi ra nước ngoài;Quyết định số 4825-QĐ/TU ngày 16/10/2007 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ chính trị nội bộ.
- Đối với cán bộ thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Đảng, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hải quan, Ngân hàng, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội khác và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương … đóng chân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ra nước ngoài: Thực hiện theo Quyết định số 101-QĐ/TW ngày 04/6/2004 về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; Hướng dẫn số 44-HD/ĐNTW ngày 25/12/2004 của Ban Đối ngoại Trung ương) và Quy chế quản lý cán bộ của các cơ quan, tổ chức này.
* Chú ý: Tất cả đối tượng trên sau khi trở về nước, trong vòng 07 ngày phải có văn bản báo cáo kết quả chuyến đi cho UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan được biết.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
- Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg ngày 11/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân;
- Thông tư số 02/2008/TT-BNG, ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
- Công văn số 1428/UBND-NV ngày 16/5/2006 của UBND tỉnh về việc cán bộ công chức, viên chức, nhân viên ra nước ngoài.
3. Chuẩn y đăng ký hoạt động cho các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh ĐắkLắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: Vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00.
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Giấy phép hoạt động tại Việt Nam do Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ cấp còn thời hạn. Đơn đề nghị của người đứng đầu tổ chức phi Chính phủ viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh gửi UBND tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ, nêu rõ mục tiêu của chương trình, dự án và kế hoạch hoạt động tại địa phương. Văn bản chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt; Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh sẽ có Công văn trả lời trong thời gian sớm nhất sau khi Sở Ngoại vụ đã trình và tham mưu cho UBND tỉnh.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: “Giấy đăng ký hoạt động” theo mẫu quy định tại Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 340/TTg, ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
(Dùng cho TCPCPNN đã được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Căn cứ Điều 10 của Quy chế về hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Tổ chức .....................................................................................................................................
Được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam số ......................, ngày ......... tháng ........... năm .............., của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, xin đăng ký hoạt động như sau:
1) Phạm vi hoạt động: ..............................................................................................................
2) Nội dung lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................
3) Các chương trình dự án do tổ chức thực hiện trong địa bàn tỉnh:
STT | Tên và nội dung dự án | Thời gian thực hiện | Địa bàn thực hiện dự án | Cơ quan đối tác dự án | Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án |
01 |
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
4) Cơ quan đầu mối Việt Nam: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
5) Người chịu trách nhiệm các hoạt động của tổ chức tại Việt Nam:
Ông: ........................................... | Ngày sinh: ............................ |
Quốc tịch: .................................. | Chức danh: ........................... |
6) Thời hạn Giấy đăng ký hết hiệu lực: (theo Giấy phép được cấp):
....................................................................................................................................................
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chuẩn y việc đăng ký hoạt động Số ........ ngày ..... tháng ..... năm ...... | Ngày ..... tháng ..... năm ...... Tổ chức . ...................................... T/M UBND TỈNH ĐẮK LẮK CHỦ TỊCH |
4. Quy trình tiếp nhận các dự án phi Chính phủ nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh ĐắkLắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6(Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Tờ trình đề nghị thẩm định dự án của đơn vị tiếp nhận dự án; Văn kiện dự án bằng ngôn ngữ được Bên tài trợ sử dụng và bản dịch tiếng Việt đã được thống nhất giữa Chủ dự án và Bên tài trợ; Văn bản thông báo cam kết tài trợ cho chương trình, dự án của Bên tài trợ; Bản Ghi nhớ hoặc Thoả thuận viện trợ được ký kết giữa đại diện của đơn vị nhận tài trợ và đại diện Bên tài trợ; Văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan đối với chương trình, dự án (nếu có); Bản sao Giấy phép đã được Ủy ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ cấp cho các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (theo Quyết định số 340/QĐ-TTg, ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ). Trong trường hợp chưa có Giấy phép, Cơ quan đề nghị phải có văn bản giải trình rõ về việc này; Số lượng hồ sơ cung cấp theo đề nghị của Sở Ngoại vụ: 08 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Tuỳ theo tính chất Dự án, chờ thành viên Ban công tác về các tổ chức PCPNN tỉnh (Ban công tác) thẩm định và cho ý kiến.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 24/05/1996);
- Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ;
- Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05/6/2001 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành “Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2010”;
- Quyết định số 1477/QĐ-UB ngày 19/6/2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ tỉnh;
- Công văn số 66/CV-UB ngày 10/01/2002 về vận động, quản lý, thực hiện và báo cáo hoạt động của các dự án NGO trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Công văn số 387/CV-UB ngày 28/02/2002 về triển khai, thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài;
- Công văn số 818/CV-UB ngày 22/4/2002 về chấn chỉnh công tác vận động và sử dụng viện trợ phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 42/UBND-TH ngày 05/01/2006 của UBND tỉnh về tiếp nhận các dự án viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
5. Quyết định cho phép sử dụng thẻ đi lại của các doanh nhân APEC (thẻ ABTC)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: Vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC ghi rõ: Họ và tên người xin cấp thẻ, tên công ty, chức vụ, số hộ chiếu, mã số thuế, số giấy đăng ký kinh doanh hặc giấy chứng nhận đầu tư. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký mã số thuế. Bản sao có chứng thực các giấy tờ hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế nhà nước trong 06 tháng gần nhất. Bản sao có chứng thực hợp đồng, thanh lý hợp đồng, giấy tờ hải quan chứng nhận có quan hệ với đối tác từ các nước thành viên trong khối APEC. Bản sao các quyển hộ chiếu chứng minh thường xuyên đi lại các nước trong khối APEC (mang bản gốc để đối chiếu). Giấy đăng ký mẫu chữ ký của Giám đốc công ty, đối với Phó giám đốc phải có giấy ủy quyền của Giám đốc công ty. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/2/2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC, có hiệu lực ngày 22/3/2006;
- Thông tư 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC theo Quyết định 45/2006 có hiệu lực ngày 18/10/2006.
6. Tiếp nhận hàng viện trợ phi Chính phủ
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ để nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh ĐắkLắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thông báo của Bên tài trợ về việc cung cấp hàng viện trợ cho đơn vị (nêu rõ nội dung viện trợ, mục tiêu viện trợ, đối tượng thụ hưởng viện trợ); Tờ trình xin tiếp nhận hàng viện trợ phi dự án của đơn vị nhận tài trợ. Danh mục cụ thể các hàng viện trợ theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCP nước ngoài; Ước tính tổng giá trị nếu là viện trợ dưới dạng hiện vật hoặc xác định rõ tổng giá trị viện trợ dưới dạng tiền mặt; Đối với các khoản cứu trợ khẩn cấp, ngoài những yêu cầu được nêu trên cần nêu rõ mức độ thiệt hại, những nhu cầu thiết yếu trước mắt cần giải quyết ngay trong thời gian xảy ra trường hợp khẩn cấp. Số lượng hồ sơ: 08 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Đối với các mục thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu tại Điều 6, khoản 1, điểm c, d, e, g Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài:
- Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 USD trở lên.
- Các khoản viện trợ phi dự án hỗ trợ các hoạt động có nội dung nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (điểm b: Mọi chương trình, dự án có nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, cải cách hành chính, văn hoá thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh).
- Các chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (ô tô, xe máy, hàng hoá và trang thiết bị đã qua sử dụng và một số loại tân dược theo danh mục được quy định) theo quy định của Chính phủ.
- Các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể (Bên tài trợ không ấn định cứu trợ cho một địa phương cụ thể nào): sau 30 ngày làm thủ tục thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 10 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bên tài trợ kết quả phê duyệt để tiến hành ký kết và thực hiện.
- Đối với các mục thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các tổ chức nhân dân nêu tại Điều 6, khoản 2, mục b, c của Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài: các khoản viện trợ phi dự án có giá trị dưới 200.000 USD (trừ khoản 1d và 1e Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài); Mọi khoản cứu trợ khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể: quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt chương trình do Cơ quan chủ quản quy định và ban hành; Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Cơ quan chủ quản thông báo cho Bên tài trợ về quyết định phê duyệt để tiến hành ký kết và thực hiện.
- Đối với các khoản viện trợ khắc phục hậu quả sau khẩn cấp (nêu tại Điều 2 Khoản 6 của Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCP nước ngoài: “Cứu trợ khẩn cấp”: là khoản viện trợ phi dự án được thực hiện khẩn trương ngay sau khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp (thiên tai hoặc các tai họa khác) và kéo dài tối đa là 2 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt. Sau thời hạn trên, nếu khoản cứu trợ này vẫn được tiếp tục thì được coi là viện trợ khắc phục hậu quả sau khẩn cấp.) được triển khai dưới dạng chương trình, dự án, quy trình và thủ tục thẩm định, phê duyệt được áp dụng như nêu trên.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ thực hiện việc tham mưu với UBND tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định đối với những Dự án có giá trị từ 200.000 USD trở xuống.
- Thủ Tướng Chính phủ quyết định đối với những Dự án có giá trị trên 200.000 USD.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với các chương trình, dự án do cơ quan Trung ương triển khai tại tỉnh:
- Trước khi cơ quan Trung ương quyết định phê duyệt cần phải có ý kiến của UBND tỉnh Đắk Lắk. Nếu chương trình dự án do Trung ương triển khai tại địa phương mà chưa có ý kiến của UBND tỉnh Đắk Lắk thì chưa được triển khai thực hiện tại tỉnh.
* Đối với chương trình, dự án do Trung ương triển khai tại địa phương (đã được phê duyệt và đã có ý kiến của UBND tỉnh):
- Đơn vị thực hiện chương trình, dự án của tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ đầy đủ cho Sở Ngoại vụ để theo dõi, quản lý. Tuỳ theo tính chất, quy mô, phạm vi của chương trình, dự án nếu xét thấy cần thiết, Sở Ngoại vụ sẽ trưng cầu ý kiến của thành viên Ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài của tỉnh, Sở sẽ tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt lại.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định 340/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
- Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ;
- Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 việc ban hành “Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2010”;
- Quyết định số 1477/QĐ-UB ngày 19/6/2008 v/v thành lập Ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ của tỉnh;
- Công văn số 66/CV-UB ngày 10/01/2002 về vận động, quản lý, thực hiện và báo cáo hoạt động của các dự án NGO trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Công văn số 387/CV-UB ngày 28/02/2002 về triển khai, thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài;
- Công văn số 818/CV-UB ngày 22/4/2002 về chấn chỉnh công tác vận động và sử dụng viện trợ phi Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
7. Xin phép tổ chức Hội nghị, Hội thảo Quốc tế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ về Sở Ngoại vụ tỉnh ĐắkLắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra: nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30; Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00).
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận văn thư của UBND tỉnh hoặc chờ nhận qua đường công văn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải ghi rõ các nội dung sau đây: Mục đích của hội nghị, hội thảo quốc tế; Nội dung của hội nghị hội thảo quốc tế; Thời gian và địa điểm tổ chức; Địa điểm tham quan khảo sát (nếu có); Thành phần tham gia tổ chức gồm: Cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có); Thành phần tham dự gồm: Số lượng đại biểu, cơ cấu thành phần đại biểu (Bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu nước ngoài); Bản sao hộ chiếu của các đại biểu nước ngoài; Nguồn kinh phí; Ý kiến của cơ quan liên quan (nếu có); Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư; Các tài liệu liên quan đến hội nghị, hội thảo quốc tế (danh sách, chương trình, nội dung, bài phát biểu…). Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với các hội thảo tư vấn du học có người nước ngoài tham gia cần bổ sung thêm các tài liệu sau đây: văn bản ký kết hợp tác về du học, đào tạo giữa Công ty với phía nước ngoài. Thư từ giao dịch chứng nhận đại diện của phía nước ngoài tham dự hội thảo.Chương trình hội thảo. Các tài liệu liên quan được giới thiệu tại hội thảo (giới thiệu về trường, các chương trình đào tạo, học bổng…).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định 122/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo Quốc tế tại Việt Nam.
- 1 Công văn số 1071/TTg-TCCV về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 30/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003