ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2179/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 25/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 59/TTr-STC ngày 31/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đính kèm Chương trình).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc và thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một và các tổ chức có liên quan thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 51/NQ-CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ NỢ CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
1. Mục tiêu
Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đối với công tác quản lý tài chính- ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý nợ công để góp phần đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra về thu, chi ngân sách của tỉnh đến năm 2020, đảm bảo cân đối ngân sách của tỉnh góp phần đóng góp tích cực vào việc giữ vững an ninh tài chính quốc gia, cụ thể:
- Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 24% GRDP; tổng thu bằng khoảng 1,59 lần giai đoạn 2011-2015, trong đó: Thu nội địa chiếm khoảng 73%, thu xuất nhập khẩu chiếm khoảng 27%.
- Tỷ lệ chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020 khoảng 8-9% GRDP. Trong tổng chi ngân sách tỉnh, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 43% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 36%), chi thường xuyên khoảng 52%.
2. Yêu cầu
Cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương và giải pháp chủ yếu về cơ cấu lại nguồn thu, nhiệm vụ chi, quản lý nợ công để đảm bảo tài chính ngân sách của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
Xác định rõ nhiệm vụ của các ngành, các cấp; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tạo môi trường và động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho NSNN
Cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
Tăng cường ổn định vĩ mô, đảm bảo phát triển bền vững. Phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tối thiểu bằng mục tiêu kế hoạch 5 năm và hằng năm đề ra.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công; Rà soát các danh mục, chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm vốn NSNN, vốn vay nợ công đối với các chương trình, dự án chưa thực sự cần thiết, không đủ căn cứ để xác định tính hiệu quả hoặc yêu cầu cần thiết đầu tư; Rà soát, đổi mới để khuyến khích hơn nữa đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực mà tỉnh cần nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ cao, tiên tiến, dự án ít sử dụng lao động, thân thiện môi trường; loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể đảm nhận, bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả; Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp nhà nước; minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu nhà nước, tăng cường trách nhiệm giải trình của người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển. Thúc đẩy các doanh nghiệp đã cổ phần thực hiện niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm minh bạch hóa thông tin.
Đẩy mạnh đổi mới khu vực dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở tăng cường giao quyền tự chủ trên các mặt tổ chức, biên chế, hoạt động và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy xã hội hóa; cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; phấn đấu đến năm 2020 thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công; thực hiện đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong cung cấp dịch vụ công; tạo môi trường bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công sử dụng NSNN.
Tổng kết, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về NSNN, quản lý nợ công và pháp luật về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí; xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra vi phạm.
Đổi mới tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến xuyên suốt trong bộ máy quản lý nhà nước và xã hội về tư tưởng ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ pháp luật thu, chi ngân sách và nợ công, đặc biệt là những lĩnh vực, khâu dễ xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí; các hành vi vi phạm quy định quản lý tài chính - ngân sách, nợ công và quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, đảm bảo việc phản ánh trung thực, bao quát tài sản, thu nhập và nguồn gốc hình thành.
Tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (đặc biệt với đất đai, tài nguyên, tài sản tại khu vực sự nghiệp công) nhằm huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và cải cách thủ tục hành chính trong thu nộp ngân sách; vừa tạo điều kiện cho người nộp thuế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn thuế; đổi mới, áp dụng các biện pháp, kỹ năng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, giảm tỷ trọng nợ đọng thuế.
Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ, tinh giản bộ máy, biên chế; nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong lĩnh vực chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, tập trung vào các dịch vụ thiết yếu, ngân sách nhà nước phải đảm bảo, hỗ trợ; rà soát các chính sách, chế độ an sinh - xã hội; tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính- NSNN trung hạn; từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Kiểm soát chặt chẽ nợ công hằng năm trong giới hạn, mục tiêu đề ra; đảm bảo dư địa dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn; giảm thiểu rủi ro về kỳ hạn nợ, rủi ro tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, lãi suất, tín dụng; bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, chỉ phát sinh vốn vay khi nhu cầu thật sự cấp bách và cần thiết và chỉ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thực sự có hiệu quả, phải đảm bảo khả năng cân đối nguồn trả nợ.
5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính - NSNN và nợ công
Siết chặt kỷ luật tài khóa, ngân sách, nợ công; thực hiện thu-chi trong phạm vi dự toán, vay nợ, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; chỉ ban hành cơ chế chính sách khi có nguồn đảm bảo; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn, điều chỉnh tổng mức đầu tư các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để nợ xây dựng cơ bản mới. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện công khai minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình NSNN và nợ công.
Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; triển khai chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức nhà nước theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII; thực hiện bổ nhiệm cán bộ công chức dựa vào thành tích, kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị.
III. TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Căn cứ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Chương trình này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng có chuyên mục tuyên truyền về nội dung Nghị quyết số 51/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động này.
3. Giao Sở Tài chính theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình này; xây dựng, báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng theo quy định.
4. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một đề xuất gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Kế hoạch 496/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 1983/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động tổ chức thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW và Chương trình 12-CTr/TU về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2017 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 246/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1 Quyết định 246/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 19-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 1983/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động tổ chức thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW và Chương trình 12-CTr/TU về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3 Kế hoạch 496/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do tỉnh An Giang ban hành