ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2198/QĐ-UBND | Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 16 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÊ DUYỆT CƠ ĐIỆN, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN NÔNG, LÂM SẢN SAU THU HOẠCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2012 – 2017.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ lập Đề án phát triển cơ điện, sơ chế, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2010- 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 312/TTr-SNN-KH ngày 03/10/2012.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cơ điện, sơ chế, chế biến bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2017, với những nội dung chính sau:
1. Tên đề án: “Đề án phát triển cơ điện, sơ chế, chế biến bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2017
2. Địa điểm thực hiện: trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cơ quan thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn.
5. Mục tiêu đề án:
5.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiện trạng và nhu cầu phát triển cơ điện trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch; từ đó đề ra giải pháp tổng thể và các dự án cần thiết nhằm giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và giá trị nông lâm sản sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2017.
5.2. Mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2017 đạt được các mục tiêu sau:
- Nâng sản lượng nông sản (lúa, bắp, khoai mì) được sấy bằng máy từ 10% ở thời điểm hiện tại lên 50% vào cuối năm 2017.
- Tăng diện tích lúa được thu hoạch bằng phương pháp một giai đoạn (bằng máy gặt đập liên hợp) từ 50% hiện nay lên 100% khi đề án kết thúc.
- Có ít nhất 01 dây chuyền sơ chế, bảo quản, đóng gói nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta được triển khai hoạt động để nâng cao giá trị thương phẩm, nâng cao uy tín và thương hiệu trái cây tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Có ít nhất 03 dây chuyền sơ chế, tạm trữ rau an toàn được triển khai hoạt động để nâng cao mức độ cơ giới hóa, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao uy tín và thương hiệu rau an toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Có ít nhất 02 cơ sở cung cấp dịch vụ san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng laser được triển khai hoạt động, phục vụ cho nhu cầu cải tạo và kiến thiết đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng cơ giới hóa; nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch; góp phần xây dựng ngành sản xuất nông nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển bền vững và hiện đại.
6. Nội dung đề án:
- Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Tình hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010 và các dự báo liên quan.
- Đánh giá hiện trạng và nhu cầu phát triển cơ giới hóa trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đề xuất mục tiêu và giải pháp tổng thể phát triển cơ điện trong lĩnh vực vực sơ chế, chế biến, bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đề xuất các Dự án điểm cần thiết và ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2012- 2017, bao gồm:
+ Dự án phổ biến công nghệ sấy và máy sấy đa năng dùng cho lúa, bắp, cà phê quả và khoai mỳ lát.
+ Dự án phổ biến công nghệ san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng laser để cải tạo và kiến thiết đồng ruộng.
+ Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, tạm trữ nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta.
+ Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, tạm trữ rau an toàn.
7. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 4.015.000.000 đồng (Bốn tỷ, không trăm mười lăm triệu đồng chẵn), bao gồm:
- Kinh phí đầu tư các dự án điểm: 3.615.000.000 đồng (gồm: dự án phổ biến công nghệ sấy và máy sấy đa năng 390.000.000 đồng; dự án phổ biến công nghệ san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng laser 475.000.000 đồng; dự án xây dựng cơ sở sơ chế, tạm trữ nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta 1.860.000.000 đồng; dự án xây dựng cơ sở sơ chế, tạm trữ rau an toàn 890.000.000 đồng).
- Kinh phí quản lý đề án: 400.000.000 đồng.
8. Nguồn vốn: ngân sách tỉnh.
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Sở Khoa học Công nghệ; các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đề án theo nội dung được phê duyệt tại điều 1; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở, ngành liên quan; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 3959/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
- 2 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch giai đoạn 2008-2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Nghị quyết 102/2007/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch giai đoạn 2008 – 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 38/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch giai đoạn 2008-2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2 Nghị quyết 102/2007/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch giai đoạn 2008 – 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 3959/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020