Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2199/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 08 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT PHỐT PHO VÀNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế;

Căn cứ Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 29/11/2005 của UBND tỉnh Lào Cai về việc chấp thuận Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng của Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai tại Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 033146 của UBND tỉnh Lào Cai cấp ngày 26/11/2009 cho Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai, lô đất số 37, Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng;

Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số 12 121 000 308 ngày 29/11/2011 của UBND tỉnh Lào Cai cấp cho Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 4826/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Quyết định chủ trương đầu tư;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 293/TTr-SXD ngày 16/6/2015,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng với những nội dung như sau:

(Có hồ sơ thiết kế quy hoạch chi tiết kèm theo).

1. Vị trí, ranh giới lập quy hoạch.

- Vị trí: Thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Ranh giới: Được xác định như hồ sơ kèm theo.

2. Quy mô lập quy hoạch.

Quy mô diện tích: Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 201.580m2 (đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 174.199m2).

3. Tính chất khu vực lập quy hoạch.

Hình thành một Khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

4. Quy hoạch sử dụng đất.

Được phân thành các khu chức năng gồm:

4.1. Khu hành chính (khu điều hành).

Là khu điều hành mọi hoạt động của khu vực, ký hiệu HC. Được bố trí tại các vị trí thuận lợi, tách biệt đối với các khu sản xuất của nhà máy. Tổng diện đất là 6.305m2. Mục đích xây dựng nhà điều hành, nhà thí nghiệm, nhà ở công nhân, nhà thường trực, nhà ăn ca, nhà để xe.

4.2. Khu sản xuất (xây dựng nhà công nghiệp).

Quy hoạch 11 khu nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của nhà máy; tổng diện tích là 97.765m2.

- Khu sản xuất 1, ký hiệu CN1: Ô đất có diện tích 3.930m2. Mục đích xây dựng nhà sản xuất phân bón tổng hợp.

- Khu sản xuất 2, ký hiệu CN2: Ô đất có diện tích 3.175m2. Mục đích xây dựng nhà kho sản phẩm hợp chất từ phốt pho.

- Khu sản xuất 3, ký hiệu CN3: Ô đất có diện tích 5.835m2. Mục đích xây dựng nhà kho sản xuất STTP, nhà sản xuất PCL và nhà sản xuất H3PO4.

- Khu sản xuất 4, ký hiệu CN4: Ô đất có diện tích 1.350m2. Mục đích xây dựng nhà ép gạch Block.

- Khu sản xuất 5, ký hiệu CN5: Ô đất có diện tích 17.965m2. Mục đích xây dựng nhà kho thành phẩm P4; bể chứa P4; xưởng cơ điện; nhà nồi hơi, đốt khí đuôi; khu xử lý nước lò số 1&2; nhà lò số 1&2; khu đốt bùn P4.

- Khu sản xuất 6, ký hiệu CN6: Ô đất có diện tích 1.555m2. Mục đích xây dựng nhà đóng bánh quặng bunke, phối liệu lò 1&2.

- Khu sản xuất 7, ký hiệu CN7: Ô đất có diện tích 1.095m2. Mục đích xây dựng nhà nồi hơi đất than.

- Khu sản xuất 8, ký hiệu CN8: Ô đất có diện tích 4.750m2. Mục đích xây dựng nhà kho chứa quặng 1 và quăczit.

- Khu sản xuất 9, ký hiệu CN9: Ô đất có diện tích 9.875m2. Mục đích xây dựng nhà kho nguyên liệu 1&2; kho chứa quặng mịn, nhà cầu băng tải quắc zít, nhà kho quặng aptit loại 2, trạm biến áp 2.

- Khu sản xuất 10, ký hiệu CN10: Ô đất có diện tích 30.405m2. Mục đích xây dựng nhà cầu băng tải; bunke phối liệu; kho chứa nguyên liệu tiêu chuẩn; khu đóng bánh quặng; khu xử lý khí, bãi chứa quặng mịn; khu sấy nguyên liệu; nhà kho chứa nguyên liệu; kho chứa nguyên liệu mở rộng; băng tải chở quặng mịn.

- Khu sản xuất 11, ký hiệu CN11: Ô đất có diện tích 17.830m2. Mục đích xây dựng nhà nồi hơi; nhà đốt bùn nghèo; nhà ép bùn; nhà kho chứa sản phẩm đóng phuy, kho chứa sản phẩm P4, nhà lò, bể tôi xỉ, trạm biến áp 3, hệ thống xử lý nước sản xuất.

4.3. Khu đất các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Ô đất có tổng diện tích đất là 4.590m2. Mục đích xây dựng các công trình trạm biến áp, trạm xử lý nước, trạm cứu hỏa, trạm cân điện tử.

4.4. Khu bãi chứa nguyên liệu ngoài trời.

Khu đất bãi nguyên liệu, ký hiệu BNL. Tổng diện tích 1.035m2. Mục đích hình thành các bãi tập kết nguyên liệu (bãi chứa gạch block, bãi tập kết sỉ).

4.5. Bãi xuất kho.

Khu đất bãi xuất kho, ký hiệu BXK. Diện tích 2.835m2. Mục đích là khu vực kho bãi tập kết trước khi xuất kho.

4.6. Hồ điều hòa.

Khu vực hồ điều hòa, ký hiệu HĐH. Diện tích 8.550m2. Mục đích là hình thành khu vực điều hòa môi trường nước, không khí....

4.7. Khu cây xanh cảnh quan.

Tổng diện tích là 21.190m2 với mục đích tạo bóng mát, tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu môi trường trong khu vực nhà máy; tạo ra cảnh quan môi trường sinh thái đồng thời là dải cây xanh cách ly giữa các khu chức năng của khu vực nhà máy với các khu vực lân cận.

4.8. Đất giao thông.

Gồm hệ thống bố trí đường giao thông, vỉa hè, kè taluy kỹ thuật, với diện tích 59.310m2. Mục đích phục vụ cho các chức năng liên quan tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch.

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

5.1. Giao thông.

a) Giải pháp thiết kế:

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được nghiên cứu, mạng lưới giao thông thiết kế đáp ứng được khả năng kết nối giao thông với các vùng xung quanh, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa.

b) Giao thông đối ngoại:

Bao gồm hai tuyến đường giao thông theo quy hoạch chung trong khu công nghiệp Tằng Loỏng đi hai bên khu quy hoạch, do đó rất thuận lợi về việc kết nối giao thông cho khu quy hoạch.

c) Giao thông nội bộ:

Trên cơ sở sắp xếp các khu chức năng trong sử dụng đất và địa hình của khu quy hoạch thiết kế các tuyến đường giao thông nội bộ phù hợp với chức năng của khu quy hoạch. Các tuyến đường quy hoạch cụ thể:

- Đường P1: có chiều dài L=414.65m, chiều rộng Bm=9m.

- Đường P2: có chiều dài L=472.08m, chiều rộng Bm=9m.

- Đường P3: có chiều dài L=313.9m, chiều rộng Bm=9m.

- Đường P4: có chiều dài L=84.31m, chiều rộng Bm=9m.

- Đường P5: có chiều dài L=397.48m, chiều rộng Bm=6m.

- Đường P6: có chiều dài L=123.45m, chiều rộng Bm=4m.

- Đường P7: có chiều dài L=51.22m, chiều rộng Bm=14m.

d) Kết cấu mặt đường: Sử dụng Kết cấu mặt đường BTXM

5.2. Chuẩn bị kỹ thuật.

a) San nền:

Thiết kế trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông, quy hoạch san nền được xác định trên nguyên tắc:

- Đảm bảo được thoát nước mặt bằng.

- Phù hợp với độ dốc các tuyến đường để tránh đào sâu cống thoát nước.

- Đảm bảo hạn chế đào đắp và cân bằng đào đắp tại chỗ để đạt hiệu quả khi đầu tư xây dựng.

- Các mặt bằng trong khu quy hoạch được san theo cao độ trung bình được thể hiện trong bản vẽ và có độ dốc mặt bằng trung bình 0,5%.

b) Thoát nước mặt:

- Xây dựng một hệ thống nước hoàn chỉnh trong khu vực quy hoạch.

- Thiết kế hệ thống cống chịu lực dọc theo đường để thu nước trên bề mặt của đường và hệ thống thoát nước chân taluy để thu nước mái taluy và mặt bằng. Toàn bộ nước mặt được thu vào hệ thống cống và phần lớn thoát vào hồ điều hòa, một phần nhỏ thoát ra đường theo quy hoạch tại đầu tuyến đường P1. Độ dốc, hướng dốc của cống cơ bản theo độ dốc dọc các tuyến đường, tại các vị trí ngược chiều dốc sử dụng biện pháp dìm cống.

5.3. Cấp nước.

a) Nguồn cung cấp nước:

Nguồn cung cấp nước chính cho khu công nghiệp hiện nay là nhà máy nước Tả Thàng, đấu nối với dự án đường ống cấp nước sinh hoạt và sản xuất chạy dọc đường D1.

Hiện nay nhà máy nước Tả Thàng đã được mở rộng, nâng công suất từ 40.000 m3/ngđ lên 60.000m3/ngđ. Ngoài ra, theo quy hoạch của nhà máy nước, để phục vụ cung cấp đủ nước cho khu công nghiệp khi mở rộng, sẽ xây dựng thêm các trạm cấp nước tại thôn Tằng Loỏng 2, nguồn nước lấy từ thượng nguồn suối Trát và suối Mã Ngan, công suất 20.000 m3/ngđ và trạm cấp nước tại thôn Phú Hợp lấy nguồn nước từ nhánh khác của suối Nhuần ở phía Nam khu công nghiệp. Từ 3 nguồn trên nguồn cung cấp nước đạt công suất 90.000m3/ngđ cung cấp cho khu công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.

b) Tiêu chuẩn cấp nước.

- Nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt được tính toán dựa theo công nghệ dây truyền sản xuất. Đối với khu vực nhà máy nước được dùng tuần hoàn và lượng nước bổ sung trong quá trình sản xuất vào khoảng 850m3/ngđ.

- Nước cho tưới cây: 50m3/ha x 2ha = 100m3/ngđ.

- Nước cho rửa đường: 25m3/ha x 5.9 ha = 120m3/ngđ.

- Tổng cộng: 1070m3/ngày đêm.

c) Mạng lưới đường ống cấp nước.

c1. Nước sinh hoạt và sản xuất.

- Vật liệu đường ống cấp nước dùng nhựa TTK. Trên các vị trí cao nhất của mạng lưới đường ống có bố trí van xả khí D25. Tại các điểm thấp nhất có bố trí van xả cạn D300. Tại các nút của mạng lưới bố trí van khóa để có thể sửa chữa khi cần thiết.

- Nước cấp cho sản xuất, sinh hoạt, cứu hỏa được cung cấp từ tuyến ống chính D350. Đường kính ống phân phối được chọn trên cơ sở tính toán thủy lực với giờ dùng nước lớn nhất. Mạng lưới được thiết kế theo mạng vòng cành cây đảm bảo cấp nước liên tục. Các ống nhánh phân phối nước tới từng nhà máy trong khu công nghiệp có đường kính D80 và mỗi nhà máy có 1 đồng hồ đo nước.

c2. Hệ thống cấp nước chữa cháy:

- Hệ thống cấp nước chữa cháy thiết kế là hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp với áp lực tự do tại các trụ nước chữa cháy ≥ 10m.

- Trụ nước chữa cháy được bố trí các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống, khoảng cách giữa hai trụ nước chữa cháy kề nhau khoảng 100-150 m.

d) Giải pháp cấp nước:

- Quy hoạch 2 hệ thống tuyến ống cấp nước riêng biệt: Nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nước phục vụ nhu cầu sản xuất cho các nhà máy.

- Bố trí các nút van chặn phù hợp cho quản lý nước từng khu vực

- Sử dụng loại ống TTK cấp cho sinh hoạt và sản xuất có PN10

- Đường ống cấp nước được chôn sâu dưới vỉa hè dọc theo hệ thống đường giao thông trong khu. Độ sâu chôn ống trung bình từ: 0,6 - 1,0 m.

6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

6.1. Thoát nước thải.

a) Giải pháp thoát nước thải sinh hoạt:

- Nguồn nước thải bao gồm các loại nước rửa, nước xả toilet từ các khu vệ sinh và nước thải từ khu nhà bếp và nước thải từ khu nhà ở công nhân. Nhằm giảm thiểu các tác động do nước thải sinh hoạt quy hoạch sử dụng các biện pháp thu gom và xử lý bằng bể tự hoại cải tiến trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Mô hình bể phốt dự kiến lựa chọn loại bể 3 ngăn bố trí ngay dưới các khu nhà vệ sinh hoặc dưới nền của khu nhà ở công nhân. Nước thải sinh hoạt từ các khu bếp, tắm, vệ sinh của công trình được xử lý trong các bể tự hoại

b) Giải pháp thu gom và xử lý nước tuần hoàn trong công nghiệp.

- Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn vận hành, lưu lượng nước sử dụng hàng ngày khoảng 1100m3/ngđ trong đó phần nước công nghệ chủ yếu sử dụng tuần hoàn sau xử lý cặn tại các bể xử lý bố trí riêng cho từng xưởng sản xuất và yêu cầu nước đầu vào phù hợp.

- Với mục đích sản xuất của các nhà xưởng nước tuần hoàn được xử lý trên cơ sở hệ thống các bể lắng tách cặn, làm mát và mục đích sử dụng khác nhau ở mỗi xưởng bố trí công các hạng mục xử lý nước tuần hoàn riêng.

- Đối với hệ thống rửa khí, xử lý khí thải: Nước từ các hệ thống xử lý khí thải được đưa đến bể tản nhiệt, trung hòa bằng vôi sữa trước khi đưa đến bể lắng cặn và tuần hoàn sử dụng. Trong khu vực quy hoạch bố trí 02 hệ thống nước rửa khí đối với các khói khí thải từ các khu vực: sấy nguyên liệu và tinh chế.

- Bể chứa nước tuần hoàn của các phân xưởng được thiết kế có đáy chống thấm, chịu ăn mòn hóa chất và được kè đã xung quanh và được lót đáy chống thấm. Bể dùng để chứa nước thải sau khi đã được xử lý để quay vòng tuần hoàn.

6.2. Vệ sinh môi trường.

Rác thải trong khu vực quy hoạch gồm rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Rác thải công nghiệp là các chất thải rắn của các nhà xưởng sản xuất công nghiệp, kho thành phẩm, bãi thải xỉ được tính toán với tiêu chuẩn 0,3 tấn/ha/ngđ; Rác thải sinh hoạt từ các khu nhà ăn, nhà ở tập thể, nhà điều hành tính toán với tiêu chuẩn 1,2kg/người.ngđ; dự kiến tổng khối lượng chất thải rắn là 1.5 tấn/ngđ.

a) Thu gom rác thải sinh hoạt:

- Các vị trí phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu gồm khu vực bếp ăn, nhà ở công nhân, khu vực nhà xưởng sản xuất,...

- Rác thải sinh hoạt hàng ngày được tổ chức thu gom và vận chuyển đến bãi rác của KCN Tằng Loỏng.

b) Thu gom rác thải công nghiệp:

- Rác thải công nghiệp được thu gom và vận chuyển đổ thải tại bãi thải được bố trí tại khu vực quy hoạch.

- Nước rỉ từ bãi thải này được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy, xử lý đảm bảo QCVN 40/2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp loại B trước khi xả vào hệ thống cống thoát nước chung của KCN.

c) Thu gom xử lý rác thải công nghiệp nguy hại:

Chất thải nguy hại của nhà máy chủ yếu phát sinh từ phòng hóa nghiệm là các vỏ chai lọ đựng hóa chất và các loại giẻ lau dính dầu do hoạt động duy tu bảo dưỡng thiết bị. Các chất thải nguy hại được thu gom riêng xử lý và bảo quản trong nhà kho chứa xây dựng theo đúng qui chuẩn kỹ thuật.

7. Cấp điện.

7.1. Nguồn điện, trạm biến áp.

- Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch lấy từ đường dây trung thế 35KV khu công nghiệp Tằng Loỏng thuộc lộ 371 và 372 E20-1, giáp nhà máy.

- Dựa vào bảng tính toán nhu cầu sử dụng điện của khu quy hoạch, dự kiến xây dựng mới 02 trạm biến áp phân phối 400kVA-35/0,4kV đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khu hành chính, điều hành, các khu kho bãi, công nghiệp công suất sử dụng điện nhỏ. Xây dựng 04 trạm biến áp phục vụ các khu sản xuất công nghiệp công suất sử dụng điện lớn, các trạm biến áp công nghiệp có thể điều chỉnh vị trí, công suất trạm cho phù hợp với dây truyền sản xuất công nghiệp, sẽ được làm rõ trong bước lập dự án. Tổng công suất các trạm biến áp khu quy hoạch khoảng 3600kVA.

7.2. Lưới điện.

- Lưới điện trung thế: Xây dựng mới các tuyến đường dây nổi 35kV cấp điện từ điểm đấu lộ 371 và 372 tới các trạm biến áp phân phối khu vực quy hoạch.

- Lưới hạ áp 0,4KV: Xây mới lưới điện hạ thế sử dụng cáp vặn xoắn trên cột BTLT cấp điện từ các trạm biến áp xây mới tới từng khu chức năng trong khu vực quy hoạch.

- Lưới điện chiếu sáng: Xây dựng mới đường dây chiếu sáng dọc các tuyến đường giao thông, sử dụng chụp đèn trên cột BTLT bộ đèn cao áp bóng Sodium 150-250W. Chiếu sáng kết hợp cấp điện sinh hoạt.

8. Thông tin liên lạc.

Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp với quy mô và nhu cầu của khu quy hoạch, cho phép cung cấp dịch vụ đến mọi khu vực cần thiết trong khu quy hoạch.

9. Đánh giá tác động môi trường. Theo quy định hiện hành.

Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt Sở Xây dựng, Chủ đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:

1. Công bố công khai quy hoạch cho tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn biết và thực hiện quy hoạch.

2. Tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch ngoài thực địa. Giao UBND huyện Bảo Thắng và cơ quan có thẩm quyền quản lý mốc giới theo quy định.

3. Thực hiện đầu tư các hạng mục theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như điều 3 QĐ;
- Công ty TNHH Đông Nam Á LC (04 bản);
- Chánh Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT, QLĐT

CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong