ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2015/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 05 tháng 05 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 6/11/2013;
Căn cứ Văn bản hợp nhất Luật thi đua, khen thưởng số 16/VBHN ngày 13/12/2013 của Văn Phòng Quốc hội;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. Nghị định số 39/2012/NĐ-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện theo quy định.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ; Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2015 QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Quy chế này quy định nội dung, phương pháp tổ chức phong trào thi đua; đối tượng thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng; hoạt động khối thi đua; trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền quyết định khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh. Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh; quy định chi tiết về hồ sơ thủ tục khen thưởng, tổ chức trao thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham gia các phong trào thi đua, khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; xử lý hành vi vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.
1. Tập thể, cá nhân trong các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và người dân trong tỉnh.
2. Cá nhân, tập thể ngoài tỉnh; cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.
1. Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.
2. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
3. Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất: chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và cá nhân có nhiều sáng kiến trong lao động, công tác.
4. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
5. Khen thưởng phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.
6. Thời gian đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.
7. Trong 01 năm, mỗi tập thể hoặc cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng không quá 02 Bằng khen (kể cả thành tích kinh tế - xã hội hoặc chuyên đề); trừ trường hợp khen thưởng đột xuất.
8. Cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia khối thi đua do tỉnh tổ chức được xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thông qua bình xét của khối thi đua; không xét khen theo thành tích kinh tế - xã hội do cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị.
Điều 4. Việc tổ chức hội thi, hội diễn, tôn vinh giải thưởng
Việc tổ chức hội thi, hội diễn, tôn vinh và đề ra các giải thưởng có liên quan đến khen thưởng và trao giải thưởng; phải được đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ); Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng đối với các trường hợp do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức.
Điều 5. Thành lập khối thi đua của tỉnh
1. Khối thi được thành lập trên cơ sở đăng ký tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có hoạt động chuyên môn, Đảng, đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc, quy mô, loại hình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và phân công trưởng khối, phó trưởng khối thi đua hoạt động trên địa bàn tỉnh.
2. Trên cơ sở phong trào thi đua hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung thành viên các Khối thi đua của tỉnh cho phù hợp.
Điều 6. Phân cấp việc phân chia khối thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua
1. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Liên minh hợp tác xã tỉnh căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc, quy mô, loại hình để quyết định phân khối thi đua cho phù hợp sau khi đã thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ.
2. Các đơn vị, địa phương được giao phân chia khối thi đua chỉ định khối trưởng, hướng dẫn xây dựng các nội dung, tiêu chí thi đua, tổ chức ký kết giao ước thi đua, bình xét, suy tôn khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho các đơn vị tham gia khối thi đua.
Điều 7. Hoạt động khối thi đua
1. Tổ chức hoạt động khối thi đua
- Xây dựng kế hoạch công tác của khối thi đua hàng năm, tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ hàng năm, xây dựng quy chế hoạt động của khối thi đua theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Sở Nội vụ.
- Phối kết hợp tổ chức các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị; trao đổi kinh nghiệm, biện pháp tổ chức thi đua; xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Trong năm, các khối thi đua phải tổ chức ít nhất 01 hoạt động chung như: tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, các mô hình, cách làm hay, các điển hình tiên tiến... nhằm nâng chất lượng hoạt động khối thi đua.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua của khối để đánh giá kết quả hoạt động và triển khai phương hướng nhiệm vụ, biện pháp thực hiện.
- Báo cáo tình hình thi đua, khen thưởng của khối thi đua 6 tháng, hàng năm gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ.
2. Trách nhiệm của các thành viên trong khối thi đua
- Trưởng khối thi đua có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phó Trưởng khối xây dựng kế hoạch công tác năm; xây dựng nội dung, tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong khối; xây dựng quy chế hoạt động của khối thi đua; xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác thi đua trong khối; chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, bình xét khen thưởng; thực hiện báo cáo thi đua của khối theo quy định.
- Thành viên trong khối thi đua có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế hoạt động, chương trình công tác của khối; tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào thi đua của khối; thực hiện chế độ báo cáo thi đua theo quy định cho Trưởng khối.
TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 8. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
2. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề, các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ) để theo dõi.
Điều 9. Nội dung, phương pháp tổ chức phong trào thi đua
1. Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua để đề ra chỉ tiêu, nội dung thi đua cụ thể. Nội dung và chỉ tiêu thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, năng lực thực tế và yêu cầu phát triển của ngành, địa phương, đơn vị; phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và đúng quy định pháp luật.
2. Tổ chức phát động phong trào thi đua, đăng ký và ký kết giao ước thi đua trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương, khối thi đua; triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra phong trào thi đua. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chú trọng công tác chỉ đạo điểm. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phong trào thi đua, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm, những nhân tố mới, mô hình mới đã xuất hiện trong phong trào thi đua; xét chọn, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc.
Đối với việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do đơn vị, địa phương phát động có thời gian từ 01 năm trở xuống thì cấp nào phát động thi đua do cấp đó thực hiện hình thức khen thưởng.
Đối với việc tổng kết phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do đơn vị, địa phương phát động có thời gian từ 5 năm, 10 năm...(năm chẵn) thì đơn vị, địa phương chủ trì lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích thật sự xuất sắc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, số lượng khen thưởng không quá 03 tập thể và 05 cá nhân (Trường hợp đề nghị số lượng cao hơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).
Đối với việc tổng kết phong trào thi đua theo đợt theo chuyên đề do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động hoặc do các đơn vị phát động mà có phạm vi ảnh hưởng rộng trên toàn tỉnh thì việc tổng kết và khen thưởng thực hiện theo kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phát động, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi toàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phát động, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi toàn huyện.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm phát động, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi quản lý; chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp để tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tổ chức tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
3. Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua; phổ biến những kinh nghiệm và nêu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a. Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b. Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
c. Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Quy chế này.
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
Các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân thực hiện theo khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Điều 12. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Đơn vị được xét tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh phải có phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả và đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (sau đây sử dụng Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội để viện dẫn trong văn bản).
2. Được suy tôn đơn vị dẫn đầu khối thi đua của tỉnh; mỗi đơn vị, địa phương quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này lựa chọn 01 đơn vị xuất sắc nhất trong các khối thi đua của đơn vị, địa phương mình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ. Riêng đối với các phong trào thi đua theo chuyên đề của ngành Công an, Quân sự mỗi ngành được tặng 03 cờ, ngành Giáo dục - Đào tạo được tặng 04 cờ cho 04 bậc học (Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm vào dịp tổng kết năm cho các tập thể tiêu biểu, lựa chọn trong số các tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn theo quy định lại Điều 28 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn Phòng Quốc hội. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết thắng” được xét tặng vào dịp tổng kết năm cho các tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” do cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ theo nguyên tắc sau:
a. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh xét: Doanh nghiệp, hợp tác xã...(trừ các tập đoàn kinh tế Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, phân xưởng).
b. Đối với cơ quan cấp tỉnh xét: Phòng, ban và tương đương thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương.
c. Đối với cấp huyện xét: Phòng, ban và tương đương: các đơn vị trực thuộc cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
d. Đối với đơn vị sự nghiệp xét: Trường học, bệnh viện và tương đương; các đơn vị trực thuộc như khoa, phòng.
Điều 15. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
Danh hiệu ‘‘Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng mỗi năm một lần; đối tượng, tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại Điều 24 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
Điều 16. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Được xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị, địa phương; tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại Điều 23 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội;
2. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Điều 17. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” và Danh hiệu Thôn (làng, tổ dân phố) văn hóa
Được xét tặng hàng năm thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG VÀ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Giấy khen tặng cho tập thể, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 74, Điều 75 và Điều 76 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì phát động thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết chuyên đề thì cơ quan, đơn vị, địa phương đó khen thưởng, nguồn kinh phí khen thưởng sử dụng từ nguồn kinh phí cấp cho hoạt động chuyên đề đó.
Điều 19. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 72 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
2. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 72 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
3. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất xuất sắc trong các lĩnh vực: An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng chống cháy, nổ; phòng, chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn, trong một số lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và tác dụng nêu gương, trong toàn tỉnh.
4. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân nhiều đóng góp trong hoạt động nhân đạo, từ thiện; các doanh nghiệp tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trong việc tổ chức thành công tại các hội chợ, trong các hoạt động xúc tiến thương mại do sở, ngành cấp tỉnh tổ chức.
5. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân là người Việt Nam ở ngoài tỉnh, ở nước ngoài; tập thể, cá nhân người nước ngoài có công đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh Kon Tum trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội hoặc lĩnh vực khác.
6. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
7. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tặng cho đơn vị được bình chọn trong các khối thi đua của tỉnh (khối thi đua có từ 09 đơn vị trở xuống được bình chọn 02 đơn vị xếp vị trí nhì và ba để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen; khối thi đua có từ 10 đơn vị trở lên được bình chọn 03 đơn vị xếp vị trí nhì, ba và tư để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen).
Thực hiện theo Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, Khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ, HỒ SƠ THỦ TỤC KHEN THƯỞNG
Điều 21. Thẩm quyền quyết định, trao tặng
Thẩm quyền quyết định, trao tặng thực hiện theo quy định tại Điều 79, 80, 81 và Điều 82 Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, Khen thưởng số 16/VBHN-VPQH ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Văn phòng Quốc hội.
Điều 22. Quy định về thời gian trình hồ sơ khen thưởng
Thời gian nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng hàng năm đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp tỉnh, cấp nhà nước đến hết ngày 28/02 của năm sau. Riêng đối với tập thể, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng đến hết ngày 20/7 năm sau. Các trường hợp khen thưởng sơ kết, tổng kết chương trình mục tiêu (khen thưởng chuyên đề) gửi hồ sơ trước ngày trao thưởng ít nhất 10 ngày làm việc; trường hợp khen thưởng đột xuất gửi hồ sơ trước 05 ngày làm việc.
Điều 23. Quy định về thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Đối với hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ;
2. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh; danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ;
2. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện.
Điều 25. Thông báo kết quả khen thưởng
1. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền, cơ quan thẩm định thông báo cho đơn vị trình khen thưởng biết.
2. Tập thể, cá nhân không đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ khen thưởng tại bộ phận văn thư) cơ quan thẩm định phải thông báo cho đơn vị trình khen biết.
3. Nếu hồ sơ không đúng tuyến trình, cơ quan thẩm định thông báo và trả hồ sơ cho đơn vị trình khen thưởng.
Điều 26. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ khen thưởng của cấp mình và cấp cơ sở để thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ, giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân hoặc xác nhận cho các đối tượng hưởng chính sách khi có yêu cầu. Chế độ bảo quản hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về Iưu trữ.
Điều 27. Tổ chức trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua được công bố, trao tặng và đón nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ;
2. Yêu cầu, trình tự, nghi thức tổ chức trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 26, 27 và Điều 28 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ;
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG, MỨC THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 28. Quỹ thi đua, khen thưởng
Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo Chương V Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.
Điều 29. Quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quản lý Quỹ thi đua khen thưởng theo Điều 69 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
2. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
a. Nguồn hình thành: Thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính.
b. Mức trích: Thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính.
Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tỷ lệ trích Quỹ thi đua, khen thưởng trong dự toán ngân sách hàng năm. Mức trích tối đa từ nguồn ngân sách nhà nước bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách.
3. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung Ương Mặt trận tổ quốc các cấp và tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ tài chính.
4. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là các hội) thực hiện theo khoản 4 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính.
5. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo khoản 5 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính.
6. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hợp tác xã và trong các lĩnh vực khác thực hiện theo khoản 6 Điều 3 Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/201 1 của Bộ Tài chính.
7. Khen thưởng chuyên đề (các chương trình mục tiêu) được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của chương trình mục tiêu đó.
Điều 30. Tiền thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng
Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được làm tròn lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
1. Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất.
2. Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua.
3. Trong cùng một thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ TRONG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng
Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng; nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng; hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể được khen thưởng và các cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng; khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thủ tục hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu thực hiện theo Điều 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Điều 25, 26 Thông tư 07/2014/ TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ.
1. Căn cứ quy định tại Quy chế này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện. Ngoài các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định trong Quy chế này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể có các hình thức động viên khác nhưng không trái với Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; tỉnh chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, thực hiện Quy chế này./.
- 1 Quyết định 29/2018/QÐ-UBND quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành đã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2018
- 3 Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành đã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2018
- 1 Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020
- 2 Hướng dẫn 779/HD-SNV năm 2015 thực hiện Quyết định 49/2014/QĐ-UBND về Quy chế công tác thi đua, khen thưởng do Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 172/2015/QĐ-UBND Quy định công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Bắc Giang
- 6 Kế hoạch 6968/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7 Thông tư 07/2014/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định 65/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 9 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật thi đua, khen thưởng do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 10 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 12 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Điều lệ Sáng kiến kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13 Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
- 14 Quyết định 1463/QĐ-UBND năm 2011 quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 15 Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng do Bộ Tài chính ban hành
- 16 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 17 Quyết định 1286/2009/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Cao Bằng
- 18 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 20 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 21 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Quy chế công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020
- 2 Hướng dẫn 779/HD-SNV năm 2015 thực hiện Quyết định 49/2014/QĐ-UBND về Quy chế công tác thi đua, khen thưởng do Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 172/2015/QĐ-UBND Quy định công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Bắc Giang
- 6 Kế hoạch 6968/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7 Quyết định 1463/QĐ-UBND năm 2011 quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8 Quyết định 1286/2009/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Cao Bằng