- 1 Nghị định 92/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
- 2 Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 8 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 3 Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường
- 4 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 5 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 10 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- 11 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 12 Nghị định 92/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
- 13 Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 14 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 16 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 18 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 19 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2020/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 20 tháng 7 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 323/TTr-STNMT ngày 23 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
1. Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về hồ sơ pháp lý môi trường:
a) Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất trên địa bàn tỉnh thuộc danh mục Phụ lục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. Đối với các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, phương án cải tạo phục hồi môi trường là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc lập báo cáo đối với các dự án xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); đối với các dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
b) Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường:
Các dự án đầu tư mới hoặc các dự án đầu tư mở rộng quy mô, công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
Việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện trước khi xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Các dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành và các dự án, cơ sở đã đi vào vận hành (bao gồm cả các dự án mở rộng quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động) mà chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương, thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án, cơ sở phù hợp về quy hoạch, chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở phải thực hiện như sau:
a) Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định;
b) Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Chủ dự án, chủ cơ sở phải triển khai thực hiện và hoàn thành các công trình xử lý chất thải, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định; lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình hoạt động có phát sinh lượng chất thải, khí thải công nghiệp và xả thải lớn, ảnh hưởng đến môi trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Khoản 2 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 theo quy định tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn (cơ sở quy định tại Khoản 1 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh; khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định) phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc khí thải tự động, liên tục được sử dụng để cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh xả thải lớn (quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải; cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Khoản 2 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải; cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh... thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần) phải lắp đặt quan trắc môi trường nước thải tự động và truyền số liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định”.
2. Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo Quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp:
a) Thống nhất và ký văn bản thỏa thuận đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp;
Đối với cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại Điểm 2 Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.”
3. Điều 12 được sửa đổi như sau:
“Điều 12. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế
1. Phân định chất thải y tế:
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT); chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 03 nhóm sau:
a) Chất thải lây nhiễm bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: Kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
c) Chất thải y tế thông thường bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
2. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tiêu hủy chất thải rắn; thu gom xử lý nước thải, khí thải tại các cơ sở y tế thực hiện theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT”.
4. .Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và du khách phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo Điều 77 Luật bảo vệ môi trường và Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, ngoài ra phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường và bảng hướng dẫn thực hiện tại các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch, điểm du lịch;
b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường;
d) Thường xuyên phổ biến, giáo dục cho du khách và cộng đồng dân cư tại các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch, điểm du lịch về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng, xả rác đúng nơi quy định.”
5. Điểm b Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 75 Luật bảo vệ môi trường”.
6. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi như sau:
“2. Các hoạt động chiếm dụng đất rừng phải thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”.
7. Điểm d Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi như sau:
“d) Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính đến yếu tố trượt giá tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai”.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2409/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 5354/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Khoản 8 Điều 7 Quyết định 2607/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới Hà Nội do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 30/2020/QĐ-UBND về phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4 Quyết định 20/2021/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 80/2016/QĐ-UBND