THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH
Việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu xác định sự cần thiết và tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp nói chung và Thi hành án dân sự nói riêng, xác định khả năng áp dụng mô hình này trong toàn quốc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa một số hoạt động hành chính, tư pháp.
2. Địa bàn và thời gian thực hiện:
a) Địa bàn thực hiện: tại thành phố Hồ Chí Minh
b) Thời gian thực hiện: thời gian thực hiện thí điểm là từ 2009 – 2012.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:
Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.
b) Có trình độ cử nhân luật.
c) Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, trọng tài viên, điều tra viên, luật sư.
d) Đã qua lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại.
a) Thừa phát lại hành nghề thông qua văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập. Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
b) Điều kiện mở văn phòng Thừa phát lại bao gồm:
- Có nhân viên giúp việc, trong đó bắt buộc phải có kế toán;
- Có địa điểm để làm văn phòng với diện tích bảo đảm và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;
- Phải mở tài khoản và đăng ký thuế;
- Phải có ký quỹ 100 triệu đồng hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
5. Về phạm vi, thủ tục thực hiện công việc được làm của Thừa phát lại:
Thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:
a) Xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự.
b) Tống đạt giấy tờ của Tòa án và của Cơ quan thi hành án dân sự cho đương sự.
c) Lập vi bằng có giá trị chứng cứ chứng minh trong xét xử.
d) Các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại.
Việc giải quyết khiếu nại đối với hoạt động của Thừa phát lại thực hiện như sau:
a) Giám đốc Sở Tư pháp giải quyết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
b) Trong trường hợp không đồng ý với giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp, thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
c) Đối với việc lập vi bằng, nếu không đồng ý với công việc Thừa phát lại làm, người yêu cầu có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc tố cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại của công dân, thực hiện theo pháp luật hiện hành.
Khi thực hiện công việc theo yêu cầu, Thừa phát lại được thu phí Thừa phát lại theo nguyên tắc: đối với những loại công việc mà Nhà nước đã quy định về phí đang được áp dụng thì khi thực hiện các công việc này, Thừa phát lại thu phí theo các quy định hiện hành; đối với những loại công việc mà hiện nay Nhà nước chưa quy định về phí và một số công việc khó khăn, phức tạp, thì phí Thừa phát lại do Thừa phát lại và bên yêu cầu thực hiện công việc thỏa thuận.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về phí Thừa phát lại.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Trong đó văn phòng Thừa phát lại (dưới hình thức là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh) được xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trong thời gian thí điểm.
9. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại trong thời gian thí điểm:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại có nhiệm vụ, quyền hạn: hướng dẫn, kiểm tra hoạt động Thừa phát lại; ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại; bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm Thừa phát lại.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương. Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương.
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại:
Trên cơ sở Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự 2008, giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và trình tự thủ tục hoạt động của Thừa phát lại và Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về thủ tục hoạt động của Thừa phát lại và phí Thừa phát lại.
2. Tiến độ thực hiện:
a) Quý I – II năm 2009: hoàn chỉnh thể chế và tuyên truyền về Thừa phát lại; làm thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm Thừa phát lại.
b) Quý III năm 2009: bổ nhiệm Thừa phát lại và thành lập một số văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh (thành lập từ 3 đến 5 văn phòng Thừa phát lại).
c) Giữa năm 2010 sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại; nếu thuận lợi sẽ thành lập thêm một số văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh.
d) Cuối năm 2012 sẽ tổng kết việc thực hiện thí điểm: đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, làm cơ sở cho việc triển khai chính thức tại các địa phương trong cả nước.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 485/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 1531/QĐ-BTP năm 2013 về chọn địa phương thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
- 3 Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 5 Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
- 1 Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 2 Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1531/QĐ-BTP năm 2013 về chọn địa phương thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
- 4 Quyết định 485/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành