ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 21 tháng 10 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển Cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển Cà phê bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển Cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Quan điểm phát triển
Phát triển Cà phê tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy hoạch ngành và lĩnh vực khác có liên quan của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên về đất đai, hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
II. Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2020
1. Mục tiêu chung: Phát triển Cà phê tỉnh Lâm Đồng với hiệu quả cao và bền vững, phát triển công nghiệp chế biến với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Ổn định diện tích cà phê đến năm 2020 vào khoảng 150.000 ha, trong đó có khoảng 15-20% diện tích cà phê chè.
- Nâng năng suất bình quân cà phê nhân toàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 3,1-3,2 tấn/ha, sản lượng khoảng 460.000-480.000 tấn/năm.
- Nâng cao năng lực chế biến cà phê nhân của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn; đến năm 2020 năng lực chế biến cà phê nhân đạt 440.000-450.000 tấn (chiếm 90-95% sản lượng cà phê của toàn tỉnh), trong đó 70% sản lượng được chế biến theo quy mô công nghiệp và 40% được chế biến theo công nghệ chế biến ướt. Hình thành một số nhà máy tinh chế cà phê với công nghệ hiện đại để chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan.
III. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch diện tích trồng, vùng trồng và tái canh cà phê:
a) Khuyến khích đầu tư chiều sâu các giải pháp kỹ thuật để khai thác tối đa hiệu quả diện tích đất trồng cà phê, chuyển đổi diện tích trồng cà phê không có trong quy hoạch, không phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng cà phê ổn định khoảng 150.000ha, chia thành 02 vùng:
- Vùng có độ cao trên 800m so với mực nước biển có điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, ưu tiên phát triển cà phê chè với diện tích khoảng 25.000-30.000 ha, chiếm khoảng 15-20% diện tích cà phê toàn tỉnh tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt.
- Vùng có độ cao từ 300m đến 800 m so với mực nước biển có điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, phát triển cà phê vối là chủ yếu với diện tích khoảng 120.000-125.000 ha, chiếm khoảng 75-80% diện tích cà phê toàn tỉnh tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, thành phố Bảo Lộc và một số xã tại 03 huyện phía Nam. Đối với cà phê mít duy trì diện tích hiện có, chỉ trồng mới cà phê mít xen canh với cây trồng khác, trồng tại đầu lô, bờ bao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
b) Phát triển 04 vùng chuyên canh cà phê có quy mô lớn tại các huyện: Di Linh 41.000 ha, Lâm Hà 40.000 ha, Bảo Lâm 29.000 ha và Đức Trọng 15.800 ha để hình thành những vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
c) Phát triển vùng sản xuất cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest đạt 50-60% diện tích để cung cấp cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
d) Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ canh tác, công nghệ giống (ghép chồi, trồng tái canh), công nghệ tưới đạt khoảng 25.000 ha vào năm 2020 (chiếm 16,7% tổng diện tích) tại các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đam Rông, thành phố Bảo Lộc. Đồng thời xác định một số vùng sinh thái phù hợp để phát triển các giống cà phê chè cao cấp (Moka, Katura, Bourbone...), cà phê chè hữu cơ tại thành phố Đà Lạt, huyện Đam Rông và huyện Lạc Dương để hình thành một trong những vùng cà phê chè có chất lượng cao trên thế giới.
đ) Thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, với tổng diện tích khoảng 39.000-40.000 ha, trong đó: ghép cải tạo khoảng 18.000 ha; trồng tái canh khoảng 20.000 ha (cà phê vối 14.000 ha, cà phê chè 6.000 ha); trồng mới 1.500 ha. Đối với những khu vực có điều kiện thích hợp, mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê vối sang cà phê chè để nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Quy hoạch chế biến cà phê:
a) Quy hoạch chế biến cà phê nhân:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị (phân loại, đánh bóng cà phê xuất khẩu) và nâng công suất các cơ sở chế biến cà phê hiện có tại thành phố Bảo Lộc, các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm.
- Thu hút đầu tư, xây dựng mới các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu, với công suất 5.000 - 20.000 tấn/nhà máy/năm tại thành phố Bảo Lộc, các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà; nhà máy chế biến cà phê chè theo công nghệ chế biến ướt với công suất từ 2.000-3.000 tấn/nhà máy/năm tại Cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt.
- Đến năm 2020, các cơ sở chế biến đảm bảo năng lực chế biến được 90-95% sản lượng cà phê nhân của tỉnh và đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
b) Quy hoạch chế biến cà phê tiêu dùng:
- Chế biến cà phê bột: thu hút đầu tư 01 nhà máy chế biến cà phê bột công suất 2.000 tấn/năm tại thành phố Bảo Lộc, cùng với nâng công suất của các cơ sở chế biến cà phê bột hiện có trên địa bàn để nâng tổng công suất chế biến cà phê bột lên 4.000 tấn sản phẩm/năm, chiếm 8% sản lượng cà phê bột toàn quốc.
- Chế biến cà phê hòa tan: thu hút đầu tư một số nhà máy chế biến cà phê hòa tan, với tổng công suất 4.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà (chiếm 12,7% công suất quy hoạch của vùng Tây Nguyên) để tạo ra sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
3. Quy hoạch hệ thống kho chứa bảo quản:
- Hệ thống kho chứa bảo quản cà phê của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến cà phê hiện có (có sức chứa khoảng 350.000 tấn) đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dự trữ sản lượng cà phê của tỉnh; do đó, không mở rộng thêm diện tích kho chứa, khuyến khích đầu tư để nâng cấp hệ thống kho chứa hiện có đáp ứng yêu cầu lưu trữ cà phê nhân xuất khẩu (như đảm bảo độ ẩm, phòng chống côn trùng gây hại, giảm tỷ lệ hao hụt...).
- Đối với các nhà máy chế biến cà phê xây dựng mới, đầu tư hệ thống kho tương ứng với nhu cầu về nguyên liệu để chế biến.
4. Khái toán vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016- 2020 là 4.058 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách nhà nước: 406 tỷ đồng (chiếm 10%): Nhà nước hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khu, cụm công nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cà phê Lâm Đồng.
b) Vốn của doanh nghiệp, nhân dân, nguồn vốn khác: 3.652 tỷ (90%). Doanh nghiệp và nhân dân đầu tư sản xuất, thâm canh; xây dựng cơ sở thu mua; chế biến cà phê; dịch vụ tiêu thụ cà phê.
Riêng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất cà phê như thủy lợi, điện, giao thông,... thực hiện lồng ghép với các chương trình khác; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng trọng điểm cà phê bằng các phương thức phù hợp với quy định của pháp luật.
IV. Giải pháp thực hiện
1. Khoa học công nghệ:
- Tập trung cải thiện cơ cấu giống thông qua chương trình tái canh, cải tạo giống cà phê nhằm tăng năng suất bình quân lên khoảng 31-32 tạ/ha, đưa Lâm Đồng trở thành vùng cà phê robusta có năng suất cao nhất cả nước. Trong đó, ưu tiên sản xuất chồi ghép đạt chất lượng cao cung cấp kịp thời cho chương trình ghép cải tạo giống và sản xuất cây giống cà phê ghép đáp ứng kịp thời nhu cầu tái canh.
- Căn cứ bản đồ nông hóa, xác định lượng phân bón cần thiết cho cây cà phê theo từng giai đoạn sinh trưởng và từng vùng sinh thái để khuyến cáo nhân dân áp dụng các công thức bón phân hợp lý, tiết kiệm, giảm lượng phân bón dư thừa gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường sinh thái.
- Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về phát triển cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu, như: trồng cây che bóng (cây muồng, các cây họ đậu, cây mắc ca và cây ăn trái); ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm (tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động, tưới phun) nhằm tiết kiệm công lao động, nước tưới, phân bón.
- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê, tăng cường việc sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế chế phẩm hóa học trong việc chăm sóc, phòng chống dịch hại cây cà phê.
- Ưu tiên ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật canh tác mang tính bền vững để nâng cao diện tích cà phê được cấp chứng chỉ (4C, UTZ, RainForest...) lên 50-60% tổng diện tích canh tác toàn tỉnh vào năm 2020.
- Nghiên cứu, áp dụng cơ giới hóa một số khâu chăm sóc, thu hoạch cà phê, giảm khoảng 35-40% công chăm sóc và thu hoạch.
- Khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải (nhất là chế biến cà phê ướt) trong quá trình sản xuất; nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm được chế biến từ vỏ quả cà phê sau sơ chế (như: nước lên men, phân vi sinh, than hoạt tính) để nâng cao hiệu quả của quá trình sơ chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.
- Vận động nhân dân không thu hái quả xanh, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ sơ chế, bảo quản, sân phơi, nhà kho để hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm achrotoxin A.
2. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất:
- Khuyến khích mở rộng liên kết giữa nông hộ, trang trại sản xuất cà phê với doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê,... tiếp tục phát triển các liên kết từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, thu mua, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê theo hướng giảm các khâu trung gian và nâng cao vai trò doanh nghiệp trong việc đầu tư nguồn lực và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và quy định có liên quan tạo sự ổn định về đầu ra, nâng cao thu nhập người trồng cà phê.
- Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, khuyến khích người trồng cà phê phát triển liên kết giữa các hộ, hình thành các liên minh sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để sản xuất cà phê với quy mô lớn.
3. Cải thiện hệ thống thu mua:
- Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực tài chính hình thành các đại lý thu mua tại các vùng sản xuất tập trung để trực tiếp thu mua sản phẩm từ người sản xuất, giảm khâu trung gian.
- Phát triển các mô hình liên minh trong sản xuất và tiêu thụ cà phê giữa doanh nghiệp và người nông dân theo hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật canh tác cà phê, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản cho người nông dân, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng cà phê; các doanh nghiệp thu mua được cà phê có chất lượng tốt, sản lượng ổn định theo hợp đồng.
- Xây dựng mô hình HTX kiểu mới, thực hiện các chức năng cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời thực hiện các dịch vụ xay xát, sấy khô, đầu tư kho bảo quản tạm trữ cà phê, trực tiếp thu mua hoặc nhận ký gửi cà phê, ứng vốn hoặc vật tư đầu vào cho các hộ sản xuất.
4. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm, quảng bá thương hiệu cà phê tại thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
- Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn để được xây dựng thương hiệu mới hoặc gắn với nhãn hiệu cà phê đã được công nhận như cà phê Di Linh, cà phê chè Langbiang,... nhằm phát triển thương hiệu hiện có trên thị trường trong nước và ngoài nước; xây dựng mới thương hiệu cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt, sớm đưa sản phẩm cà phê chè có chất lượng cao vào các hệ thống kinh doanh cà phê có uy tín trên thế giới.
5. Thu hút vốn đầu tư:
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu; đồng thời, huy động nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất, xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến cà phê.
- Tiếp tục phối hợp với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nhân dân tái canh, cải tạo giống cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn tỉnh; đồng thời, phát triển mạng lưới tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu cà phê.
- Bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua các chương trình, dự án, tranh thủ nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và nội vùng trong diện tích trồng cà phê, thủy lợi, điện, khu, cụm công nghiệp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BT, PPP,.. tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, giảm chi phí vận chuyển.
- Kêu gọi doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính, thị trường tiêu thụ đầu tư vào sản xuất, thu mua, xuất khẩu làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cà phê theo hướng chất lượng cao.
6. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất cà phê:
- Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch các ngành thủy lợi, giao thông vận tải; hệ thống điện 3 pha tại các địa phương quy hoạch sản xuất cà phê tại các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc gắn với các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới,...
- Rà soát, mở mới các tuyến đường giao thông nội đồng, giao thông nội vùng trong diện tích trồng cà phê để thực hiện cơ giới hóa trong vận chuyển vật tư nông nghiệp, sản phẩm cà phê, giảm thiểu sức lao động phổ thông, giảm chi phí trong sản xuất.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở nghiên cứu, chọn giống cà phê theo Kế hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp và vật nuôi, thủy sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vật tư nông nghiệp.
7. Giải pháp về quản lý nhà nước:
- Tăng cường quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tập trung quản lý các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cà phê trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, giảm chi phí, hạn chế rủi ro trong sản xuất.
- Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thực hiện, lựa chọn, sử dụng giống cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái, tăng cường việc sử dụng giống ghép để phát huy ưu thế về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, phục hồi và phát triển các giống cà phê có chất lượng cao.
- Hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình chăm sóc, tái canh, cải tạo giống cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống thu mua, chế biến và lưu trữ cà phê tại các địa bàn nông thôn theo quy định của Nhà nước và chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh theo từng thời kỳ.
- Cải cách thủ tục xuất khẩu, tạo điều kiện xuất khẩu trực tiếp cà phê từ Lâm Đồng, tránh qua các khâu trung gian.
- Đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thực hiện tạm trữ cà phê nhằm tránh thiệt hại do biến động giá cà phê thế giới.
- Phối hợp với hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và tập đoàn sản xuất kinh doanh cà phê lớn trên thế giới (ICO, FAO, Nestlé, Danida, GTZ, Tập đoàn Neumann Kaffee Gruppe,v.v...) xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về phát triển cà phê trong giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.
b) Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
c) Thường xuyên kiểm tra và giám sát, định kỳ 6 tháng và trước ngày 15/12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình, kết quả thực hiện quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo mục tiêu đề ra.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện theo các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DIỆN TÍCH QUY HOẠCH CÀ PHÊ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT | Địa phương | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
I | Diện tích trồng | 143.212 | 155.172 | 150.000 |
1 | Đà Lạt | 3.805 | 3.948 | 3.000 |
2 | Bảo Lộc | 8.363 | 8.888 | 8.000 |
3 | Đam Rông | 5.840 | 7.649 | 7.500 |
4 | Lạc Dương | 2.621 | 3.373 | 3.000 |
5 | Lâm Hà | 39.445 | 40.215 | 40.000 |
6 | Đơn Dương | 1.097 | 1.769 | 1.500 |
7 | Đức Trọng | 12.822 | 17.272 | 15.850 |
8 | Di Linh | 41.527 | 41.651 | 41.000 |
9 | Bảo Lâm | 27.134 | 29.098 | 29.000 |
10 | Đạ Huoai | 255 | 389 | 350 |
11 | Đạ Tẻh | 211 | 606 | 500 |
12 | Cát Tiên | 93 | 314 | 300 |
II | Năng suất (tấn/ha) | 2,43 | 2,63 | 3,20 |
1 | Đà Lạt | 2,54 | 2,12 | 3,20 |
2 | Bảo Lộc | 2,49 | 2,60 | 2,98 |
3 | Đam Rông | 1,98 | 2,45 | 3,12 |
4 | Lạc Dương | 2,54 | 2,78 | 2,50 |
5 | Lâm Hà | 2,47 | 2,74 | 3,52 |
6 | Đơn Dương | 2,54 | 2,80 | 1,80 |
7 | Đức Trọng | 2,44 | 2,67 | 2,82 |
8 | Di Linh | 2,42 | 2,52 | 3,44 |
9 | Bảo Lâm | 2,45 | 2,72 | 2,86 |
10 | Đạ Huoai | 1,01 | 1,15 | 2,10 |
11 | Đạ Tẻh | 1,73 | 1,42 | 2,33 |
12 | Cát Tiên | 2,00 | 2,33 | 2,23 |
III | Diện tích thu hoạch | 136.541 | 144.330 | 145.000 |
1 | Đà Lạt | 3.639 | 3.672 | 3.000 |
2 | Bảo Lộc | 7.876 | 8.183 | 8.000 |
3 | Đam Rông | 4.846 | 6.263 | 6.500 |
4 | Lạc Dương | 2.294 | 2.972 | 3.000 |
5 | Lâm Hà | 38.230 | 38.664 | 39.000 |
6 | Đơn Dương | 1.053 | 1.577 | 1.500 |
7 | Đức Trọng | 12.150 | 15.377 | 15.500 |
8 | Di Linh | 40.000 | 39.903 | 40.000 |
9 | Bảo Lâm | 26.102 | 27.064 | 27.800 |
10 | Đạ Huoai | 105 | 228 | 250 |
11 | Đạ Tẻh | 204 | 283 | 300 |
12 | Cát Tiên | 42 | 144 | 150 |
IV | Sản lượng nhân (tấn) | 332.035 | 379.186 | 463.726 |
1 | Đà Lạt | 9.257 | 7.802 | 9.600 |
2 | Bảo Lộc | 19.630 | 21.275 | 23.800 |
3 | Đam Rông | 9.610 | 15.350 | 20.305 |
4 | Lạc Dương | 5.817 | 8.265 | 7.500 |
5 | Lâm Hà | 94.237 | 105.890 | 137.430 |
6 | Đơn Dương | 2.671 | 4.410 | 2.700 |
7 | Đức Trọng | 29.600 | 41.118 | 43.750 |
8 | Di Linh | 96.800 | 100.596 | 137.500 |
9 | Bảo Lâm | 63.870 | 73.480 | 79.581 |
10 | Đạ Huoai | 106 | 262 | 525 |
11 | Đạ Tẻh | 354 | 403 | 700 |
12 | Cát Tiên | 84 | 335 | 335 |
DIỆN TÍCH TÁI CANH CÀ PHÊ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: ha)
Tên địa phương | DT cần tái canh | Trong đó phân theo độ tuổi | DT Trồng mới | |||
≥ 15 năm | ≥ 20 năm | ≥ 25 năm | ≥ 30 năm | |||
* Tổng cộng | 39.998 | 16.680 | 9.421 | 11.714 | 683 | 1.500 |
- Cà phê vối (Robusta) | 32.498 | 11.036 | 9.135 | 11.644 | 683 |
|
- Cà phê chè (Arabica) | 7.500 | 5.644 | 286 | 70 |
| 1.500 |
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
1) Thành phố Đà Lạt | 2.477 | 2.266 | 211 |
|
|
|
- Cà phê vối | 20 | 15 | 5 |
|
|
|
- Cà phê chè | 2.457 | 2.251 | 206 |
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
2) Huyện Lạc Dương | 893 | 893 |
|
|
|
|
- Cà phê vối |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê chè | 893 | 893 |
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
3) Huyện Đam Rông | 415 | 150 | 80 | 70 | 15 | 100 |
- Cà phê vối | 15 |
|
|
| 15 |
|
- Cà phê chè | 400 | 150 | 80 | 70 |
| 100 |
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
4) Huyện Đơn Dương | 380 | 280 |
|
|
| 100 |
- Cà phê vối | 280 | 280 |
|
|
|
|
- Cà phê chè | 100 |
|
|
|
| 100 |
- Cà phê mít |
|
| 20 |
|
|
|
5) Huyện Đức Trọng | 2.350 | 2.150 |
|
| 200 |
|
- Cà phê vối | 1.100 | 900 |
|
| 200 |
|
- Cà phê chè | 1.250 | 1.250 |
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
6) Huyện Lâm Hà | 3.736 | 2.472 | 520 | 444 |
| 300 |
- Cà phê vối | 2.336 | 1.372 | 520 | 444 |
|
|
- Cà phê chè | 1.400 | 1.100 |
|
|
| 300 |
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
7) Huyện Di Linh | 10.200 | 1.850 | 1.000 | 6.350 |
| 1.000 |
- Cà phê vối | 9.200 | 1.850 | 1.000 | 6.350 |
|
|
- Cà phê chè | 1.000 |
|
|
|
| 1.000 |
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
8) Thành phố Bảo Lộc | 1.082 | 784 | 298 |
|
|
|
- Cà phê vối | 1.082 | 784 | 298 |
|
|
|
- Cà phê chè |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
9) Huyện Bảo Lâm | 18.160 | 5.650 | 7.192 | 4.850 | 468 |
|
- Cà phê vối | 18.160 | 5.650 | 7.192 | 4.850 | 468 |
|
- Cà phê chè |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
10) Huyện Đạ Huoai | 240 | 120 | 120 |
|
|
|
- Cà phê vối | 240 | 120 | 120 |
|
|
|
- Cà phê chè |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
11) Huyện Đạ Tẻh | 35 | 35 |
|
|
|
|
- Cà phê vối | 35 | 35 |
|
|
|
|
- Cà phê chè |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
12) Huyện Cát Tiên | 30 | 30 |
|
|
|
|
- Cà phê vối | 30 | 30 |
|
|
|
|
- Cà phê chè |
|
|
|
|
|
|
- Cà phê mít |
|
|
|
|
|
|
DIỆN TÍCH CÀ PHÊ ĐẾN NĂM 2020, TỈNH LÂM ĐỒNG PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh)
Stt | Đơn vị hành chính | Hạng mục | Năm 2015 | QH đến năm 2020 | ||
Tổng DT cà phê | Cà phê Chè | Tổng DT cà phê | Cà phê Chè | |||
| Toàn tỉnh | Diện tích trồng | 155.172 | 15.700 | 150.000 | 30.000 |
| DT thu hoạch | Ha | 144.330 | 15.448 | 145.000 | 26.910 |
| Năng Suất | Tấn/ha | 2,63 | 2,34 | 3,20 | 2,90 |
| Sản lượng | Tấn | 379.186 | 36.078 | 463.726 | 78.122 |
1 | Tp. Đà Lạt | Diện tích trồng | 3.948 | 3.220 | 3.000 | 3.000 |
2 | Đam Rông | Diện tích trồng | 7.649 | 1.350 | 7.500 | 4.500 |
3 | Lạc Dương | Diện tích trồng | 3.373 | 2.409 | 3.000 | 2.500 |
4 | Lâm Hà | Diện tích trồng | 40.215 | 3.830 | 40.000 | 11.900 |
5 | Đơn Dương | Diện tích trồng | 1.769 | 1.004 | 1.500 | 1.100 |
6 | Đức Trọng | Diện tích trồng | 17.272 | 3.820 | 15.850 | 7.000 |
- 1 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Quyết định 38/2017/QĐ-UBND sửa đổi Đề án cà phê xứ lạnh tại huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plong kèm theo Quyết định 33/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Cầu Đất Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 2897/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 5 Quyết định 3417/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 824/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hội Người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng
- 7 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành
- 10 Quyết định 1987/QĐ-BNN-TT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Quyết định 1462/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 41/2008/QĐ-UBND phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 13 Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp chuyên đề ban hành
- 14 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 15 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 41/2008/QĐ-UBND phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp chuyên đề ban hành
- 3 Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4 Quyết định 824/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hội Người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Cầu Đất Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng
- 7 Quyết định 38/2017/QĐ-UBND sửa đổi Đề án cà phê xứ lạnh tại huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plong kèm theo Quyết định 33/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
- 8 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành