Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2263/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 115/NQ-CP NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 39/2021/QH15 NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2021 CỦA QUỐC HỘI VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA 5 NĂM 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết s 115/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 692/TTr-STNMT ngày 18 tháng 10 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, quy trình ban hành Chương trình hành động tại Quyết định này.

2. Căn cứ vào Chương trình hành động ban hành kèm theo Quyết định này Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, cụ thể hóa trong Chương trình, kế hoạch công tác của ngành, cơ quan, địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các phòng: KT, TH, NC - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT - Hiệu 15 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Hậu

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 115/NQ-CP NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 39/2021/QH15 NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2021 CỦA QUỐC HỘI VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA 5 NĂM 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 2263/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình hành động của UBND tỉnh để triển khai thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ để các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan

1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Chủ động nghiên cứu để tham gia dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và tham gia dự thảo các văn bản (Nghị định, Thông tư...) cụ thể để thi hành Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung theo quy định.

- Rà soát các văn bản quy phạm, các quy định hiện hành không còn phù hợp cần phải điều chỉnh, hủy bỏ để kịp thời tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành các văn bản quy định cụ thể hóa các quy định của Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

1.2. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Chủ động nghiên cứu, rà soát các nội dung, quy định của hệ thống pháp luật về đất đai với các văn bản pháp luật khác có liên quan còn mâu thuẫn, chồng chéo. Đề xuất với UBND tỉnh về các giải pháp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2. Về khoa học và công nghệ

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai thuộc Dự án VILG 06 huyện: Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã, đề xuất triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng CSDL 03 huyện (Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên) và xã Chiềng Đen thuộc thành phố Sơn La. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, gồm: CSDL địa chính, CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, CSDL thống kê, kiểm kê đất đai, CSDL giá đất và kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai để cập nhật biến động đến từng thửa đất, công bố công khai, minh bạch tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đất đai theo quy định.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.2. Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai, hoàn thành việc kết nối, trao đổi thông tin giữa phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS với phần mềm dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống dữ liệu của cơ quan Thuế.

2.3. UBND các huyện, thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác xây dựng và hoàn thiện CSDL đất đai trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả phần mềm xây dựng, vận hành, khai thác CSDL đất đai thuộc dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai" (VBDLIS) trên địa bàn tỉnh.

3. Về nguồn lực

3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất hàng năm bố trí tối thiểu 10% nguồn thu ngân sách tỉnh (phần trích lại của tỉnh) để bố trí nguồn vốn thực hiện công tác đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành hệ thống thông tin đất đai, kiểm kê, thống kê đất đai và lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng giá đất... đảm bảo theo cơ chế quản lý điều hành ngân sách địa phương.

3.2. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động rà soát kế hoạch thực hiện các dự án đng thời với nguồn lực đầu tư đảm bảo thực hiện dự án phù hợp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

4. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi quỹ đất bị suy thoái

4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Tăng cường các giải pháp đưa đất vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, nhất là việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang các mục đích khác theo đúng quy định.

4.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh:

- Xác định ranh giới, tổ chức cắm mốc giới đối với diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên; tập trung trồng lại rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.

4.3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Tăng cường các giải pháp thúc đẩy, khuyến khích phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính. Lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ ít phát thải trong thu hút đầu tư các dự án đối với các khu vực nhạy cảm về môi trường.

4.4. UBND các huyện, thành phố

- Tăng cường các giải pháp nhằm cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm đất. Quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án di dời các khu dân cư, các cơ sở sản xuất ra khỏi vùng, khu vực có nguy cơ thiên tai, sạt lở, sụt lún.

5. Về thanh tra, kiểm tra

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất, hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.

6. Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức

6.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp tổ chức công bố, công khai Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với các cấp, các ngành và người dân nhận thức được kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

6.2. UBND các huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người sử dụng đất để các tổ chức, cá nhân nhận thức được kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất đúng mục đích được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng đất, không làm hủy hoại đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

6.3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

1.1. Tổ chức công bố, công khai Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1.2. Tập trung hoàn thiện xây dựng CSDL dự án VILG đảm bảo kết thúc dự án trước ngày 30 tháng 6 năm 2023 theo đúng tiến độ, kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đề xuất triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng CSDL đối với 03 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên đảm bảo đến năm 2025 được liên thông, kết nối CSDL đất đai với hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu MPLIS cấp tỉnh.

1.3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất, hành vi chốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.

1.4. Theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình hành động này.

1.5. Tổng hợp, tham mưu, đề xuất xây dựng báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 10 hằng năm theo quy định của Luật Đất đai.

2. UBND các huyện, thành phố

2.1. Tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Công khai diện tích bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất có rừng tự nhiên để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận theo thẩm quyền và quy định của pháp luật làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất của huyện, của tỉnh.

2.2. Tổ chức triển khai lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đảm bảo theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

2.3. Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng và hoàn thiện CSDL đất đai; tổ chức triển khai có hiệu quả phần mềm xây dựng, vận hành, khai thác CSDL đất đai thuộc dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai" (VBDLIS) trên địa bàn các huyện, thành phố.

2.4. Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất vào sử dụng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng đất và xử lý các vi phạm theo quy định.

2.5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.

3. Các S, ban, ngành

3.1. Căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

3.2. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 hằng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Luật Đất đai.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động này, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động đề xuất bằng văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.