Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2276/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ CẤP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỢT IV, NĂM 2017.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Công văn số 514/BKHCN-KHTH ngày 13/12/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2017 của các tỉnh, thành phố;

Căn cứ Quyết định số 4763/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017;

Căn cứ Quyết định số: 3625/QĐ-UBND ngày 16/10/2013; 1233/QĐ-UBND ngày 25/4/2014; 1644/QĐ-UBND ngày 30/5/2014; 1720/QĐ-UBND ngày 13/5/2015; 2780/QĐ-UBND ngày 30/7/2015; 3201/QĐ-UBND ngày 24/8/2015; 3063/QĐ-UBND ngày 15/8/2016; 3631/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc dừng thực hiện dự án SXTN cấp tỉnh;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 592/TTr-SKHCN ngày 20/6/2017 của Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt IV, năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt IV, năm 2017, gồm: 14 nhiệm vụ

Trong đó:

- Cấp cho 05 nhiệm vụ đã nghiệm thu: 482.291.000 đồng

- Cấp cho 01 nhiệm vụ chuyển tiếp: 270.000.000 đồng

- Cấp cho 08 nhiệm vụ mới: 3.765.244.000 đồng

Với kinh phí sự nghiệp khoa học là: 4.517.535.000 đồng

(Bốn tỷ, năm trăm mười bảy triệu, năm trăm ba mươi lăm ngàn đồng chẵn);

(Danh mục kèm theo).

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp khoa học năm 2017 chưa phân bổ.

Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này và danh mục các nhiệm vụ khoa học, công nghệ được duyệt:

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm các đề tài, dự án, ký kết các hợp đồng nghiên cứu; có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và thành lập hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ quan chủ trì, chủ đề tài, dự án để triển khai thực hiện.

- Theo dõi việc sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí đã cấp cho các đơn vị.

3. Các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm các đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đề tài, dự án được duyệt, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, hiệu quả cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc tỉnh, Chủ nhiệm các đề tài, dự án và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, PgNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KH&CN CẤP KINH PHÍ NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số: 2276/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Cơ quan chủ trì

Mục tiêu

Nội dung

Kết quả

Thời gian thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Ghi chú

Tổng KP được quyết toán

SNKH

Đã cấp

Cấp năm 2017

Thu hồi

1.

Đề tài KHCN: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa

- Mục tiêu chung: Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được thực trạng việc thành lập, tổ chức hoạt động của Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây thống nhất gọi chung là doanh nghiệp dân doanh - Viết tắt là DNDD).

+ Đề xuất được giải pháp xây dựng và tổ chức hoạt động của các tổ chức Công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Học tập kinh nghiệm về công tác xây dựng, tổ chức, hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD tại Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương

- Đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của các doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn.

- Xây dựng mô hình điểm về việc thành lập, tổ chức hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD.

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

Các báo cáo chuyên đề:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp

+ Thực trạng việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

+ Đánh giá hiệu quả mô hình điểm về việc thành lập, tổ chức hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD.

+ Giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của các DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- 180 cán bộ công đoàn được tập huấn nắm vững nghiệp vụ.

- 03 mô hình hoạt động tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD:

+ Doanh nghiệp có vốn FDI: Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Vĩnh Lộc: 01 DN; Nga Sơn 01.

+ Công ty TNHH: Thành phố Thanh Hóa: 01 DN; Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Bỉm Sơn: 01.

+ Công ty cổ phần: Thành phố Thanh Hóa: 01 DN; Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Bỉm Sơn: 01 DN.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài.

- DVD ghi lại quá trình thực hiện đề tài, báo cáo tổng kết đề tài.

- 01 bài báo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng của công đoạn trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” đăng trên tạp chí nghiên cứu lý luận và thông tin tuyên truyền của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

9/2015 -3/2017

443,240

429,740

339,740

90,000

không

Biên bản kiểm tra quyết toán kinh phí khoa học hoàn thành ngày 29/5/2017 giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Tài Chính.

2.

Dự án: “Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng Atlas điện tử Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa”

Trung tâm Công nghệ Thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu chung.

Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng Atlas điện tử Tài nguyên và Môi trường trường tỉnh nhằm tin học hóa công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, bước đầu xây dựng ngân hàng dữ liệu chuyên đề phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực,.. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu địa lý (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính,...) về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa (với các cơ sở dữ liệu của các loại tài nguyên cụ thể về đất, nước, rừng, khoáng sản,...).

- Thiết kế và xây dựng được phần mềm Atlas điện tử về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa (có tích hợp cơ sở dữ liệu đã thu thập được).

- Khảo sát, thu thập dữ liệu, tư liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, du lịch và tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề (gồm xây dựng mới và biên tập lại các bản đồ chuyên đề).

- Xây dựng các bài giới thiệu theo chủ đề các chương của Atlas.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên đề tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Thiết kế và xây dựng phần mềm Atlas điện tử về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Tích hợp hệ thống.

- Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ quản trị nội dung, vận hành hệ thống

- Đã hoàn thành việc khảo sát, thu thập dữ liệu, tư liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, du lịch và tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa tạo lập cơ sở dữ liệu cho phần mềm.

- Xây dựng được Phần mềm Atlas điện tử về Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa có tích hợp cơ sở dữ liệu GIS đã thu thập.

- Đào tạo, tập huấn được cho 03 cán bộ Quản trị hệ thống; 60 cán bộ sử dụng, khai thác thành thạo phần mềm Aslat điện tử; 15 cán bộ biên tập và thực hành nâng cao cập nhật CSDL

9/2015 - 02/2017

983,368

620,891

490,000

130,891

Không

Biên bản kiểm tra quyết toán dự án hoàn thành ngày 05/6/2017 giũa Sở Tài chính và đơn vị chủ trì

3.

Đề tài: “Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa”.

Trường THPT chuyên Lam Sơn

* Mục tiêu chung:

Tạo lập môi trường làm việc điện tử cho lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy tại các trường THPT trong tỉnh. Xây dựng môi trường bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến để học sinh có thể tự luyện thi hoặc có thể trao đối với giáo viên mọi thời điểm.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được cổng thông tin điện tử Trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được phần mềm Bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của hệ thống.

Nội dung 1. Khảo sát, đánh giá tình hình, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của trường THPT chuyên Lam Sơn và một số trường THPT trong tỉnh.

Nội dung 2. Xây dựng Cổng thông tin điện tử trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa

Nội dung 3. Xây dựng Phần mềm bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến.

Nội dung 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của hệ thống.

Nội dung 5: Tổng kết dự án

- Đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của trường THPT chuyên Lam Sơn và một số trường THPT trong tỉnh.

- Đã xây dựng Cổng thông tin điện tử trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa.

- Đã xây dựng Phần mềm bồi dưỡng học sinh giỏi trực tuyến và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử.

- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của hệ thống thông tin của nhà trường.

7/2013 -6/2015

648,801

483,801

349,801

134,000

Không

- Biên bản kiểm tra quyết toán dự án hoàn thành ngày 28/3/2017 giữa Sở Tài chính và đơn vị chủ trì.

- Tổng KP thực hiện đề tài giảm 6 triệu đồng so với dự toán (trong đó giảm SNKH là 6 triệu đồng).

4.

Đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân gây tai nạn lao động và các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hóa

Xác định được nguyên nhân gây tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp phòng ngừa phù hợp, giúp các doanh nghiệp khắc phục nguy cơ gây tai nạn lao động.

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tai nạn lao động và phòng ngừa tai nạn lao động

2. Điều tra, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân gây tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, hoạt động hay xảy ra tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

3. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1. Lập được Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân gây tai lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014.

2. Đề xuất được Giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Xây dựng được Kỷ yếu Hội thảo.

4. 02 Bài báo về Giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đăng trên tạp chí Lao động và Công đoàn và tạp chí Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.

5. Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.

9/2015 - 2/2017

524,000

524,000

419,000

105,000

Không

Biên bản quyết toán kinh phí ngày 29/5/2017 giữa Sở Tài chính và đơn vị chủ trì

5.

Dự án: “Sản xuất thử xe lăn dùng cho người khuyết tật”

Công ty TNHH Xuân Sinh

Mục tiêu chung:

Sản xuất thành công xe gắn máy (tay ga) 03 bánh dùng cho thương binh, người khuyết tật (1 hoặc 2 chân) theo Bằng độc quyền sáng chế số 9460 do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp theo Quyết định số 2137/QĐ-SHTT ngày 18/7/2011,

Mục tiêu cụ thể của dự án:

- Sản xuất được 15 xe gắn máy (tay ga) 03 bánh có lắp cơ cấu nâng hạ xe lăn; có công suất động cơ nhỏ hơn 50cm3; có giá thành hợp lý dùng cho thương binh, người khuyết tật (1 hoặc 2 chân).

- Xe đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; sử dụng dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với thương binh, người khuyết tật (1 hoặc 2 chân).

1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.

2. Lập thiết kế xe theo sáng chế đã được công nhận.

3. Mua động cơ và gia công các chi tiết, cụm chi tiết của xe theo thiết kế. Đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất xe lăn theo sáng chế.

Chạy thử, hiệu chỉnh thông số kỹ thuật.

Đăng kiểm, công bố tiêu chuẩn chất lượng

+ Đã cải tạo được nhà kho, nhà xưởng sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

+ Đã thuê chuyên gia và hoàn thành việc lập thiết kế xe theo sáng chế đã được công nhận.

+ Đã tiến hành mua được một số động cơ, gia công được một số chi tiết, cụm chi tiết của xe theo thiết kế, mua được một số nguyên vật liệu và phụ tùng để có thể sản xuất 05 xe gắn máy ba bánh theo sáng chế được công nhận.

+ Đã tổ chức đào tạo được 4 công nhân kỹ thuật và 2 cán bộ công nghệ chế tạo được các cụm chi tiết và lắp ráp thành thạo xe gắn máy 3 bánh theo sáng chế được công nhận.

+ Xây dựng được quy trình sản xuất, lắp ráp xe; tiến hành lắp ráp, hoàn thiện được 01 xe gắn máy 3 bánh dùng cho người khuyết tật theo sáng chế công nhận.

11/2013 -8/2016

516,765

122,655

100,255

22,400

Không

DA dừng thực hiện theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh

- Biên bản kiểm tra quyết toán ngày 16/01/2017 giữa Sở Tài chính và đơn vị chủ trì

- Quyết toán giảm trừ 287,6 triệu đồng kinh phí SNKH, 659,2 triệu đồng tổng kinh phí thực hiện dự án so với dự toán)

Cộng

482,291

 

 

II. Nhiệm vụ chuyển tiếp: 01

STT

Nhiệm vụ KH&CN

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Kết quả thực hiện bước 1

Kế hoạch thực hiện tiếp theo và kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Đã cấp

Cấp năm 2017

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống mới (xử lý hạt giống bằng công nghệ nano) và xây dựng mô hình sản xuất đậu tương giống mới tại Thanh Hóa”

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ

Mục tiêu chung:

- Tuyển chọn và phát triển giống đậu tương mới năng suất, hiệu quả cao tại Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể

- Tuyển chọn được 2 giống đậu tương, năng suất cao hơn đối chứng 10-15% phù hợp với điều kiện sinh thái của Thanh Hóa (01 giống cho vùng miền núi và 01 giống cho vùng trung du, đồng bằng ven biển).

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống đậu tương mới tuyển chọn.

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đậu tương thương phẩm cho giống mới tuyển chọn

- Điều tra thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sản xuất đậu tương tại Thanh Hóa.

- Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương mới thích hợp với điều kiện canh tác của Thanh Hóa.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hạt nano kim loại (đồng, Cobalt) đến sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương mới tuyển chọn với điều kiện canh tác tại Thanh Hóa.

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh giống đậu tương mới (xử lý hạt giống bằng công nghệ nano)

- Xây dựng mô hình trình diễn giống và các biện pháp kỹ thuật đã tuyển chọn.

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài

- Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài

- 02 giống đậu tương mới dược tuyển chọn phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh Thanh Hóa (01 giống cho vùng trung du và đồng bằng ven biển, 01 giống cho vùng miền núi)

- Bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh giống đậu tương mới tuyển chọn

- Bản hướng dẫn kỹ thuật xử lý hạt giống bằng công nghệ nano

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành

- 03 mô hình thâm canh giống đậu tương mới (xử lý hạt giống bằng công nghệ nano)

- Bộ hồ sơ gửi bộ NN&PTNT đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.

- Báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết đề tài

- Điều tra thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sản xuất đậu tương tại Thanh Hóa.

- Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương mới thích hợp với điều kiện canh tác của Thanh Hóa.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hạt nano kim loại (đồng, Cobalt) đến sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương mới tuyển chọn với điều kiện canh tác tại Thanh Hóa.

- Bố trí các thí nghiệm hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật cho giống đậu tương mới.

- Tiếp tục triển khai sản các thí nghiệm hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật cho giống đậu tương mới

- Xây dựng mô hình trình diễn giống và các biện pháp kỹ thuật đã tuyển chọn.

- Xây dựng báo cáo chuyên đề 4: “Hiệu quả mô hình sản xuất giống đậu tương mới tại Thanh Hóa”;

- Tập huấn sản xuất cho bà con nông dân;

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh đậu tương mới tại tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng phương án nhân rộng kết quả đề tài;

- Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu cấp tỉnh.

6/2015 - 6/2017 (gia hạn đến tháng 11/2017)

731,510

630,655

230,655

270,000

Không

 

 

Cộng

270,000

 

 

III. Nhiệm vụ mới: 08

STT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Cấp năm 2017

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn, xảy dụng mô hình sản xuất giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa liên bang Đức năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Thanh Hóa”

Trung tâm NCUD KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Tuyển chọn được giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất tại Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Tuyển chọn được 02 giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức, năng suất đạt 30 tấn/ha trở lên, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Thanh Hóa.

- Xây dựng thành công 02 mô hình trồng, thâm canh giống khoai tây mới được tuyển chọn

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh 02 giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa.

- Khảo nghiệm, tuyển chọn các giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa liên bang Đức.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho các giống đã được tuyển chọn:

+ Nghiên cứu xác định thời vụ trồng cho các giống khoai tây đã được tuyển chọn.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến giống khoai tây được tuyển chọn

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của N và K. thích hợp đến năng suất chất lượng của giống khoai tây được tuyển chọn.

- Xây dựng mô hình sản xuất thương phẩm các giống khoai tây được tuyển chọn và đánh giá hiệu quả mô hình

T chức 01 hội nghị đầu bờ, 01 hội thảo khoa học đánh giá kết quả xây dựng mô hình.

Tập huấn cho 100 cán bộ và nông dân thành thạo kỹ thuật trồng thâm canh giống khoai tây có nguồn gốc từ CHLB Đức.

Xây dựng phương án sử dụng kết quả đề tài.

Tổng kết, nghiệm thu đề tài

- 02 giống khoai tây có nguồn gốc từ cộng hòa liên bang Đức, năng suất đạt ≥ 30 tấn/ha, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Thanh Hóa

- Mô hình sản xuất thương phẩm các giống khoai tây được tuyển chọn năng suất đạt ≥ 30 tấn/ha, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Thanh Hóa.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh 02 giống khoai tây được tuyển chọn phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa, được cơ quan chuyên ngành xác nhận.

- Phương án sử dụng kết quả đề tài được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa xác nhận.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- File điện tử lưu trong USB ghi hình quá trình triển khai đề tài.

- Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

24 tháng

2250,550

1099,286

500,000

Không

 

2.

Đề tài: "Xây dựng mô hình làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng đời sống văn hóa ở các làng, bản vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa và mối quan hệ với củng cố quốc phòng - an ninh.

- Xây dựng được mô hình bản, làng văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh

- Đề xuất được giải pháp nhân rộng mô hình làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

1. Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa và quốc phòng - an ninh ở các bản, làng vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

2. Tổ chức triển khai 02 mô hình thực nghiệm “Làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”.

3. Nghiên cứu giải pháp nhân rộng mô hình Làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

4. Xây dựng báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp

5. Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu.

6. Nghiệm thu đề tài.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

- Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài

- Báo cáo tổng hợp, xử lý số liệu.

- Các báo cáo chuyên môn:

+ “Thực trạng đời sống văn hóa và quốc phòng - an ninh ở các bản, làng vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”

+ Giải pháp nhân rộng mô hình Làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

- Mô hình làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa (Mô hình lý thuyết).

- 02 Mô hình thực nghiệm “Làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh”.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp

- Báo cáo Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

18 tháng

1148,930

1148,930

448,930

Không

 

3.

Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống giải pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa”

Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được hệ thống giải pháp để nâng cao kỹ thuật ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

- Xây dựng được kho dữ liệu phục vụ cho khai thác, sử dụng trong thiết kế các hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường Đại học Hồng Đức.

- Xây dựng được đề cương bài giảng học phần Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non phục vụ đào tạo kỹ năng CNTT cho hoạt động mầm non trong Chương trình đào tạo đại học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng được Chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non tỉnh Thanh Hóa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung 1: Thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non của giáo viên mầm non Tỉnh Thanh Hóa:

Nội dung 2: Xây dựng Kho dữ liệu phục vụ giáo dục mầm non

Nội dung 3: Thiết kế đề cương bài giảng học phần Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non phục vụ đào tạo kỹ năng CNTT cho hoạt động mầm non trong Chương trình đào tạo đại học

Nội dung 4: Xây dựng chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa

Nội dung 5: Tổ chức Hội thảo: Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung 6: Tổ chức dạy thực nghiệm tại 3 cơ sở giáo dục mầm non

Nội dung 7: Xây dựng các giải pháp để nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung 8: Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

Nội dung 9: Nghiệm thu đề tài.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

- Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài

- Báo cáo tổng hợp, xử lý số liệu.

- Báo cáo chuyên môn:

+ Thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non của giáo viên mầm non Tỉnh Thanh Hóa.

+ Hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa.

- Kho dữ liệu phục vụ cho khai thác, sử dụng trong thiết kế các hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa

- Đề cương bài giảng học phần Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non phục vụ đào tạo kỹ năng CNTT cho hoạt động mầm non trong Chương trình đào tạo đại học.

- Chương trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non tỉnh Thanh Hóa

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- 01 bài công bố kết quả nghiên cứu của đề tài

18 tháng

914,356

914,356

364,356

không

 

4.

Đề tài: "Xây dựng bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh”

Trường Đại học Hồng Đức

- Xây dựng thành công bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh.

- Ứng dụng bộ công cụ đề xuất để xây dựng được phần mềm nhà thông minh sử dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1. Nghiên cứu thực trạng các giải pháp phát triển công nghệ nhà thông minh

- Báo cáo chuyên môn 1: Cách tiếp cận và giải pháp để phát triển công nghệ nhà thông minh hiện đang được sử dụng trong nước và quốc tế.

- Hội thảo khoa học: xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về thiết kế kiến trúc của hệ thống, phạm vi phát triển và phạm vi ứng dụng của bộ công cụ và phần mềm nhà thông minh.

+ Số lượng: 50 người

+ Số bài tham luận: 10 bài

2. Xây dựng bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh

3. Xây dựng phần mềm nhà thông minh Smart Home

4. Tích hợp và kiểm thử toàn bộ chức năng hệ thống

- Xây dựng và thiết kế kiến trúc mô hình nhà thông minh cho một khách hàng cụ thể

- Xây dựng các kịch bản kiểm thử và tích hợp, kịch bản phát sinh lỗi và xử lý ngoại lệ của phần mềm

- Thực hiện chạy các kịch bản kiểm thử và ghi nhận kết quả phản hồi của hệ thống

- Hội thảo khoa học: xin ý kiến các các chuyên gia về chất lượng và tính hiệu quả của các chức năng sản phẩm, cũng như xây dựng phương án sản xuất công nghiệp và triển khai ứng dụng thực tế và phương án chuyển giao sản phẩm nghiên cứu.

+ Số lượng: 50 người

+ Số bài tham luận: 10 bài

- Báo cáo kết tích hợp và thử nghiệm

- Báo cáo dự báo nhu cầu nhà thông minh

5. Xây dựng kế hoạch sử dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu

6. Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng

- Bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh

- Bộ phần mềm nhà thông minh Smart Home

- Giấy xác nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm phần mềm nhà thông minh (đăng ký quyền tác giả)

- Báo cáo kết quả tích hợp và thử nghiệm

- Báo cáo kế hoạch sử dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu

- Báo cáo dự báo nhu cầu nhà thông minh

- Bài báo công bố kết quả của để tài

24 tháng

1321,450

1158,600

463,600

0

 

5.

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay”

Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng và nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học nên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Sưu tầm và biên tập được bộ tài liệu bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất được giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

- Điều tra, thu thập thông tin

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Tổ chức dạy thực nghiệm bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng dự thảo “Đề án nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

- Xây dựng báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả nghiên cứu

Các báo cáo chuyên môn:

+ Thực trạng và nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

+ Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

+ Đánh giá kết quả tổ chức dạy thực nghiệm bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Bộ tài liệu bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Bản dự thảo “Đề án nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp

- Kỷ yếu hội thảo khoa học

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

24 tháng

706,240

706,240

350,000

Không

 

6.

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại”

Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa.

- Xây dựng được giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

- Xây dựng được 02 mô hình phát triển sản xuất và tiêu thụ cho một sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc sản các huyện miền núi Thanh Hóa.

1. Đánh giá thực trạng sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản các huyện miền núi Thanh Hóa

2. Tổ chức Hội thảo:

3. Nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại theo chuỗi giá trị.

4. Xây dựng mô hình phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại (Mô hình khoai mán vàng và Mô hình vịt Cổ Lũng)

5. Tổ chức tiêu thụ 02 loại nông sản đặc sản mô hình

6. Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp phát triển sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

7. Xây dựng Báo cáo kiến nghị với các cơ quan, tổ chức thực hiện các giải pháp

8. Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả đề tài

9. Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài.

+ Tổng hợp số liệu khảo sát.

+ Báo cáo chuyên môn:

- Thực trạng sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản các huyện miền núi Thanh Hóa.

- Thực trạng và dự báo khả năng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc sản trong thời gian tới nông sản đặc trưng, đặc sản các huyện miền núi Thanh Hóa.

- Kết quả xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản khoai mán vàng và vịt Cổ Lũng theo tiêu chuẩn quy trình sản xuất và tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại.

- Mô hình tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

- Hệ thống giải pháp phát triển sản xuất, cơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại (Giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ; giải pháp về liên kết; giải pháp về nhân rộng mô hình)

+ Danh mục các loại nông sản đặc trưng, đặc sản của từng huyện

+ Báo cáo mô hình lý thuyết.

+ Báo cáo kiến nghị với các cơ quan, tổ chức thực hiện các giải pháp

+ Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

+ Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài

24 tháng

1376,020

1167,720

467,720

không

 

7.

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau Biogas tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trường Đại Học Hồng Đức

Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau Biogas của các trang trại chăn nuôi lợn đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN62-MT:2016/BTNMT).

1. Thu thập và nghiên cứu tổng quan các tài liệu liên quan về ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn.

2. Điều tra, khảo sát hiện trạng công nghệ xử lý và phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sau biogas trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

3. Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm.

4. Vận hành thử nghiệm, phân tích đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh các thông số của hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên trong phòng thí nghiệm.

5. Thiết kế và xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên xử lý nước thải sau biogas tại trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 300 con

6. Vận hành thử nghiệm và hiệu chỉnh các thông số của hệ thống thiết bị lọc sinh học sục khí luân phiên tại trang trại chăn nuôi lợn.

7. Xây dựng phương án triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

8. Tổ chức Hội thảo khoa học về mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau Biogas tại trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1. 01 Mô hình hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên xử lý nước thải sau biogas với công suất 30 lít/ngày đêm trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho công tác giảng dạy sinh viên Trường Đại Học Hồng Đức.

2. 01 Mô hình xử lý nước thải sau Biogas của trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trang trại 300 con đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

3. Phương án triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

4. Quy trình công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau biogas của trang trại chăn nuôi lọn.

5. Kỷ yếu Hội thảo;

6. Kế hoạch sử dụng kết quả.

7. 01 Bài báo công bố kết quả nghiên cứu khoa học về mô hình xử lý nước thải sau biogas bằng công nghệ sinh học sục khí luân phiên đăng trên tạp chí chuyên ngành.

8. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện.

18 tháng

1306,922

1273,672

613,672

Không

 

8.

Đề tài: "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev), phục vụ trồng rừng gỗ lớn, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa”

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

1. Mục tiêu chung:

Nghiên cứu thành công các biện pháp kỹ thuật nhân vô tính giống Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A .Chev), nhằm cung cấp cây giống phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được các Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây giống Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A .Chev).

- Xây dựng thành công mô hình vườn ươm cây giống Giổi, quy mô 300m2, sản lượng 10.000 cây/năm (bằng các biện pháp kỹ thuật đã được xây dựng) cung cấp cây giống cho trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.

*. Điều tra thu thập về thực trạng trồng rừng, khai thác, gieo ươm, gây trồng... đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

- Thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến loài Giổi ăn hạt:.

- Điều tra, phỏng vấn về thực trạng trồng rừng, khai thác, gieo ươm, gây trồng và buôn bán Giổi ăn hạt tại địa phương.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu, số liệu, thông tin thu thập được. Viết báo cáo chuyên đề.

*. Nghiên cứu, xây dựng các bản hướng dẫn kỹ thuật bằng phương pháp nhân giống vô tính cây giống Giổi ăn hạt phù hợp tại địa phương.

- Chăm sóc vườn cây giống gốc.

+ Vườn giống cây giống gốc gồm 200 cây Giổi ăn hạt được chọn từ 3,0ha vườn giống gốc của Khu bảo tồn.

- Nghiên cứu, xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp giâm hom.

+ Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng cây hom.

+ Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra rễ và khả năng sinh trưởng của cây hom

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Giổi giống sau khi được cấy vào bầu nuôi.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của cây Giổi giống.

- Nghiên cứu, xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây giống Giổi ăn hạt bằng phương pháp ghép.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép và đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây ghép Giổi ăn hạt.

*. Xây dựng 01 vườn ươm chuyên dụng nhân giống vô tính có diện tích 300 m2, công suất 10.000 cây/năm.

- Khu giâm hom: Diện tích 200 m2, kết cấu gồm: khung vườn và mái được che 02 lớp lưới che sáng, có hệ thống tưới nước tự động trong các luống che nilong và toàn bộ khu vườn. Vườn được thiết kế đảm bảo vững chắc, thông thoáng, phù hợp với khí hậu của địa phương.

- Khu chăm sóc, luyện cây giống: 100 m2

- Công suất tối đa của vườn có thể cung cấp 10.000 cây giống/năm. Sản xuất 6.000 cây giống Giổi (3000 cây giống từ giâm hom; 3000 cây giống từ ghép), đạt tiêu chuẩn trồng rừng (HVN ≥ 50 cm, D00 ≥ 0,5 cm).

*. Xây dựng mô hình trng rng sản xuất 2,0 ha Gii ăn hạt.

+ 1,0 ha trồng thuần loài. Mt độ trng 625 cây/ha (4m x 4m), cây được trng theo băng hay rạch, rộng 3m. T lệ cây sng trong mô hình đạt 90%.

+ 1,0 ha trồng hỗn giao với cây phù trợ (Cây keo tai tượng (Acacia mangium)). Đối với phương thức trồng hỗn giao với cây phù trợ mật độ chung (cả cây mục đích và cây trồng hỗn giao) 1.250 cây/ha (4m x 2m), tỷ lệ cây mục đích và cây hỗn giao thí nghiệm ở tỷ lệ: 50:50. Tỷ lệ cây sống trong mô hình đạt ≥ 90%.

*. Đào tạo tập huấn kỹ thuật trồng rừng (thuần loài và hỗn giao) cây Giổi ăn hạt cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.

- Đào tạo 10 cán bộ khuyến nông huyện (Thường Xuân và Ngọc Lặc) về kỹ thuật chăm sóc cây giống giai đoạn vườn ươm và trồng rừng (thuần loài và hỗn giao) cây Giổi ăn hạt

- Tổ chức 01 lớp tập huấn cho 300 lượt người (cán bộ khuyến nông xã và nông dân) về kỹ thuật chăm sóc cây giống Giổi giai đoạn vườn ươm và kỹ thuật trồng rừng.

*. Hội nghị, hội thảo.

Tổ chức 02 cuộc hội thảo để hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng sản xuất Giổi ăn hạt phù hợp tại địa phương.

*. Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài.

*. Tổng kết, nghiệm thu đề tài

- 01 Báo cáo về thực trạng, phân bố, đặc điểm sinh trưởng và phát triển, nhân giống, trồng rừng Giổi ăn hạt.

- 02 bản hướng dẫn kỹ thuật (nhân giống vô tính; trồng rừng sản xuất Giổi ăn hạt).

- 01 vườn ươm diện tích 300m2, công suất 10.000 cây/năm; 6.000 cây giống Giổi (3.000 cây giống từ giâm hom; 3.000 cây giống từ ghép).

- 2,0 ha rừng trồng sản xuất gồm: 1,0 ha trồng hỗn giao với cây phù trợ (Cây keo tai tượng (Acacia mangium)) và 1,0 ha rừng trồng thuần loài.

- 01 Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, phân bón, thời vụ giâm hom, chất kích thích đến tỉ lệ sống, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con.

- 01 Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép và đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con.

- 01 Báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng đến tỉ lệ sống, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- 01 Phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- File điện tử lưu trong USB ghi hình quá trình triển khai đề tài.

- Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

30 tháng

1.342,156

1.156,966

556,966

Không

 

 

Cộng

3,765,244

0

 

Tổng kinh phí SNKH cấp đợt này cho 14 nhiệm vụ KH&CN là 4.517.535.000 đồng (Bốn tỷ, năm trăm mười bảy triệu, năm trăm ba mươi lăm ngàn đồng chẵn./.