ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 228/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 1988 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983 ;
- Xét yêu cầu phát triển màng lưới nuôi dạy, giáo dục trẻ em của ngành giáo dục trẻ em thành phố theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ;
- Theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 1988-1989 của Bộ giáo dục trong văn bản số 1572/GDTE ngày 1-8-1988;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Trưởng ban Tổ chức chánh quyền thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
1.1 Quy chế tạm thời về tổ chức nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình.
1.2 Quy Chế tạm thời về tổ chức trường mẫu giáo dân lập.
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày ký ban hành.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
(Ban hành kèm theo quyết định số 228/QĐ-UB ngày 04-11-1988 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)
1. Hệ thống nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội mở rộng mạng lưới chăm sóc nuôi dạy trẻ dưới 36 tháng, tạo điều kiện cho các bà mẹ có con nhỏ yên tâm công tác và lao động sản xuất.
2. Nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình là những cơ sở sự nghiệp phúc lợi do nhân dân xây dựng và tự quản dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan giáo dục Nhà nước để bảo đảm mục tiêu giáo dục và yêu cầu khoa học của công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
3. Tập thể, tư nhân, các đoàn thể, hội quần chúng và các cơ sở sản xuất tập thể đều có thể xin mở nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình, nếu hội đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân, có sức khỏe không có bệnh truyền nhiễm, có cơ sở vật chất và chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, thông qua đào tạo chính quy hay được huấn luyện ngắn hạn về nuôi và dạy trẻ được UBND phường, xã hoặc quận, huyện cho phép theo phân cấp của UBND thành phố.
4. Nhà trẻ dân lập do một người làm chủ hoặc do một số người hùn vốn nói ở điều 3 đứng ra tổ chức, khi được phép thành lập thì được sử dụng con dấu (theo mẫu con dấu của ngành Công an quy định) được mở tài khoản và vay vốn ở Ngân hàng Nhà nước hoặc hợp tác xã tín dụng khi cần thiết.
5. UBND thành phố bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản, vốn và các thu nhập hợp pháp của tập thể và tư nhân đứng ra thành lập nhà trẻ dân lập, nhóm trẻ gia đình.
6. Nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình chịu sự kiểm tra giám sát và giúp đỡ theo chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền quận, huyện, phường, xã sở tại.
II.- ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NHÀ TRẺ DÂN LẬP VÀ NHÓM TRẺ LẬP VÀ NHÓM TRẺ GIA ĐÌNH:
Điều 1.- Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trẻ dân lập:
Cơ sở vật chất được sử dụng làm nhà trẻ dân lập phải đảm bảo:
- An toàn cho trẻ về mặt cơ sở vật chất.
- Diện tích sử dụng cho các cháu sinh hoạt ở trong phòng tối thiểu 1,5m2/cháu.
- Nền nhà lát gạch bông hoặc láng xi măng được lau chùi sạch sẽ.
- Các cửa sổ phải có chấn song. Cửa ra vào phải có chắn cửa.
- Buồng, phòng phải sáng, thoáng sạch và mát. Không ở cạnh nơi có chất cháy, hóa chất, hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm.
- Phải có đủ nước sạch để nấu ăn, uống, tắm giặt, vệ sinh.
- Phải có trang bị tối thiểu để phục vụ các cháu như giường, chiếu, màn,…Mỗi trẻ một khăn mặt riêng. Phải có nơi đi riêng có cầu tiêu hợp vệ sinh. Xà phòng có nắp đậy.
- Nhà trẻ phải có đồ chơi tối thiểu.
Điều 2.- Điều kiện về người trực tiếp trông trẻ:
Cô nuôi dạy trẻ và người phục vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
- Là người có phẩm chất đạo đức, yêu trẻ, có quyền công dân sống hợp pháp, lương thiện được chánh quyền địa phương xác nhận.
- Tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, và không quá 60 tuổi, có sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh tâm thần được cơ quan y tế xác nhận.
- Về văn hóa: tối thiểu phải đọc thông, viết thạo.
- Về nghiệp vụ: được đào tạo qua trường cô nuôi dạy trẻ hoặc đủ kiến thức theo yêu cầu.
- Đảm đương được trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy các cháu theo chuyên môn hướng dẫn và chịu trách nhiệm về an toàn tính mạng các cháu trong suốt thời gian sinh hoạt ở nhà trẻ.
Điều 3.- Về số lượng trẻ thu nhận:
Số lượng trẻ thu nhận vào nhà trẻ căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời căn cứ vào số lượng người trực tiếp nuôi dạy trẻ theo tiêu chuẩn sau đây:
- Cháu còn bú, ăn sữa, bột: 1 người trông tối đa 3 cháu.
- Cháu ăn cháo, cơm nát: 1 người trông tối đa 5 cháu.
- Cháu ăn cơm, đi vững, nói thạo: 1 người trông tối đa 8 cháu.
Điều 4.- Về nghề nghiệp vụ nuôi dạy trẻ:
Người chăm sóc nuôi dạy trẻ phải được hướng dẫn và nắm vững 3 nội dung nghiệp vụ chuyên môn sau đây:
a) Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ:
- Không nhận trẻ đang sốt, đang có bệnh cấp tính.
- Không để trẻ tự đi chơi một mình, không để lạc trẻ.
- Không cho trẻ xuống bếp ăn. Không cho trẻ chơi đồ chơi sắc, nhọn (dao, kéo, đinh).
- Không để trẻ chơi gần hồ nước, bể nước, ao, giếng.
- Ổ cắm điện, cầu dao điện phải đặt chỗ cao, đề phòng tai nạn. Tuyệt đối không để xăng dầu, chất cháy, thuốc trừ sâu v.v…những nơi mà trẻ qua lại.
b) Nuôi trẻ phải theo đúng quy định và khoa học:
- Việc ăn uống phải thật sự sạch sẽ, vệ sinh.
- Phải đảm bảo không gây ngộ độc, không gây hóc sặc.
- Thức ăn phải bóc vỏ, bỏ xương, thái nhỏ, nấu chín.
- Chất lượng bữa ăn phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng đối với trẻ, phù hợp với từng lứa tuổi: sữa, bột cháo, cơm. Đảm bảo cho các cháu ăn đủ, ăn đúng khẩu phần do cha mẹ đóng góp.
- Tổ chức giấc ngủ theo nhu cầu lứa tuổi.
- 100% trẻ phải được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ (cân nặng, tiêm chủng theo lịch…).
- Phải tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, đồ chơi.
c) Dạy trẻ phải chu đáo, phù hợp tâm sinh lý:
- Cần có đồ chơi cho trẻ mỗi trẻ tối thiểu phải có 2 đồ chơi hợp với lứa tuổi.
- Chủ yếu tập trẻ nói, tập các thói quen lễ phép (biết chào hỏi) các thói quen vệ sinh (trong ăn uống, trong vui chơi ngủ đúng giờ giấc) biết vâng lời, biết nhường nhịn thương yêu bạn.
a) Việc đóng góp thù lao gởi trẻ do sự thỏa thuận của cha mẹ các cháu với người quản lý Nhà trẻ nhưng cần phù hợp với thời giá và đảm bảo sức lớn của trẻ.
b) Việc chi thù lao cho người trực tiếp trông trẻ, cô nuôi dạy trẻ, người phục vụ v.v … phải đảm bảo mức thu nhập hợp lý, đủ sống làm việc (thực hiện hợp đồng thuận giữa nhà trẻ với người trông trẻ).
c) Nhà trẻ có sổ sách thu chi tài chính rõ ràng và mỗi tháng trích nộp cho Phòng giáo dục và UBND phường, xã một khoản lệ phí để phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn chuyên môn (Sở Giáo dục sẽ có văn bản hướng dẫn riêng).
Điều 7.- Điều kiện tổ chức nhóm trẻ gia đình.
a) Cá nhân hoặc một nhóm người có yêu cầu tổ chức nhóm trẻ gia đình phải tự giải quyết những điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Như quy định ở điều 1 về điều kiện về cơ sở vật chất và điều 2: điều kiện về người trực tiếp trông trẻ).
b) Quy mô nhóm trẻ gia đình thu nhận tối đa không quá 10 cháu (theo quy định ở điều 3).
c) Người trông trẻ phải 18 tuổi trở lên và không quá 60 tuổi, có tình thương yêu trẻ, có sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh tâm thần. Có thể tiếp thu được những kiến thức kinh nghiệm cần thiết về chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Điều 8.- Quyền lợi của người trông trẻ.
- Được ngành giáo dục hướng dẫn những kiến thức cần thiết về nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Được dự các lớp bồi dưỡng hoặc cung cấp các tài liệu về chuyên môn nghiệp vụ nuôi dạy trẻ với chi phí theo giá chỉ đạo của Nhà nước.
- Được hưởng thù lao hợp lý trên cơ sở thỏa thuận giữa người quản lý với người trông trẻ.
- Được sự giúp đỡ cần thiết của cha mẹ các cháu và Hội phụ nữ phường, xã về cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ để đảm bảo chất lượng nuôi dạy tốt.
- Được đề nghị xét khen thưởng theo chế độ chung nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ (theo cơ chế phân cấp quản lý hiện nay).
Điều 9.- Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ:
- Liên hệ chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để giúp đỡ quản lý tốt sức khỏe các cháu (như khám sức khỏe, chích ngừa bênh, phun thuốc trừ muỗi v.v…).
- Quan hệ chặt chẽ với đoàn thể phụ nữ địa phương để vận động phụ nữ phường, xã và các bà mẹ gởi trẻ quan tâm giúp đỡ nhóm trẻ gia đình khắc phục những khó khăn nhằm phục vụ tốt việc chăm sóc, nuôi dạy các cháu.
- Liên hệ thường xuyên với nhà trẻ của Nhà nước do phường, xã quản lý để trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu về nuôi dạy trẻ.
Tùy theo yêu cầu quản lý, có thể có Phó Chủ nhiệm. Các nhà trẻ dân lập đều phải có một người phụ trách công tác kế toán để đảm bảo các hoạt động hạch toán của nhà trẻ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và UBND thành phố.
Điều 12.- Tổ chức bảo trợ ở cấp phường xã.
a) Để giúp cho nhà trẻ dân lập hoạt động tốt, ở mỗi phường, xã cần thành lập tổ bảo trợ nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình và xây dựng chương trình hoạt động cụ thể.
Tổ bảo trợ gồm các thành phần.
- Đại điện của Hội phụ nữ phường, xã.
- Đại diện của y tế phường, xã.
- Đại diện của bà mẹ có gởi con ở nhà trẻ.
- Đại diện của nhà trẻ của địa phương phường, xã.
b) Tổ bảo trợ trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
- Đôn đốc, kiểm tra giúp đỡ việc thực hiện các điều khoản quy định trong quy chế tạm thời này.
- Vận động các đoàn thể, các cơ quan xí nghiệp, các nhà hảo tâm, các bà mẹ trong phường, xã đỡ đầu hoặc giúp đỡ cơ sở vật chất, tài chính cho nhà trẻ, kể cả việc đề xuất tranh thủ, tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài (tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm,…).
- Thu thập các ý kiến các bà mẹ gởi trẻ, các cô nuôi dạy trẻ và nhân dân để góp ý kiến giúp đỡ nhà trẻ phát huy các ưu điểm và sửa chữa các thiếu xót.
- Kiến nghị với UBND phường, xã, huyện và các đoàn thể liên quan tăng cường sự quan tâm lãnh đạo và giúp đỡ nhà trẻ về các mặt trang thiết bị, chuyên môn để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
Điều 14.- Tổ chức, quản lý ở cấp quận, huyện:
a) Cấp huyện, huyện không thành lập riêng Ban bảo trợ nhà trẻ dân lập mà Ban chỉ đạo Hệ trường dân lập từ nhà trẻ, Mẫu giáo. PTCS, TPTH để tham mưu cho quận, huyện ủy và UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý chỉ đạo hệ trường này cho phù hợp với thực tế địa phương (thành phần gồm đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận, huyện làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng giáo dục làm Phó ban thường trực, các ủy viên là các ban ngành đoàn thể có liên quan đến sự nghiệp giáo dục và đại diện Hội đồng nhân dân, đại diện một số trường, nhà trẻ quốc doanh và dân lập).
UBND quận, huyện ra quyết định cho phép thành lập các nhà trẻ dân lập.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, công tác xử lý, kỷ luật… đối với hệ trường dân lập (có nhà trẻ dân lập) thực hiện theo quy chế hướng dẫn của ngành giáo dục và theo phân cấp giữa quận huyện với phường, xã.
Điều 15.- Giám đốc Sở Giáo dục hướng dẫn chi tiết thi hành quy chế này.
UBND quận, huyện, phường, xã tiếp nhận, xem xét các đơn và đề án của các tổ chức và tư nhân xin lập nhà trẻ dân lập nhóm trẻ gia đình tại địa phương mình theo phân cấp đã quy định.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
VỀ TỔ CHỨC TRƯỜNG MẪU GIÁO DÂN LẬP
(Ban hành kèm theo quyết định số 228/QĐ-UB ngày 4-11-1988 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)
1. Trường Mẫu giáo dân lập được tổ chức nhằm huy động sức người, sức của trong nhân dân để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội thu hút trẻ em trong độ tuổi vào trường lớp mẫu giáo phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2. Trường Mẫu giáo dân lập là một bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý chỉ đạo, có nhiệm vụ thực hiện nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo mà Bộ Giáo dục đã ban hành như trong các trường Mẫu giáo hiện nay do Nhà nước tổ chức quản lý.
3. Tập thể, tư nhân hoặc các đoàn thể, hội quần chúng nếu hội đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân, cơ sở vật chất và chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, được UBND phường, xã hoặc quận, huyện cho phép theo phân cấp của UBND thành phố đều có quyền xin mở trường Mẫu giáo dân lập.
4. Trường Mẫu giáo dân lập do một người làm chủ hoặc do một số người hùn vốn như ở điều 3 đứng ra tổ chức, khi được phép thành lập thì được sử dụng con dấu (theo mẫu con dấu của ngành Công an quy định) được mở tài khoản và vay vốn ở Ngân hàng Nhà nước hoặc Hợp tác xã tín dụng khi cần thiết.
5. UBND thành phố bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản, vốn và các thu nhập hợp pháp của tập thể và tư nhân đứng ra thành lập trường Mẫu giáo dân lập.
6. Trường Mẫu giáo dân lập chịu sự kiểm tra, giám sát theo chức năng quản lý Nhà nước của chánh quyền quận, huyện, phường, xã sở tại.
II.- ĐIỀU KIỆN MỞ TRƯỜNG DÂN LẬP:
Điều 1.- Về điều kiện cơ sở vật chất: phải đáp đúng yêu cầu tối thiểu đảm bảo việc nuôi dạy trẻ:
- Phòng học thoáng, sáng.
- Nền không bốc bụi.
- Có trang bị bàn ghế đúng quy cách và có đồ chơi cho trẻ.
- Có nước uống chín, nước rửa sạch.
- Có nhà vệ sinh sạch sẽ phù hợp với trẻ ở độ tuổi 3-6 tuổi.
- Đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ.
Điều 2.- Điều kiện về người quản lý trường, giáo viên, bảo mẩu, nhân viên phục vụ:
- Người quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu trẻ, biết nghiệp vụ chuyên môn (đã qua đào tạo chính quy hay cấp tốc, hoặc đã được bồi dưỡng nghiệp vụ mẫu giáo đạt trình độ sơ cấp trở lên.
- Tuổi từ 18-60, có sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm hay tâm thần.
- Giáo viên và bảo mẫu ít nhất được bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn mẫu giáo, có phẩm chất đạo đức và lòng thương yêu trẻ.
- Nhân viên phục vụ phải thương yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm.
- Đội ngũ người quản lý, giáo viên, bảo mẫu, nhân viên phục vụ do trường tuyển chọn đều phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố.
Phải đảm bảo sỉ số lớp học theo từng độ tuổi như sau:
- Cháu mẫu giáo 3 tuổi: không quá 30 cháu/lớp.
- Cháu mẫu giáo 4 tuổi: không quá 35 cháu/lớp.
- Cháu mẫu giáo 5 tuổi: không quá 40 cháu/lớp.
Điều 4.- Về việc thực hiện chương trình chuyên môn:
Thực hiện sự chỉ đạo chuyên môn và chương trình giảng dạy của ngành Giáo dục như ở các trường mẫu giáo hiện có do Nhà nước tổ chức. Phòng Giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện và đánh giá chất lượng giáo dục theo cơ chế phân cấp quản lý giáo dục hiện nay.
Điều 5.- Về quản lý tài chính:
- Trường Mẫu giáo dân lập được phép thu học phí trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để đảm bảo chi phí hoạt động, trả lương cho đội ngũ người quản lý, người nuôi dạy và phục vụ của trường.
- Mức đóng góp tiền ăn cho các cháu cũng do sự thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, căn cứ vào thời giá và yêu cầu nuôi dưỡng phù hợp với lứa tuổi.
- Việc hoạch toán tài chính phải có sổ sách và công khai định kỳ báo cáo trước cuộc họp giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Hàng tháng nộp lệ phí 2% tiền thu nhập cho Phòng Giáo dục quận, huyện và UBND phường, xã (mỗi nơi 1%) để phục vụ cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra và sao in tài liệu cần thiết giúp trường hoạt động.
Điều 6.- Về quyền lợi của giáo viên:
- Được trả lương hàng tháng theo chế độ hợp đồng với người đứng tên quản lý nhà trường.
- Được đề nghị xét khen thưởng theo chế độ chung nếu hoàn thành tốt trách nhiệm (theo cơ chế phân cấp quản lý hiện nay.
- Được ngành Giáo dục hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng các cháu. Được dự lớp bồi dưỡng và cung cấp tài liệu về chuyên môn nghiệp vụ, chi phí theo giá chỉ đạo của Nhà nước, được hưởng chế độ nghỉ hè như các giáo viên trường Mẫu giáo trong thành phố.
- Phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương nhằm quản lý tốt sức khỏe các cháu theo khoa học định kỳ khám sức khỏe các cháu theo khoa học (định kỳ khám sức khỏe, chích thuốc phòng bệnh, chữa bệnh sâu răng, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho từng độ tuổi…)
- Thường xuyên quan hệ với trường Mẫu giáo của phường, xã do Nhà nước tổ chức để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong công tác quản lý và thực hiện các hoạt động chuyên môn nuôi dạy trẻ.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của đoàn thể phụ nữ vận động các nhà hảo tâm và gia đình các cháu giúp đỡ về cơ sở vật chất và thiết bị đồ chơi, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng nuôi dạy.
Điều 8.- Công tác bảo trợ Trường Mẫu giáo dân lập:
a) Để giúp đỡ cho trường Mẫu giáo hoạt động tốt, ở mỗi phường xã cần thành lập tổ bảo trợ Trường Mẫu giáo dân lập và xây dựng chương trình hoạt động cụ thể.
Tổ bảo trợ gồm các thành phần:
- Đại diện của Hội phụ nữ phường, xã.
- Đại diện của Y tế phường, xã.
- Đại diện của Bà mẹ có con học ở trường.
- Đại diện của Trường mẫu giáo của Nhà nước do phường, xã quản lý.
b) Tổ bảo trợ Trường Mẫu giáo dân lập có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Đôn đốc kiểm tra giúp đỡ việc thực hiện các điều khoản quy định trong quy chế tạm thời này.
- Vận động các đoàn thể, các cơ quan xí nghiệp, các nhà hảo tâm, các bà mẹ trong phường xã đỡ đầu hoặc giúp đỡ cơ sở vật chất, tài chánh cho nhà trẻ.
- Thu thập ý kiến các bà mẹ gởi con, các giáo viên mẫu giáo và nhân dân để góp ý kiến giúp đỡ Trường Mẫu giáo phát huy các ưu điểm và sửa chữa các thiếu sót.
- Kiến nghị với UBND phường, xã, quận, huyện và các đoàn thể liên quan tăng cường sự quan tâm lãnh đạo và giúp đỡ trường về các mặt trang thiết bị, chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy trẻ tùy khả năng của người chủ trường mà xem xét.
- Kiến nghị với UBND quận, huyện, tranh thủ và tiếp nhận các khoản giúp đỡ từ bên ngoài (các tổ chức xã hội từ thiện, cá nhân hảo tâm…) cho trường.
Điều 9.- Tổ chức chỉ đạo quản lý:
a) Cấp quận, huyện thành lập Ban Chỉ đạo hệ trường dân lập (nêu ở điều của quy chế tổ chức nhà trẻ dân lập và nhóm trẻ gia đình).
UBND quận, huyện ra quyết định cho phép thành lập các Trường Mẫu giáo dân lập và giao cho UBND phường, xã trực tiếp quản lý hệ trường này.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, công tác khen thưởng hay xử lý kỷ luật đối với hệ trường dân lập (có Trường Mẫu giáo dân lập) thực hiện theo quy chế hướng dẫn của ngành Giáo dục và theo phân cấp giữa quận, huyện với phường, xã.
Điều 10.- Giám đốc Sở Giáo dục hướng dẫn chi tiết thi hành quy chế này.
UBND quận, huyện tiếp nhận xem xét các đơn và đề án của các tổ chức và tư nhân xin lập Trường Mẫu giáo dân lập tại địa phương mình theo phân cấp đã quy định.
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành