Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2288/QĐ-UBND

Đăk Nông, ngày 26 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI ngày 29/11/2006;

Căn cứ Quyết định 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1790/QĐ-UB ngày 28/12/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về việc thành lập Trường Trung cấp nghề Đăk Nông;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2035/TTr-LĐTBXH ngày 03/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển Trường Trung cấp nghề Đăk Nông giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (kèm theo Đề án).

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc Trường Trung cấp nghề Đăk Nông triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Đắk Nông và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Ngọc Lệ

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ĐĂK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2288 /QĐ-UBND ngày 26 /12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ, THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Cơ sở pháp lý                             

- Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI ngày 29/11/2006;

- Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;

- Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH, ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc Hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

- Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 04/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

- Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh Đăk Nông, về việc phê duyệt Điều lệ Trường Trung cấp nghề Đăk Nông ;

- Nghị định số 41/2012/NĐ - CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ, về việc Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ Xây dựng, về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXD VN 60 : 2003 "Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế ".

II. Thực trạng của Trường Trung cấp nghề Đắk Nông

1. Đặc điểm tình hình chung

Ngày 28/12/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1790/QĐ -UB, về việc thành lập Trường Trung cấp nghề Đăk Nông.

- Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của Trường Trung cấp nghề Đắk Nông (Trường) tương đối đảm bảo, khang trang sạch đẹp với diện tích khuôn viên Trường gần 11 ha. Nhà Trường đang tiến hành đầu tư xây dựng dự án nghề trọng điểm Quốc gia (gồm 03 nghề: Kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cơ điện nông thôn, gia công và thiết kế sản phẩm mộc).

- Hệ thống chính trị và cơ cấu tổ chức bộ máy: Nhà trường có một chi bộ Đảng với 06 đảng viên, tổ chức Công đoàn bộ phận với 47 đoàn viên, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 285 đoàn viên.

+ Biên chế: năm 2012, Trường được giao 45 biên chế. Hiện nay số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động đã tuyển dụng 50 người; trong đó, diện biên chế 42 người (kể cả hợp đồng theo Nghị định 68), hợp đồng lao động 8 người.

+ Bộ máy tổ chức: Ban giám hiệu 02 người; phòng Tổ chức Hành chính 12 người; phòng Đào tạo 04 người; phòng Tài vụ 03 người, phòng Công tác học sinh 05 người; phòng Tư vấn - Dịch vụ 08 người; khoa Điện - Điện tử 06 người; khoa Nông lâm - Chế biến 06 người; khoa Cơ khí - Tin học 04 người.

* Một số thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi:

Được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn quy định phục vụ cho công tác đào tạo của Trường; cơ cấu tổ chức bộ máy đang từng bước hoàn thiện, các phòng, các khoa được thành lập thuận lợi cho công tác quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; phần lớn đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ quản lý và giảng dạy; khuôn viên Trường có diện tích đất gần 11 ha, gần khu trung tâm thị xã và nằm trên Quốc lộ 14, đây là điều kiện thuận lợi cho chiến lược phát triển Trường trong tương lai; các chính sách về đào tạo nghề của Trung ương và tỉnh đã ban hành đang được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho Trường trong công tác đào tạo, giảng dạy.

- Khó khăn:

Do cơ sở vật chất của Trường đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của học sinh ngoài giờ học như thiết chế văn hoá, thể dục thể thao còn hạn chế; đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết mới ra trường , chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy; công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh cũng như nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội; mục tiêu phát triển đào tạo nghề của Trường cho từng giai đoạn chưa có định hướng rõ nét đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác đầu tư, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; môi trường nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên đang còn gặp rất nhiều khó khăn như trang thiết bị, đất xây dựng mô hình thực nghiệm; đời sống cán bộ, viên chức, giáo viên và người lao động còn khó khăn, thu nhập thấp, đặc biệt nhà ở công vụ cho g iáo viên chưa được đầu tư xây dựng để đảm bảo ổn định cuộc sống.

2. Thực trạng về thực hiện nhiệm vụ dạy nghề

a) Cơ sở vật chất và trang thiết bị

* Cơ sở vật chất:

- Khu nhà Hiệu bộ 540 m2; 10 phòng học với diện tích 660 m2; 02 giảng đường với diện tích 260 m2.

- Xưởng thực hành gồm 04 khu xưởng, trong đó:

+ Xưởng 1 dành cho các nghề Điện tử, Điện công nghiệp, Điện Dân dụng, Cơ khí được xây dựng theo mô hình nhà công nghiệp một tầng với tổng diện tích 596 m2.

+ Xưởng 2 dành cho các nghề Tin học, May công nghiệp, Dệt thổ cẩm với tổng diện tích 846 m2.

+ Xưởng 3 dành cho các nghề Xây dựng, Mộc và chạm trổ với tổng diện tích 516 m2.

+ Xưởng 4 dành cho các nghề Chế biến nông lâm sản, Chăn nuôi thú y, Trồng trọt

- Bảo vệ thực vật với tổng diện tích 360 m2.

- Công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...)

+ Khối thư viện - phòng nghỉ giáo viên diện tích 570 m2.

+ Nhà đa năng 400 chỗ ngồi, diện tích 657 m2.

+ Ký túc xá 500 chỗ ở với tổng diện tích 3.251 m2.

+ Khu nhà ăn phục vụ cho 500 học sinh có quầy bách hóa, quầy giải khát, nhà vệ sinh...

* Thiết bị:

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, Trường đã được đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho nghề Điện công nghiệp, Điện dân dụng, một phần cho nghề Nguội Sửa chữa máy công cụ tương đối đảm bảo trang thiết bị theo chương trình đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, cụ thể:

Năm 2004 đầu tư 67.236.000 đồng; Năm 2005 đầu tư 1.624.633.000 đồng; Năm 2006 đầu tư 2.560.000.000 đồng; Năm 2010 đầu tư 8.760.550.000 đồng; Năm 2011 đầu tư 5.488.500.000 đồng; Năm 2012 đầu tư 1.992.200.000 đồng (Tính đến 31/12/2012 tổng giá trị đầu tư trang thiết bị dạy nghề: 20.493.119.000 đồng).

b) Đội ngũ giáo viên (chia theo nghề và trình độ đào tạo)

TT

Nghề đào tạo

Số lượng giáo viên (người)

Tổng số

Ghi chú

Cao đẳng

Đại học

Trên đại học

01

Điện dân dụng

05

01

01

07

 

02

Điện công nghiệp

05

01

01

07

 

03

Cơ khí (cắt, gọt kim loại)

03

02

00

05

 

04

Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính

02

02

00

04

Hợp đồng

05

Bảo vệ thực vật

00

04

00

04

 

06

Thú y

00

03

00

03

 

07

Văn hóa lớp 10, 11, 12

00

07

00

07

Hợp đồng

 

Tổng cộng

14

19

01

34

 

Đối với giáo viên dạy các môn văn hoá lớp 10,11,12 (toán học, ngữ văn, vật lý, hoá học, sinh học, anh văn…), nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, Trường ký hợp đồng giảng dạy và trả tiền công theo số tiết thực dạy.

c) Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Sử dụng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy của Tổng cục dạy nghề ban hành cho các nghề Điện dân dụng, điện công nghiệp, cơ khí, kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, bảo vệ thực vật, thú y…

d) Kết quả đào tạo

* Hệ sơ cấp nghề: Từ năm 2005 đến hết năm 2012: đào tạo 194 lớp trình độ sơ cấp nghề, có 5.993 học viên tốt nghiệp cuối khoá học được cấp chứng chỉ nghề với các ngành nghề như: sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm, in lụa, vi tính văn phòng, may công nghiệp, chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt…

* Hệ trung cấp nghề:

Đơn vị tính: học sinh

TT

Nghề đào tạo

Số lượng học sinh

Ghi chú

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

01

Điện dân dụng

14

19

00

 

02

Điện công nghiệp

24

30

49

 

03

Cơ khí (cắt, gọt kim loại)

0

23

00

 

04

Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính

0

0

40

 

05

Bảo vệ thực vật

0

34

31

 

06

Thú y

0

27

30

 

 

Tổng cộng

38

133

150

 

Ngoài ra, Trường đã liên kết với Trường Cao đẳng nghề Việt Bắc đào tạo nguồn nhân lực (hệ trung cấp nghề) cho dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (từ năm 2011 đến năm 2013 đã tổ chức đào tạo 144 học sinh).

- Chất lượng đào tạo năm học 2011 - 2012 (hệ trung cấp nghề):

+ Học tập:

Học kỳ I: Loại giỏi 2 em chiếm tỷ lệ 1,2%, khá 30 em chiếm tỷ lệ 17,7%, trung bình khá 82 em chiếm tỷ lệ 47,7%, trung bình 55 em chiếm tỷ lệ 32,2%, yếu 02 em chiếm tỷ lệ 1,2%.

Học kỳ II: Loại giỏi 01 em chiếm tỷ lệ 0,6%, khá 53 em chiếm tỷ lệ 31%, trung bình khá 82 em chiếm tỷ lệ 47,9%, trung bình 20 em chiếm tỷ lệ 11,7%, yếu 15 em chiếm tỷ lệ 8,8%.

+ Rèn luyện đạo đức: Loại xuất sắc 45 em chiếm tỷ lệ 26,43%, tốt 63 em chiếm tỷ lệ 37,35%, khá 29 em chiếm tỷ lệ 17,24%, trung bình khá 11 em chiếm tỷ lệ 6,32%, trung bình 14 em chiếm tỷ lệ 8,04%, yếu 9 em chiếm tỷ lệ 4,62%.

3. Dự báo nhu cầu học nghề và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh

a) Dự báo nhu cầu học nghề

Đơn vị tính: học sinh

TT

Năm, giai đoạn

Số lượng

Ghi chú

01

Năm 2013 - 2014

300

 

02

Năm 2014 - 2015

500

 

03

Giai đoạn 2016 - 2020

2.200

 

Cộng

3.000

 

Nguồn số liệu dự báo: Trên cơ sở Niên giám thống kê số học sinh học tại các Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, dự báo khoảng 3 đến 5% số học sinh cuối các cấp không có khả năng theo học cấp cao hơn hoặc do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình nên tham gia học nghề.

b) Dự báo nhu cầu sử dụng lao động trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: người

TT

Năm, giai đoạn

Số lượng

Ghi chú

01

Năm 2013

382

 

02

Năm 2014; 2015

1.325

 

03

Giai đoạn 2016 - 2020

5.392

 

 

Cộng

7.099

 

Nguồn số liệu dự báo: Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát tình hình sử dụng lao động hiện tại, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012; các Nghị quyết, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

III. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Với đặc điểm, vị trí địa lý và các nguồn lực về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho Đăk Nông có tiềm năng phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá lớn, kết hợp sản xuất nông - lâm nghiệp với công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác quặng, thương mại - dịch vụ ... Từ ngày thành lập tỉnh đến nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực phấn đấu, phát triển kinh - tế xã hội, quốc phòng an ninh để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Đăk Nông trở thành một tỉnh công nghiệp.

Do xuất phát điểm về kinh tế thấp, đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường, sản phẩm của công nghiệp chế biến phần lớn là sơ chế, sản phẩm thô nên sức cạnh tranh trên thị trường không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn tỉnh hiện nay 32%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 24%. Nguồn nhân lực của tỉnh chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động đạt trình độ trung cấp nghề tham gia vào hoạt động kinh tế, tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ còn thấp, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo.

Trong những năm qua, Trường đã được Trung ương và tỉnh quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, góp phần từng bước nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh. Hiện nay Trường đang đào tạo chương trình hệ trung cấp nghề với các nghề như: Điện dân dụng, điện công nghiệp, cơ khí, sửa chữa và lắp ráp máy tính, bảo vệ thực vật, thú y. Các ngành học được tổ chức theo năng lực hiện có của Nhà Trường và nhu cầu học nghề của người dân. Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực, lao động lành nghề, lao động trình độ kỹ thuật cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, hình thành thị trường lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X, việc xây dựng lộ trình, định hướng cụ thể cho từng giai đoạn, xác định ngành nghề mũi nhọn, trọng điểm cần đào tạo, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý của Trường nhằm sử dụng và đầu tư có hiệu quả đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, tạo ra năng suất lao động cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của địa phương và khu vực Tây nguyên. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển Trường Trung cấp nghề Đăk Nông giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 là hết sức cần thiết.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đào tạo nhân lực kỹ thuật có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ; sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, Quốc gia và hội nhập kinh tế Quốc tế. Đảm bảo cơ cấu ngành, nghề, trình độ phù hợp với thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội trong từng giai đoạn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quy mô đào tạo: Đến năm 2015 quy mô đào tạo của Trường là 700 học sinh, sinh viên (trong đó: trình độ Trung cấp 550 học sinh, trình độ Cao đẳng 150 sinh viên); đến năm 2020 quy mô đào tạo là 1.800 học sinh, sinh viên (trong đó: trình độ Trung cấp 1.050 học sinh, trình độ Cao đẳng 750 sinh viên).

- Phát triển đội ngũ giáo viên: quy mô giáo viên và giảng viên của Trường đến năm 2015 là 50 người (kể cả giáo viên dạy các môn văn hoá và môn học chung), trong đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ Thạc sỹ 10% (05 người), tỷ lệ giáo viên, giảng viên thành thạo tiếng Anh trình độ C 10 %; quy mô giáo viên và giảng viên của Trường đến năm 2020 là 130 người (kể cả giáo viên dạy các môn văn hoá và môn học chung), trong đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ Thạc sỹ trên 27,69% (36/130 người), tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ 1,53 % (02/130), tỷ lệ giáo viên, giảng viên thành thạo tiếng Anh trình độ C là 30 % (39 người).

- Số lượng ngành đào tạo: Đến năm 2015, đào tạo 07 nghề trình độ sơ cấp, 10 nghề trình độ Trung cấp nghề, 03 nghề trình độ Cao đẳng nghề (liên kết đào tạo); đến năm 2020, đào tạo 10 nghề trình độ sơ cấp, 12 nghề trình độ Trung cấp nghề, 08 nghề trình độ Cao đẳng nghề. Ngoài ra, liên kết với các Trường Đại học để đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp và Cao đẳng lên Đại học.

II. Nhiệm vụ và các hợp phần của Đề án

1. Giai đoạn 2013 - 2015

a) Xác định ngành nghề đào tạo

- Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng bao gồm 07 nghề sau: Sửa chữa máy nông nghiệp, vi tính văn phòng, kỹ thuật trồng nấm, may công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, kỹ thuật hàn.

- Trình độ Trung cấp nghề bao gồm 10 nghề sau: Điện công nghiệp, cơ điện nông thôn, cơ khí (cắt, gọt kim loại: phay, hàn, bào tiện), kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, bảo vệ thực vật, thú y, trồng cây công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, công tác xã hội, nghiệp vụ nhà hàng. Trong đó, nghề mũi nhọn, nghề trọng điểm Quốc gia bao gồm 03 nghề: điện công nghiệp, trồng cây công nghiệp, cơ điện nông thôn.

- Trình độ Cao đẳng nghề (liên thông, liên kết đào tạo): Bao gồm 03 nghề sau: điện công nghiệp, quản trị nhà hàng, công tác xã hội.

b) Quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo

- Quy mô tuyển sinh

Đơn vị tính: học sinh

TT

Nghề đào tạo

Tuyển sinh

Ghi chú

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng

270

270

300

 

01

Vi tính văn phòng

30

30

30

 

02

May công nghiệp

30

30

30

 

03

Kỹ thuật Hàn

30

30

30

 

04

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê

30

30

30

 

05

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

30

30

30

 

06

Sửa chữa máy nông nghiệp

60

60

60

 

07

Kỹ thuật trồng nấm

60

60

90

 

Trình độ Trung cấp nghề

150

195

255

 

01

Điện công nghiệp

30

45

45

 

02

Cơ điện nông thôn

00

00

20

 

03

Cắt gọt kim loại

25

25

25

 

04

Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

25

25

25

 

05

Bảo vệ thực vật

25

25

25

 

06

Trồng cây công nghiệp

00

25

25

 

07

Thú y

20

25

25

 

08

Kỹ thuật xây dựng

00

00

20

 

09

Nghiệp vụ nhà hàng

00

00

20

 

10

Công tác xã hội

25

25

25

 

Trình độ Cao đẳng nghề

50

105

150

 

01

Điện công nghiệp

30

45

60

 

02

Quản trị nhà hàng

00

30

45

 

03

Công tác xã hội

20

30

45

 

Tổng cộng

470

570

705

 

Ngoài những ngành, nghề đào tạo trên, trong năm 2014, Trường làm thủ tục xin cấp phép dạy lái xe môtô hạng A1, lưu lượng 500 người/ năm.

- Quy mô đào tạo (lưu lượng đào tạo trong năm)

Đơn vị tính: học sinh

Trình độ đào tạo

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

Ghi chú

Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng

270

270

300

 

Trình độ Trung cấp nghề

350

450

550

 

Trình độ Cao đẳng nghề

00

50

150

 

Tổng cộng

620

770

1.000

 

c) Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hạng mục khác

TT

Danh mục đầu tư

ĐVT

Số lượng

Đơn giá dự tính

Thành tiền

(triệu đồng)

Ghi chú

01

Dự án nghề Cơ điện nông thôn

 

 

 

20.474

 

02

Dự án nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

 

 

 

20.613

 

03

Dự án nghề Trồng cây công nghiệp

 

 

 

26.371

 

04

Trang thiết bị nghề cắt gọt kim loại

xưởng

02

1.500

3.000

 

05

Trang thiết bị nghề Bảo vệ thực vật

phòng

02

1.000

2.000

 

06

Trang thiết bị nghề Thú y

phòng

02

2.000

4.000

 

07

Trang thiết bị nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

phòng

04

1.000

4.000

 

08

Nhà công vụ cho giáo viên

m2

1.120

4

4.480

 

09

Trồng cây bóng mát

 

 

 

150

 

10

Xe ô tô 30 chỗ ngồi

cái

01

1.250

1.250

 

 

Tổng cộng

 

 

 

86.338

 

d) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

- Phát triển theo số lượng

Đơn vị tính: người

TT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

01

Ban Giám hiệu

02

02

03

 

02

Phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp

12

12

12

 

03

Phòng Đào tạo

07

08

10

 

04

Phòng Tài vụ

03

03

03

 

05

Phòng Công tác học sinh, sinh viên

05

06

06

 

06

Phòng Tư vấn - Dịch vụ

07

07

08

 

07

Khoa Cơ bản

04

06

06

 

08

Khoa Điện - Điện tử

07

08

11

 

09

Khoa Nông lâm - Chế biến

07

09

12

 

10

Khoa Cơ khí - Tin học

05

07

11

 

11

Cơ sở Tin học - Ngoại ngữ

02

02

05

Hợp đồng trả theo giờ

 

Tổng cộng

61

70

87

 

Ghi chú: Giáo viên của cơ sở Tin học - ngoại ngữ trực thuộc Trường, Trường tự cân đối nguồn thu để trả lương.

Giáo viên dạy nghề nghiệp vụ nhà hàng, công tác xã hội, xây dựng (trước mắt thành lập Tổ bộ môn thuộc phòng Đào tạo hoặc Khoa Cơ khí).

- Phát triển theo chất lượng

Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Đại học

Trên đại học

Đại học

Trên đại học

Đại học

Trên đại học

01

Ban Giám hiệu

01

01

01

01

02

01

02

Phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp

02

00

04

00

04

00

03

Phòng Đào tạo

04

00

06

00

09

00

04

Phòng Tài vụ

02

00

03

00

03

00

05

Phòng Công tác học sinh, sinh viên

01

00

03

00

03

00

06

Phòng Tư vấn - Dịch vụ

04

00

06

00

06

00

07

Khoa Cơ bản

04

00

05

00

06

00

08

Khoa Điện - Điện tử

04

00

05

00

09

01

09

Khoa Nông lâm - Chế biến

07

00

08

00

08

03

10

Khoa Cơ khí - Tin học

03

00

05

00

09

00

11

Cơ sở Tin học - Ngoại ngữ

02

00

02

00

04

00

Tổng cộng

34

01

48

01

63

05

Ghi chú: Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý trên đại học giai đoạn này chủ yếu là trình độ Thạc sỹ.

e) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Dự kiến xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình 03 nghề x 800 triệu đồng/nghề: 2.400 triệu đồng.

f) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý

Dự kiến 10 người/năm x 3 năm x 10 triệu đồng/người: 300 triệu đồng.

g) Kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề

Dự kiến chi phí 50 triệu đồng/năm x 03 năm: 150 triệu đồng.

2. Giai đoạn 2016 - 2020

a) Xác định ngành, nghề đào tạo

- Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng bao gồm 10 nghề sau: Sửa chữa máy nông nghiệp, vi tính văn phòng, kỹ thuật trồng nấm, may công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật trồng hoa, kỹ thuật hàn, kỹ thuật chăm sóc cây cảnh - bonsai, kỹ thuật điện, nước, lái xe ô tô hạng B2 và C.

- Trình độ Trung cấp nghề bao gồm 12 nghề sau: Điện công nghiệp, cơ điện nông thôn, cơ khí (cắt, gọt kim loại: phay, hàn, bào tiện), kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, bảo vệ thực vật, thú y, trồng cây công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, gia công và thiết kế sản phẩm mộc, công nghệ ô tô, công tác xã hội, nghiệp vụ nhà hàng; trong đó, nghề mũi nhọn, nghề trọng điểm Quốc gia bao gồm 06 nghề: điện công nghiệp, cơ khí, trồng cây công nghiệp, công nghệ ô tô, cơ điện nông thôn, gia công và thiết kế sản phẩm mộc.

- Trình độ Cao đẳng nghề (đào tạo, liên thông liên kết đào tạo) bao gồm 08 nghề: Điện công nghiệp, trồng cây công nghiệp, cơ khí (phay, hàn, bào, tiện), kỹ thuật xây dựng, thú y, công nghệ ô tô, công tác xã hội, quản trị nhà hàng; trong đó nghề mũi nhọn, nghề trọng điểm Quốc gia gồm 03 nghề: điện công nghiệp, cơ khí, trồng cây công nghiệp.

b) Quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo

- Quy mô tuyển sinh

Đơn vị tính: học sinh

TT

Nghề đào tạo

Tuyển sinh

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng

560

660

660

675

675

01

Vi tính văn phòng

30

30

30

30

30

02

May công nghiệp

30

30

30

30

30

03

Kỹ thuật Hàn

30

30

30

30

30

04

Kỹ thuật trồng hoa

30

30

30

45

45

05

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

30

30

30

30

30

06

Sửa chữa máy nông nghiệp

60

60

60

60

60

07

Kỹ thuật trồng nấm

90

90

90

90

90

08

Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh - bonsai

30

30

30

30

30

09

Kỹ thuật điện, nước

30

30

30

30

30

10

Lái xe ô tô hạng B2 và C

200

300

300

300

300

Trình độ Trung cấp nghề

300

300

350

400

400

01

Điện công nghiệp

45

45

60

60

60

02

Cơ điện nông thôn

20

20

25

30

30

03

Cơ khí

25

25

30

35

35

04

Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

25

25

25

30

30

05

Bảo vệ thực vật

25

25

30

30

30

06

Trồng cây công nghiệp

25

25

30

35

35

07

Thú y

25

25

25

30

30

08

Kỹ thuật xây dựng

25

25

25

30

30

09

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

20

20

25

30

30

10

Công nghệ ôtô

20

20

25

30

30

11

Công tác xã hội

25

25

25

30

30

12

Nghiệp vụ nhà hàng

20

20

25

30

30

Trình độ Cao đẳng nghề

200

200

250

300

300

01

Điện công nghiệp

60

60

60

60

60

02

Kỹ thuật trồng cây công nghiệp

20

20

30

30

30

03

Thú y

30

30

30

30

30

04

Cơ khí (cắt, gọt, kim loại)

00

00

20

30

30

05

Kỹ thuật Xây dựng

00

00

20

30

30

06

Công nghệ ôtô

00

00

00

30

30

07

Quản trị nhà hàng

45

45

45

45

45

08

Công tác xã hội

45

45

45

45

45

Tổng cộng

1.060

1.160

1.260

1.375

1.375

- Quy mô đào tạo (lưu lượng đào tạo trong năm)

Đơn vị tính: học sinh

Cấp trình độ đào tạo

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng

560

660

660

675

675

Trình độ Trung cấp nghề

750

855

950

1.050

1.050

Trình độ Cao đẳng nghề

455

550

650

750

750

Tổng cộng

1.765

2.065

2.260

2.475

2.475

c) Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hạng mục khác

TT

Danh mục đầu tư

ĐVT

Số lượng

Đơn giá dự tính

Thành tiền
(triệu đồng)

Ghi chú

01

Phòng học lý thuyết 2 tầng

m2

1.000

5,5

5.500

 

02

Ký túc xá 500 chỗ ở

m2

3.000

5,5

16.500

 

03

Hệ thống giao thông nội bộ

m2

5.500

0,26

1.430

 

04

Nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm

2

500

4

2.000

 

05

Nhà xưởng thực hành nghề Kỹ thuật xây dựng

2

500

4

2.000

 

06

Nhà xưởng thực hành nghề Công nghệ ô tô

2

1.200

4

4.800

 

07

Nhà thực hành nghề nghiệp vụ, quản trị nhà hàng

2

200

4

800

 

08

Trang thiết bị nghề Kỹ thuật xây dựng

xưởng

03

1.000

3.000

 

09

Trang thiết bị nghề Công nghệ ô tô

xưởng

06

2.000

6.000

 

10

Trang thiết bị nghề nghiệp vụ, quản trị nhà hàng

Nhà hàng

02

500

1.000

 

11

Trang thiết bị dạy lái xe ô tô hạng B2 và C:

- Xe ô tô 4 chỗ ngồi

- Xe ô tô tải 3,5 tấn

 


cái

cái

 


10

05

 


200

300

 


2.000

1.500

 

12

Kinh phí làm sân dạy lái, kể cả phần khối lượng đào đắp

2

10.000

 

4.500

 

13

Đền bù đất đai

ha

10

600

6.000

 

14

Sân bóng đá (khối lượng đào, đắp)

3

12.500

0,09

1.125

 

15

Trồng cây bóng mát

 

 

 

150

 

16

Xe ô tô 50 chỗ ngồi

chiếc

01

1.685

1.685

 

Tổng cộng

 

 

 

59.990

 

* Nhu cầu về đất làm mô hình thực nghiệm và ứng dụng công nghệ:

Để góp phần thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực; để đảm bảo có mô hình thực hành cho học sinh, nghiên cứu của giáo viên và Trường, diện tích đất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng cần 10 ha. Trong đó, diện tích đất trồng cây nông sản 02 ha, diện tích đất trồng công nghiệp ngắn ngày 02 ha, diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày 03 ha, cây ăn quả 02 ha, diện tích đất trồng cây rau và hoa 01 ha.

d) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

- Phát triển theo số lượng

Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

Năm 2016

Năm 2018

Năm 2020

01

Ban Giám hiệu

03

03

03

 

02

Phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp

12

12

12

 

03

Phòng Đào tạo

05

06

07

 

04

Phòng Tài vụ

03

04

05

 

05

Phòng Công tác học sinh, sinh viên

06

07

08

 

06

Phòng Tư vấn - Dịch vụ

10

11

12

 

07

Khoa Cơ bản

06

08

10

 

08

Khoa Điện

13

20

23

 

09

Khoa Nông lâm - Chế biến

13

20

25

 

10

Khoa Cơ khí - Tin học

12

20

33

 

11

Khoa Công tác xã hội

10

20

22

 

12

Cơ sở Tin học - Ngoại ngữ

05

06

07

 

 

Tổng cộng

98

137

167

 

Ghi chú: Số lượng 167 người bao gồm: 130 giáo viên và giảng viên, 47 cán bộ quản lý.

+ Biên chế phòng Tư vấn - Dịch vụ và cơ sở Tin học - Ngoại ngữ; Tổ lái xe ô tô hạng B2 và C gồm 15 giáo viên thuộc Khoa Cơ khí - Tin học trong giai đoạn này có tăng lên, Trường tự cân đối nguồn thu để trả lương.

+ Giáo viên dạy nghề nghiệp vụ nhà hàng (Tổ bộ môn thuộc Khoa Công tác xã hội).

- Phát triển theo chất lượng:

Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2018

Năm 2020

Đại học

Trên đại học

Đại học

Trên đại học

Đại học

Trên đại học

01

Ban Giám hiệu

02

01

01

02

00

03

02

Phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp

04

00

05

00

06

01

03

Phòng Đào tạo

05

00

06

01

05

02

04

Phòng Tài vụ

03

00

03

00

04

00

05

Phòng Công tác học sinh, sinh viên

03

00

04

00

05

01

06

Phòng Tư vấn - Dịch vụ

06

00

09

00

10

02

07

Khoa Cơ bản

06

00

08

00

9

01

08

Khoa Điện

09

01

18

02

18

05

09

Khoa Nông lâm

13

03

15

05

17

08

10

Khoa Cơ khí

10

03

15

05

21

07

11

Khoa Công tác xã hội

9

01

15

04

17

05

12

Cơ sở Tin học - Ngoại ngữ

04

00

05

00

06

01

Cộng

74

09

104

19

118

36

Tổng cộng

83

123

154

Ghi chú: Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý trên Đại học có trình độ Thạc sỹ 34 người (cán bộ quản lý 03 người), trình độ Tiến sỹ 02 người (cán bộ quản lý kiêm giáo viên 01 người).

e) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Dự kiến xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình:

- Hệ Trung cấp: 03 nghề x 800 triệu đồng/nghề: 2.400 triệu đồng;

- Hệ Cao đẳng: 02 nghề x 800 triệu đồng/nghề: 1.600 triệu đồng.

Tổng cộng: 4.000 triệu đồng

f) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý

Dự kiến 10 người/năm x 5 năm x 12 triệu đồng/người: 600 triệu đồng.

g) Kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề

Dự kiến chi phí 50 triệu đồng/năm x 5 năm: 250 triệu đồng.

h) Nâng cấp trường Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề

Đến năm học 2018 - 2019, theo nội dung Đề án phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, trình độ giáo viên, cán bộ quản lý, nghề đăng ký đào tạo, chương trình, giáo trình, Trường xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị nâng cấp lên Trường Cao đẳng nghề Đăk Nông.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Tổng hợp kinh phí

Tổng cộng kinh phí của Đề án là 154.028 triệu đồng; trong đó, số kinh phí đã được phê duyệt tại 3 dự án nghề trọng điểm Quốc gia 67.458 triệu đồng, số kinh phí còn lại của Đề án là 86.570 triệu đồng.

Dự kiến kinh phí Trung ương đầu tư 117.388 triệu đồng (kể cả kinh phí 3 nghề trọng điểm), kinh phí địa phương đầu tư 36.640 triệu đồng.

1. Giai đoạn 2013 - 2015: Tổng kinh phí Đề án 89.188 triệu đồng (bao gồm kinh phí đã được phê duyệt tại 3 dự án nghề trọng điểm Quốc gia 67.458 triệu đồng); trong đó, dự kiến kinh phí Trung ương đầu tư 82.858 triệu đồng, kinh phí địa phương đầu tư 6.330 triệu đồng.

2. Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng kinh phí Đề án 64.840 triệu đồng; trong đó, dự kiến kinh phí Trung ương đầu tư 34.530 triệu đồng, kinh phí địa phương đầu tư 30.310 triệu đồng.

(Có bảng tổng hợp kinh phí và dự kiến nguồn đầu tư kèm theo)

Kinh phí trên là giá tại thời điểm lập Đề án khả thi, trong quá trình triển khai Đề án, sẽ điều chỉnh cho phù hợp với giá cả biến động của thị trường.

II. Hiệu quả của Đề án

- Góp phần trong việc đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Nông, đặc biệt đối với đội ngũ lao động kỹ thuật, lao động có kỹ năng tay nghề cao nhằm tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh, chính trị, hội nhập kinh tế Quốc tế.

Giai đoạn 2013 - 2015: bình quân mỗi năm tổ chức đào tạo 450 học sinh tốt nghiệp có trình độ Trung cấp nghề, 100 sinh viên tốt nghiệp có trình độ Cao đẳng nghề; giai đoạn 2016 - 2020: bình quân mỗi năm đào tạo trên 900 học sinh tốt nghiệp có trình độ Trung cấp nghề và trên 600 sinh viên tốt nghiệp có trình độ Cao đẳng nghề. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý có trình độ sau Đại học được nâng lên 27,69% đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Đề án Phát triển Trường trung cấp nghề Đăk Nông giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí thực hiện hàng năm và từng giai đoạn gửi Sở Tài chính, Sở Kế họach và Đầu tư thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn Trường xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đến năm 2020 và nhu cầu kinh phí hàng năm.

- Dự kiến phân bổ kinh phí các nội dung hoạt động của Trường đã được phê duyệt gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Đôn đốc Trường tổ chức thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao đúng thời gian, có hiệu quả.

- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Trường Trung cấp nghề Đắk Nông xây dựng Phương án biên chế viên chức sự nghiệp giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến năm 2020 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn Trường xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo từng năm và các giai đoạn của cả Đề án. Kiểm tra tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, giáo viên của Trường.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện tuyên truyền, phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề.

4. Sở Giao thông - Vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, tạo điều kiện cho Trường Trung cấp nghề xây dựng phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ hoạt động dạy nghề lái xe ôtô các hạng theo quy định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy b an nhân dân tỉnh bố trí quỹ đất để thực hiện Đề án.

6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện Đề án Phát triển Trường Trung cấp nghề Đăk Nông giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý, sử dụng ngân sách đối với các chính sách, giải pháp trong Đề án; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đạt hiệu quả.

7. Trường Trung cấp nghề Đắk Nông

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động tuyển sinh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động, học sinh có nhu cầu để tham gia học nghề. Tổ chức tuyển sinh có hiệu q uả, chất lượng, quảng bá hình ảnh và hoạt động trên các kênh thông tin đại chúng và Website của trường, từng bước xây dựng thương hiệu được xã hội quan tâm. Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm, từng giai đoạn thực hiện Đề án.

- Hàng năm và từng giai đoạn: tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy về phẩm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy, kỹ năng hướng dẫn thực hành, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thông qua đó, quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc điều chỉnh quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện.

- Định kỳ theo năm học: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát để phát hiện những chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy không còn phù hợp, không đáp ứ ng yêu cầu nghiệp vụ, yêu cầu kỹ thuật tiến bộ của xã hội để bãi bỏ, kiến nghị cấp có thẩm quyền thay thế, bãi bỏ theo quy định. Lập kế hoạch và tiến độ xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp và cấu trúc linh hoạt đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và có sức hấp dẫn, thu hút, gây sáng tạo cho người học.

- Từng học kỳ, từng năm học tổ chức đánh giá chất lượng phẩm chất đạo đức, kết quả học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, lương tâm nghề nghiệp… của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, định hướng nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng năm, từng giai đoạn, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên xác định được phương hướng rèn luyện, phấn đấu. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, công khai và dân chủ.

- Hàng năm, có trách nhiệm thành lập Hội đồng đánh giám kiểm địn h chất lượng dạy nghề; xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; đánh giá chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu để xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện mục tiêu dạy nghề đặt ra.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hàng năm tổ chức cho giáo viên, các khoa đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cấp Trường, cấp Sở để làm quen với môi trường nghiên cứu khoa học, từng bước phát triển đề tài ở cấp cao hơn, rộng hơn, đảm bảo hiệu quả; đề tài sau khi nghiệm thu sẽ ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất, đời sống.

- Trong quá trình phát triển, thực hiện mục tiêu đào tạo, mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thực nghiệm để tận dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho viên chức, giáo viên.

- Chủ động phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh xây dựng kế hoạch tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu lao động cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường. Phấn đấu trên 70% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát quá trình triển kha i thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm và từng giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

- Hàng năm, căn cứ nội dung của Đề án đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch kinh phí trình các cấp, các ngành có liên quan để bố trí kinh phí đầu tư thực hiện Đề án đúng tiến độ, lộ trình và hiệu quả.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, những nội dung, mục tiêu không còn phù hợp, Trường Trung cấp nghề Đắk Nông báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.