Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2296/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẤT LÚA TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2013/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí dự án Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định điều chỉnh số 2483/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2013);

Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 1035-TB/VPTU ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng Tỉnh ủy về Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 386/TTr-STNMT ngày 29 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Về hiện trạng

Hiện trạng đất lúa năm 2013 toàn tỉnh là 30.725,60 ha. Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 19.961,50 ha; đất trồng lúa một vụ 9.585,79 ha; đất trồng lúa nương 161,39 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đất trồng lúa 1 lúa + trồng màu, nuôi cá/năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá...) 1.016,92 ha. Chi tiết phân theo các huyện, thành phố tại Biểu 01 như sau:

+ “LUC” là đất chuyên trồng lúa nước.

+ “LUK” là đất trồng lúa nước còn lại.

+ “LUN” là đất trồng lúa nương.

Biểu 01: Hiện trạng đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2013

STT

Đơn vị hành chính

Hiện trạng đất lúa năm 2013 (Đơn vị tính: Ha)

Tổng

Sử dụng trồng lúa ổn định

Trồng lúa không ổn định (lúa+mục đích khác; 1 lúa+màu, nuôi cá/năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá...)

LUC
(đất chuyên trồng lúa)

LUK
(đất trồng lúa nước còn lại)

LUN
(đất trồng lúa nương)

1

TP.Hòa Bình

760,97

620,05

139,88

 

1,03

2

H. Đà Bắc

1.466,69

1.258,69

157,92

 

50,08

3

H. Mai Châu

1.653,39

1.072,26

312,28

161,39

107,46

4

H. Kỳ Sơn

1.340,59

1.107,81

223,02

 

9,77

5

H. Lương Sơn

3.507,16

2.720,77

783,56

 

2,83

6

H. Cao Phong

1.044,03

388,31

216,53

 

439,19

7

H. Kim Bôi

4.138,30

3.265,44

807,93

 

64,93

8

H. Tân Lạc

4.359,40

3.138,44

1.220,95

 

 

9

H. Lạc Sơn

6.646,99

4.559,76

1.863,99

 

223,24

10

H. Lạc Thủy

2.287,70

1.130,48

1.153,63

 

3,59

11

H. Yên Thủy

3.520,38

699,48

2.706,10

 

114,80

Tổng

30.725,60

19.961,50

9.585,79

161,39

1.016,92

2. Về quy hoạch

Quy hoạch đất lúa đến năm 2020 toàn tỉnh là 27.150,00 ha, trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 18.309,57 ha; đất trồng lúa nước còn lại 8.204,11 ha; đất trồng lúa nương 141,68 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đất trồng lúa 1 lúa + trồng màu, nuôi cá/năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá...) 494,64 ha. Chi tiết phân theo các huyện, thành phố tại Biểu 02 như sau:

Biểu 02: Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

STT

Đơn vị hành chính

Tổng

Quy hoạch đất lúa đến 2020 (Đơn vị tính: Ha)

Sử dụng trồng lúa ổn định

Trồng lúa không ổn định (lúa+mục đích khác; 1 lúa+màu, nuôi cá/năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá...)

LUC
(đất chuyên trồng lúa)

LUK (đất trồng lúa nước còn lại)

LUN
(đất trồng lúa nương)

1

TP.Hòa Bình

274,87

189,50

85,37

 

 

2

H. Đà Bắc

1.406,81

1.255,02

128,71

 

23,08

3

H. Mai Châu

1.576,29

1.057,07

288,24

141,68

89,30

4

H. Kỳ Sơn

959,34

827,41

131,93

 

 

5

H. Lương Sơn

2.811,99

2.310,09

501,90

 

 

6

H. Cao Phong

979,78

375,95

221,57

 

382,26

7

H. Kim Bôi

3.892,40

3.149,01

743,39

 

 

8

H. Tân Lạc

3.947,00

2.987,80

959,20

 

 

9

H. Lạc Sơn

6.191,94

4.439,57

1.752,37

 

 

10

H. Lạc Thủy

1.962,92

1.041,02

921,90

 

 

11

H. Yên Thủy

3.146,66

677,12

2.469,54

 

 

Tổng

27.150,00

18.309,57

8.204,11

141,68

494,64

3. Định hướng đến năm 2030

Theo tính toán sau năm 2020, dân số Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng sẽ ổn định hoặc tăng chậm, nhu cầu lương thực sẽ ngày càng giảm và được thay thế bằng các nguồn thực phẩm khác. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề kinh tế đòi hỏi cần có một quỹ đất nhất định (trong đó có đất trồng lúa) để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để đảm bảo an ninh lương thực cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2030 giữ diện tích đất lúa của tỉnh Hòa Bình ổn định ở mức khoảng 25.150 ha. Chi tiết phân theo các huyện, thành phố tại Biểu 03 như sau:

Biểu 03: Định hướng đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2030

STT

Đơn vị hành chính

Định hướng đất lúa đến năm 2030 (Đơn vị tính: Ha)

Tổng

Sử dụng trồng lúa ổn định

LUC (đất chuyên trồng lúa)

LUK (đất trồng lúa nước còn lại)

1

TP.Hòa Bình

224,87

139,5

85,37

2

H. Đà Bắc

1263,73

1.155,02

108,71

3

H. Mai Châu

1305,31

1.057,07

248,24

4

H. Kỳ Sơn

946,73

827,41

119,32

5

H. Lương Sơn

2770,96

2.210,09

560,87

6

H. Cao Phong

597,52

375,95

221,57

7

H. Kim Bôi

3792,4

3.049,01

743,39

8

H. Tân Lạc

3697

2.887,80

809,2

9

H. Lạc Sơn

5751,94

4.339,57

1.412,37

10

H. Lạc Thủy

1922,92

941,02

981,90

11

H. Yên Thủy

2876,62

607,12

2.269,50

Tổng

25.150,00

17.589,56

7.560,44

4. Giải pháp thực hiện

a) Tổ chức quản lý quy hoạch:

Tổ chức quản lý quy hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện công bố quy hoạch đất lúa đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt các huyện, thành phố trên cơ sở bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đã được phê duyệt. Hàng năm, xây dựng và thực hiện đầy đủ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

b) Giải pháp về quản lý, bảo vệ đất lúa:

Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ cho người trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản lúa gạo theo quy định tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Hỗ trợ sản xuất lúa khi bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg; Hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung áp dụng quy trình VietGAP theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Đẩy mạnh cơ giới hóa:

Tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo từ gieo trồng đến thu hoạch chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm lúa gạo của tỉnh.

d) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo; trong đó, đặc biệt chú trọng các biện pháp như: giống; canh tác theo hướng VietGAP; sản xuất lúa theo các mô hình “3 tăng - 3 giảm”; “1 phải, 5 giảm”, “4 đúng”; tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) để bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phẩm chất tốt chuyển giao rộng rãi vào sản xuất đại trà. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa và chính sách hỗ trợ giá giống lúa nguyên chủng cho các đơn vị sản xuất lúa giống.

đ) Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung:

Trong tổng diện tích đất trồng lúa đã được quy hoạch:

- Đối với các huyện trọng điểm quy hoạch đất chuyên canh lúa nước cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt chú ý đầu tư thủy lợi, xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng lớn cho năng suất cao, chất lượng tốt; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc liên kết tiêu thụ hết sản lượng lúa hàng hóa được sản xuất ra; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa, đồng thời kiến nghị với Nhà nước có những chính sách phù hợp để động viên vùng trồng lúa, người trồng lúa sản xuất đạt hiệu quả cao;

- Đối với các huyện, thành phố có quy mô diện tích đất lúa nhỏ lẻ, năng suất thấp, yếu tố chủ động tưới tiêu kém cần vận dụng chủ trương sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn theo đúng sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, nhưng phải đáp ứng điều kiện khi cần thiết vẫn có khả năng quay lại trồng được lúa.

e) Đổi mới tổ chức sản xuất:

Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất lúa gạo theo hướng khuyến khích, hỗ trợ xây dựng, hình thành liên doanh liên kết như tổ chức hợp tác, hợp tác xã, liên kết 4 nhà theo địa bàn hoặc sản phẩm; tạo điều kiện gắn kết sản xuất với thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo; phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất lương thực ... Từ đó, tạo cơ sở hình thành nền sản xuất lúa gạo hàng hóa bền vững, ổn định đầu ra sản phẩm, chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn.

g) Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo:

Thực hiện hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong đầu tư bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo có các hoạt động liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân; tổ chức liên kết xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh; đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện công bố quy hoạch đất lúa đã được xét duyệt.

- Chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố công tác quản lý đất lúa theo quy hoạch đã được phê duyệt; tổ chức quản lý nghiêm ngặt diện tích đất lúa theo ranh giới hành chính từng huyện, thành phố, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác;

- Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, kinh phí để tổ chức cắm mốc trên thực địa diện tích đất lúa đã được quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xác định ranh giới đất lúa đến từng xã, phường, thị trấn để làm cơ sở quản lý chặt chẽ quỹ đất lúa. Bàn giao hồ sơ, bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa và tập huấn nghiệp vụ quản lý cho cơ sở để làm tốt công tác quản lý đất lúa đến cấp xã và thôn; trong đó, chú ý tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý đất trồng lúa của các huyện, thành phố;

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi, giám sát vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành phố tổ chức quản lý, theo dõi việc khai thác, sử dụng đất lúa đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật. Tham mưu việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi, giao đất phải đúng quy hoạch đất lúa đã được phê duyệt, gắn với việc rà soát lại các loại cây trồng khác, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đất lúa, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

b) Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân giữ vững và phát triển ổn định đất lúa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông quốc gia để xây dựng một số mô hình về sản xuất lúa gạo, như: mô hình về giống, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác theo hướng VietGAP, cơ giới hóa nông nghiệp;

- Triển khai xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo; công tác nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống lúa mới, chất lượng cao. Thực hiện chương trình xã hội hóa sản xuất giống lúa xác nhận và các chính sách hỗ trợ phát triển lúa gạo;

- Hướng dẫn xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng có ứng dụng công nghệ cao để đưa ngành lúa gạo của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, sạch, an toàn; bảo vệ môi trường sinh thái;

- Triển khai công tác hỗ trợ xây dựng, hình thành các tổ chức liên doanh liên kết trong sản xuất lúa gạo nhằm xây dựng nền sản xuất lúa gạo hàng hóa bền vững, ổn định, nâng cao sức cạnh tranh;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, vận động doanh nghiệp đầu tư khu vực nông thôn để thực hiện liên kết sản xuất gan với chế biến và tiêu thụ nông sản theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách và các nguồn vốn khác trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tỉnh cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về giống lúa, tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến lúa gạo chất lượng cao;

- Chủ trì chuyển giao các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về lúa gạo trong sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và cơ giới hóa.

d) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn để thực hiện các chính sách và giải pháp, như: tổ chức cắm mốc trên thực địa diện tích đất lúa đã được quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chính sách hỗ trợ tài chính cho người trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi đầu tư cho cơ giới hóa; hỗ trợ sản xuất giống; hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh... Hướng dẫn việc sử dụng, quản lý nguồn vốn theo đúng quy định; tính toán mức phí bảo hiểm cây lúa cho các đối tượng tham gia;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương xác định giá trị các loại máy móc thiết bị để hỗ trợ vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất.

đ) Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình lựa chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến để đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa gạo nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;

- Thực hiện công tác khuyến công để giới thiệu, hướng dẫn các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác cơ giới hóa từ khâu sản xuất, thu hoạch và bảo quản, chế biến lúa gạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo của tỉnh;

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để nâng cao thương hiệu của lúa gạo Hòa Bình.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí kinh phí và lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng, phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất lúa tập trung; tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ giới hóa phát triển sản xuất lúa gạo.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Quản lý chặt chẽ quỹ đất lúa nước của địa phương bao gồm đất lúa trong và ngoài quy hoạch; xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt tại địa phương đến cấp xã. Đồng thời, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương;

- Triển khai thực hiện quy định của Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó đặc biệt tập trung công tác bảo vệ và xử lý các vi phạm về sử dụng sai mục đích đất lúa tại địa phương.

(Có Thuyết minh tổng hợp kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Xây dựng;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (K36).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh