Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/2000/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 23/2000/QĐ-BTC NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 2000 BAN HÀNH BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Điều 4 Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 "Về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá";
Căn cứ Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 4/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế và theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối tượng nộp phí, lệ phí theo mức thu quy định tại điều này là các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 2: Cơ quan thu phí, lệ phí quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được trích tiền thu phí, lệ phí trước khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước để chi phí cho công việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và việc tổ chức thu phí, lệ phí theo dự toán được duyệt sau khi đã có sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan Tài chính cùng cấp nhưng mức trích tối đa không quá 90% (chín mươi phần trăm) số tiền phí, lệ phí thu được, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương loại, khoản, mục của mục lục ngân sách nhà nước quy định.

Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm kê khai, thu nộp và quản lý tiền phí, lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; Bãi bỏ các quy định về phí, lệ phí quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 4: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1:

MỨC THU LỆ PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ/BTC ngày 21 tháng 2 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TT

Loại hình cơ sở

Đơn vị

Mức thu (đồng)

1

Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm

1 lần cấp

50.000

2

Giấy chứng nhận áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP

1 lần cấp

50.000

3

Giấy chứng nhận lô hàng thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh

1 lần cấp

50.000

4

Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đơn lẻ

1 lần cấp

50.000

5

Lệ phí cấp số đăng ký thực phẩm nhập khẩu

1 lần cấp

50.000

6

Lệ phí cấp số đăng ký thực phẩm sản xuất trong nước

1 lần cấp

50.000

 

PHỤ LỤC 2:

MỨC THU PHÍ KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VỀ KIỆN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ/BTC ngày 21 tháng 2 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )

TT

Nội dung khoản thu

Đơn vị

Mức thu (đồng)

1

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm:

 

 

1.1

Cơ sở có sản lượng nhỏ hơn 20 tấn/năm

lần/cơ sở

160.000

1.2

Cơ sở có sản lượng từ 20 đến nhỏ hơn 100 tấn/năm

lần/cơ sở

200.000

1.3

Cơ sở có sản lượng từ 100 đến nhỏ hơn 500 tấn/năm

lần/cơ sở

250.000

1.4

Cơ sở có sản lượng từ 500 đến nhỏ hơn 1000 tấn/năm

lần/cơ sở

350.000

1.5

Cơ sở có sản lượng hơn 1000 tấn/năm trở lên

lần/cơ sở

400.000

2

Nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh thực phẩm


lần/cơ sở


150.000

 

Riêng quán ăn uống bình dân

lần/cơ sở

40.000

3

Phí xét duyệt hồ sơ đăng ký chất lượng thực phẩm nhập khẩu

đồng/mặt hàng

500.000

4

Phí xét duyệt hồ sơ đăng ký chất lượng thực phẩm sản xuất trong nước

lần/cơ sở

100.000

5

Phí kiểm tra định kỳ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Thu bằng 50% mức lệ phí kiểm cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

6

Phí kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu

 

Thu bằng 0,1% giá trị lô hàng, nhưng mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồngvà tối đa không quá 10.000.000 đồng

 

PHỤ LỤC 3:

MỨC THU PHÍ KIỂM NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BTC ngày 21/2/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Mức thu
(Đồng/chỉ tiêu)

1

2

3

I

Các chỉ tiêu kiểm tra vi sinh vật

 

1

Chuẩn bị mẫu:

- Mẫu lỏng,

- Mẫu đặc

10.000

20.000

2

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

25.000

3

Tổng số coliƒorms

Kỹ thuật MPN

Kỹ thuật CFU

30.000

40.000

4

Tổng số coliƒormƒeacal

Kỹ thuật MPN

Kỹ thuật CFU

30.000

40.000

5

Xác định E.coli

Kỹ thuật CFU

40.000

6

Clostridium perƒringens

Kỹ thuật ống

Kỹ thuật Đổ đĩa

20.000

40.000

7

Staphylococcus aureus

40.000

8

Streptococcus feccalis

Mẫu lỏng,

Mẫu đặc

30.000

50.000

9

Tổng số bào tử nấm men-mốc

40.000

10

Định danh nấm mốc

(cho một loại)

40.000

11

Bacillus cereus

40.000

12

Pseudomonas aeruginosa, Listeria,

Campilobacteria

50.000

13

Xác định salmonella

40.000

14

Xác định shigella

40.000

15

Vibrio cholera

40.000

16

Tổng số lactobacillus

50.000

17

Xác định trứng giun (cho một mẫu)

20.000

18

Xác định đơn bào (cho một mẫu)

30.000

19

Xác định ấu trùng sán, sán (cho một mẫu)

25.000

II.

Các chỉ tiêu lý hoá và độc thực phẩm

 

20

Xác định độ ẩm

PP.trọng lượng

PP.cất dung môi

20.000

30.000

21

Xác định độ chua, độ axit

30.000

22

Xác định tỷ trọng

25.000

23

Tro tổng số

30.000

24

Tro không tan trong axit

35.000

25

Tro sunfat

40.000

26

Tạp chất (Vật lý)

30.000

27

Chất xơ

40.000

28

Chất khô

30.000

29

Xác định PH:

Giấy quì

PH mette

10.000

20.000

30

Xác định etanol

PP. tửu kế

PP. cất

20.000

30.000

31

Xác định aldehyd

30.000

32

Xác định ester

30.000

33

Xác định metanol, furfurol, aldehyt, rượu tạp

(PP.thông thường)

cho một chỉ tiêu

40.000

34

Xác định độ CO2:

CO2 tự do

CO2 kết hợp

30.000

20.000

35

Xác định hàm lượng tanin (PP.quang phổ)

100.000

36

Xác định hàm lượng cafein, nicotin, tar

120.000

37

Chỉ số iot (trong dầu, mỡ)

60.000

38

Chỉ số xà phòng hoá

50.000

39

Chỉ số peroxyt

50.000

40

Chất đẳng:

- PP.hoá học

- PP.HPLC

50.000

100.000

41

Chất chiết

30.000

42

Diacetyl:

- KT.So mầu

- KT.Sắc ký khí

40.000

80.000

43

Xác định men Diataza trong mật ong

40.000

44

Xác định gluten ướt

30.000

45

Chất lượng Gluten

30.000

46

Xác định độ ôi thiu:

- Pư. Ebe

- Pư.H2S

- Pư.kreiss

20.000

30.000

40.000

47

Alcaloit, glucosit trong thực phẩm

80.000

48

Đường tổng số

40.000

49

Đường đơn tổng số

40.000

50

Saccaroza, Glucoza, Fructoza, Maltoza (cho 1 chỉ tiêu):

- PP hoá học

- PP HPLC

50.000

100.000

51

Xác định nitơ toàn phần

50.000

52

Xác định nitơ amin

20.000

53

Xác định nitơ formol

20.000

54

Xác định nitơ amoniăc

20.000

55

Xác định lipit tổng số (PP.soxhlet)

60.000

56

Định lượng lipit trong sữa tươi (PP.adam)

30.000

57

Caroten tổng số

80.000

58

Beta caroten (PP.HPLC)

200.000

59

Vitamin A (PP.HPLC):

- Trong thực phẩm

- Trong sữa mẹ

200.000

80.000

60

Vitamin C

80.000

61

Vitamin B1

100.000

62

Vitamin B2 (PP.HPLC)

200.000

63

Vitamin E (PP.HPLC):

- Trong thực phẩm

- Trong sữa mẹ

200.000

80.000

64

Chất bảo quản (cho một chất):

- Định tính

- Định lượng

50.000

100.000

65

Phẩm mầu (cho một mầu):

- Định tính

- Định lượng (HPLC)

40.000

100.000

66

Chất ngọt tổng hợp (cho một chất):

- Định tính

- Định lượng (HPLC)

40.000

100.000

67

Các chất hương liệu, tinh dầu (Cho một mẫu đơn):

- Bán định lượng

100.000

68

Các chất phụ gia khác

Định lượng - PP.HPLC

200.000

69

Các thuốc bảo vệ thực vật:

- Bán định lượng (SKBM)

- Định lượng (HPLC)

150.000

250.000

70

Cho một chất tiếp theo (TBVTV):

- Bán định lượng

- Định lượng

50.000

80.000

71

Xác định hàm lượng kim loại nặng (Pb, As, Cd, Hg, Cu, Zn, Co...) PP.cực phổ

Cho một nguyên tố

70.000

72

Hàm lượng độc tố tự nhiên trong thực phẩm (cho một mẫu)

300.000

73

Hoạt độ phóng xạ α,ò

200.000

74

Hàm lượng thuốc kháng sinh (cho một mẫu) - PP.HPLC

300.000

75

Hàm lượng thuốc tăng trọng (cho một mẫu) PP.HPLC

300.000

76

Aflatoxin:

- Bán định lượng

- Định lượng (HPLC)

100.000

200.000

77

Độc tố vi nấm khác:

- Bán định lượng

- Định lượng

100.000

200.000

78

Hàm lượng các chất khoáng và vi khoáng Natri, Magie, Caxi, Kali, Phosphat, sắt, Clo...:

- PP.hoá học

- PP. AAS (cho một chỉ tiêu)

40.000

60.000

79

Hàm lượng nitrat, nitrit (cho một chỉ tiêu):

- Định tính

- Định lượng

50.000

100.000

III

Một số các chỉ tiêu khác

 

80

Tinh bột

50.000

81

Độ mầu ICUMSA (quang phổ)

40.000

82

Độ mịn

20.000

83

Các chỉ tiêu vật lý khác (PP.đến trực tiếp cho một chỉ số)

15.000

84

Khả năng hút nước của bột

40.000

85

Chỉ số casein

40.000

86

Chỉ số hoà tan (trong sữa)

40.000

87

Định danh dầu, mỡ (PP.GCMS)

200.000

88

Độ baume

25.000

89

Hàm lượng sunfit

50.000

90

Xác định độ độc tính cấp (LD50)

2.000.000

91

Độ độc độc tính mạn

5.000.000

92

Định lượng Dioxin

21.000.000

93

Hàm lượng i ốt trong muối

40.000

94

Kiểm nghiệm cảm quan (một chỉ tiêu)

5.000