- 1 Luật đất đai 2013
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
- 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2021/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 26 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05/11/2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm không thuộc các trường hợp quy định phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về đất đai (gọi tắt là Nghị định 91), bao gồm:
1. Sử dụng đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật.
3. Lấn, chiếm đất (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 14 Nghị định số 91).
4. Hủy hoại đất (trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất).
5. Gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 3. Căn cứ xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Sổ địa chính;
4. Tài liệu điều tra đo đạc địa chính, gồm: Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai.
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại Khoản 11, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
a) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm, thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định sau khi chấp hành xong hình thức phạt chính trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 3 Quy định này buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại đúng mục đích sử dụng đất ban đầu.
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Chuyển đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; chuyển đất đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp; chuyển đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
a) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm, thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định sau khi chấp hành xong hình thức phạt chính trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 3 Quy định này buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại đúng mục đích sử dụng đất ban đầu.
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
a) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm, thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định sau khi chấp hành xong hình thức phạt chính trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 3 Quy định này buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại đúng mục đích sử dụng đất ban đầu.
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê sang đất ở tại khu vực nông thôn; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tại khu vực nông thôn; chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn; sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
a) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm, thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định sau khi chấp hành xong hình thức phạt chính trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
b) Trường hợp vị trí, loại đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 3 Quy định này buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại đúng mục đích sử dụng đất ban đầu.
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu: Buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng lúa.
Điều 9. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với trường hợp lấn, chiếm đất
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng
a) Nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được chấp thuận dự án đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm. Thực hiện việc xin giao đất, thuê đất để được xem xét theo quy định.
b) Nếu không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được chấp thuận dự án đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng trong khu vực rừng phòng hộ thì đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ) thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Điều 10. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với trường hợp hủy hoại đất
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với các loại đất còn lại thì đối tượng vi phạm không phải khôi phục lại địa hình ban đầu của đất trước khi vi phạm, nhưng phải khôi phục ở mức độ sử dụng được theo mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm và đảm bảo không ảnh hưởng đến các thửa đất xung quanh.
3. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
1. Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất gồm: Đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất; đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu: Buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành tỉnh và đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 35/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4 Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang