BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2304/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2019 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và nội dung thủ tục hành chính được bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC | Tên VBQPPL quy định việc bổ sung thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
I- Lĩnh vực hàng hải | |||||
1 |
| Quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cục HHVN; Bộ GTVT |
2 |
| Nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ | Nghị định 82/2019/NĐ- CP | Hàng hải | Cơ quan Hải quan khu vực |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC | Tên VBQPPL quy định việc sửa đổi thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
I- Lĩnh vực hàng hải | |||||
1 | B-BGT-285360-TT | Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cục HHVN; Bộ GTVT |
2 | B-BGT-285369-TT | Cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cục HHVN; Bộ GTVT |
3 | B-BGT-285361-TT | Phê duyệt phương án phá dỡ tàu | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cảng vụ Hàng hải khu vực |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
I- Lĩnh vực hàng hải | |||||
1 | B-BGT-285370-TT | Thủ tục cấp lại Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cục HHVN; Bộ GTVT |
2 | B-BGT-285746-TT | Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển | Nghị định 82/2019/NĐ-CP | Hàng hải | Cục HHVN; Bộ GTVT |
NỘI DUNG TTHC TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. Nội dung TTHC công bố bổ sung
1. Quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động
1.1 Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động - theo mẫu (01 bản chính);
- Văn bản liên quan đến nội dung thay đổi (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải,
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
1.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động.
1.8. Phí, lệ phí: Không có.
1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
- Có đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Mẫu:
TÊN CƠ SỞ PHÁ DỠ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. | ……, ngày ….. tháng … năm 20…. |
ĐỀ NGHỊ
Quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Thông tin về cơ sở phá dỡ tàu biển
a) Tên cơ sở phá dỡ tàu biển: ................................................................................................
b) Địa chỉ: .............................................................................................................................
c) Số điện thoại liên hệ: .........................................................................................................
d) Người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................................
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………………….. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày …….. tháng ………… năm ………….
e) Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động số …………………………………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày ... tháng ……… năm
2. Lý do đề nghị quyết định lại
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Văn bản kèm theo
a) Văn bản liên quan đến nội dung thay đổi (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải cấp lại quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động./.
| ĐẠI DIỆN |
2. Nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đến Cơ quan hải quan khu vực.
b) Giải quyết TTHC:
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan Hải quan khu vực;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan Hải quan khu vực;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
2.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được nhập khẩu vào Việt Nam.
2.8. Phí, lệ phí: Theo quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc một trong các trường hợp: Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
(1). Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
(2). Tàu container.
(3). Tàu chở quặng.
(4). Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
(5). Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
(6). Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải;
- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Các quy định của pháp luật về Hải quan và các quy định có liên quan khác.
B. Nội dung TTHC công bố sửa đổi
1. Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết hồ sơ TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo mẫu; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo mẫu;
- Quyết định phê duyệt kèm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hồ sơ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Hồ sơ hoàn công của cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo mẫu; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
1.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1.8. Phí, lệ phí: Không có.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện:
- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
- Có đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Mẫu:
TÊN CƠ SỞ PHÁ DỠ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | ………., ngày ….. tháng ….. năm 20…. |
ĐỀ NGHỊ
Đưa cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào hoạt động
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Thông tin về cơ sở phá dỡ tàu biển
a) Tên cơ sở phá dỡ tàu biển: ................................................................................................
b) Địa chỉ: .............................................................................................................................
c) Số điện thoại liên hệ: .........................................................................................................
d) Người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................................
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày…….. tháng……. năm………….
2. Thông tin năng lực phá dỡ tàu biển
a) Loại tàu biển có khả năng phá dỡ: ……………………………………………………………………
b) Giới hạn trọng tải toàn phần của tàu biển vào cơ sở phá dỡ: …………………………………….
3. Hồ sơ về cơ sở phá dỡ tàu biển
a) Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển kèm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
b) Hồ sơ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Hồ sơ hoàn công của cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
d) Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
đ) Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển, vào hoạt động./.
| ĐẠI DIỆN |
2. Cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo mẫu; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2.2 Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo mẫu (01 bản chính);
- Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
2.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
2.8. Phí, lệ phí: Không có.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
2.10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:
Doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc một trong các trường hợp:
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
(1). Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
(2). Tàu container.
(3). Tàu chở quặng.
(4). Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
(5). Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
(6). Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải;
- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Mẫu:
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
|
ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Tên doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ: ….. …………………………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………..Fax:………………………….. Email: ……………………………..
3. Địa chỉ kinh doanh:
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………….. Fax:…………………………….. Email: ……………………………..
4. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ tên: ………………………………………………Chức danh:……………………………………..
- Số CMND/Hộ chiếu: ………………………Ngày, nơi cấp:………………………………………….
- Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………..
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…………………………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày…… tháng……….. năm ....
6. Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển thuộc sở hữu hoặc quản lý, khai thác của doanh nghiệp vào hoạt động số……….. ngày……… tháng……… năm……..
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đối với:
a) Tên tàu: .............................................................................................................................
b) Số IMO: ............................................................................................................................
c) Loại tàu: ............................................................................................................................
d) Trọng tải toàn phần (DWT): ................................................................................................
đ) Ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam: ..................................................................
(Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo đúng Giấy phép nhập khẩu và các quy định của pháp luật./.
Văn bản kèm theo: | ….., ngày….tháng….năm…… |
3. Phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ đối với từng tàu biển đến Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo mẫu và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
-Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo mẫu;
- Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính). Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1). Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);
(2). Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;
(3). Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo mẫu và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển.
3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải khu vực;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải khu vực;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
3.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển
3.8. Phí, lệ phí: Không có.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Mẫu:
TÊN CƠ SỞ PHÁ DỠ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ……., ngày ….. tháng …. năm 20…. |
ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển
Kính gửi: Cảng vụ hàng hải………………………
1. Thông tin về cơ sở phá dỡ tàu biển
a) Tên cơ sở phá dỡ tàu biển: ................................................................................................
b) Địa chỉ: .............................................................................................................................
c) Số điện thoại liên hệ: .........................................................................................................
d) Người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................................
đ) Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động số ……………………………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày ……… tháng ……….. năm ...
2. Thông tin về tàu biển phá dỡ
a) Tên tàu: .............................................................................................................................
b) Số IMO: ............................................................................................................................
c) Loại tàu: ............................................................................................................................
d) Trọng tải toàn phần (DWT): ................................................................................................
đ) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ số …………………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày …….. tháng ……….. năm ……….
3. Văn bản kèm theo
a) 01 bản chính phương án phá dỡ tàu biển;
.............................................................................................................................................
Kính đề nghị Cảng vụ hàng hải ……………………………… xem xét, phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển./.
| ĐẠI DIỆN |
- 1 Quyết định 375/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 36/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 1871/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Quyết định 1836/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực đường thủy nội địa, hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Quyết định 2734/QĐ-BGTVT năm 2018 công bố thủ tục hành chính được bổ sung trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 6 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 7 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 8 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 9 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 2734/QĐ-BGTVT năm 2018 công bố thủ tục hành chính được bổ sung trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 1836/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực đường thủy nội địa, hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 1871/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Quyết định 36/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Quyết định 375/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải