Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2311/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 27 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 14 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh về việc công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 780/TTr-SCT ngày 30 tháng 10 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn; khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;

- Phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các địa phương; phù hợp với phát triển nông nghiệp, nông thôn Quảng Trị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn;

- Khôi phục, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn, phát huy các truyền thống văn hóa của từng địa phương;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ truyền thống và tiên tiến, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề, ngành nghề TTCN với hoạt động du lịch - dịch vụ;

- Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN;

- Nghiên cứu du nhập các ngành nghề TTCN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và con người của địa phương;

- Phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu đến năm 2015

- Tỷ trọng kinh tế làng nghề, ngành nghề nông thôn đạt 25 - 30% trong kinh tế nông thôn;

- Tổng giá trị sản xuất làng nghề, ngành nghề TTCN đạt 300 - 350 tỷ đồng;

- Tạo việc làm cho trên 10.000 lao động nông thôn, nâng thu nhập bình quân cho lao động ngành nghề nông thôn đạt 20 - 25 triệu đồng/người/năm;

- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 30 - 33%;

- Đến năm 2015, tỷ lệ cơ giới hóa (đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ một số khâu sản xuất) đạt 25 - 30%;

- Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất, làng nghề (đặc biệt là các ngành nghề chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm);

- Đến năm 2015, 10 làng được công nhận có nghề truyền thống, 05 làng nghề và 08 làng nghề truyền thống.

2.2. Mục tiêu đến năm 2020

- Tỷ trọng kinh tế làng nghề, ngành nghề nông thôn đạt 40 - 45% trong kinh tế nông thôn;

- Tổng giá trị sản xuất làng nghề, ngành nghề TTCN đạt 450 - 500 tỷ đồng;

- Tạo việc làm trên 15.000 lao động nông thôn, nâng thu nhập bình quân cho lao động ngành nghề đạt 30 - 35 triệu đồng/người/năm;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%;

- Đến năm 2020, tỷ lệ các cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất đạt 65%;

- Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở sản xuất. Trên 90% các cơ sở, cụm - điểm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn;

- Đến năm 2020, 14 làng được công nhận có nghề truyền thống, 04 làng nghề và 02 làng nghề truyền thống.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TTCN ĐẾN NĂM 2020

A. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TTCN TRUYỀN THỐNG

1. Nhóm nghề chế biến nông - lâm - thủy sản

a) Nghề làm bún, bánh

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Từng bước đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị, cơ giới hóa sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế các công đoạn thủ công truyền thống gây ô nhiễm môi truờng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm làng nghề sản xuất bún: Thượng Trạch, Linh Chiểu (Triệu Sơn, Triệu Phong) và Cẩm Thạch (Cam An, Cam Lộ); bánh ướt Phương Lang (Hải Ba, Hải Lăng). Khuyến khích các cơ sở đầu tư sản xuất trong điểm công nghiệp làng nghề nhằm đảm bảo môi trường sinh thái;

- Mở rộng sản xuất tại các địa phương khác trong tỉnh, đa dạng hóa một số sản phẩm, xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống đối với các làng bún, bánh: Cẩm Thạch, Linh Chiểu; nghề truyền thống bún, bánh Phương Lang;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Nâng cao chất lượng máy móc thiết bị theo hướng liên hoàn, khép kín, tăng năng suất và trở thành một trong những nghề TTCN mạnh của tỉnh. Phát triển mạnh các sản phẩm khô như: bún khô, hủ tiếu, bánh canh khô, bánh tráng, bánh đa...

- Tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển các điểm làng nghề đã có, xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống Thượng Trạch.

b) Nghề chế biến thủy hải sản

* Nghề chế biến nước mắm, ruốc

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Xúc tiến thành lập Hiệp hội Chế biến thủy hải sản để làm đầu mối cung cấp thông tin, tránh tranh mua, tranh bán giữa các cơ sở, thống nhất hình thức mua - bán, thị trường...

- Đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất như chiết rót, đóng chai, dán nhãn. Phát triển các sản phẩm chất lượng cao...

- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nước mắm tại Gia Đẵng, Cửa Tùng, Cửa Việt, nhãn hiệu tập thể cho Mỹ Thủy...

- Vận động và hỗ trợ di dời một số cơ sở sản xuất vào sản xuất tập trung tại Cụm Công nghiệp Cửa Tùng. Xây dựng điểm làng nghề chế biến hải sản tại Cửa Việt;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư mua công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại Cửa Tùng, Cửa Việt và Mỹ Thủy, đến năm 2020 đưa sản lượng nước mắm toàn tỉnh lên 01 triệu lít/năm, tạo việc làm cho khoảng 300 lao động;

- Vận động và đăng ký thương hiệu tập thể cho sản phẩm nước mắm Gia Đẵng, Cửa Tùng, Cửa Việt; hỗ trợ đầu tư xây dựng các dây chuyền liên hoàn, khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Nghề chế biến cá hấp

- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở chế biến cá hấp, đầu tư, ứng dụng thiết bị phù hợp về quy mô, số lượng, công nghệ, lao động, sản phẩm theo hướng sản xuất tập trung;

- Vận động các cơ sở cam kết bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trong quá trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trước lúc đổ ra sông, lạch;

- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cá hấp sấy và các sản phẩm cá chế biến trên địa bàn;

- Di dời các cơ sở sản xuất vào các Cụm Công nghiệp - làng nghề Cửa Tùng và Đông Gio Linh. Khuyến khích, hỗ trợ một số nhà máy, cơ sở chế biến sâu các sản phẩm cá khô, cá tẩm gia vị đáp ứng yêu cầu xuất khẩu;

- Xây dựng và công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống sản xuất ruốc bột Thâm Khê, nước mắm Gia Đẵng 1, nghề hấp cá các thôn Xuân Ngọc - Xuân Lộc - Xuân Tiến...; nghề hấp cá thị trấn Cửa Việt, Gio Việt, Gio Linh, nước mắm Mỹ Thủy; nghề truyền thống sản xuất nước mắm Cửa Việt, Gio Linh; nước mắm Cửa Tùng; nghề hấp cá An Hòa, Cửa Tùng, Vĩnh Linh.

c) Nghề nấu rượu

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Xây dựng và hoàn thiện Quy trình sản xuất rượu chung cho làng nghề. Đầu tư, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất tại một số cơ sở, doanh nghiệp;

- Rà soát, đăng ký, cấp phép sản xuất rượu cho các hộ sản xuất tại các làng nghề;

- Đăng ký thương hiệu, xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống cho rượu Kim Long (Hải Quế, Hải Lăng);

- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm rượu (rượu trắng, rượu cần ủ từ men lá) của người dân tộc thiểu số tại Hướng Hóa, Đakrông.

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đến năm 2020 có 100% số hộ làm nghề được cấp phép sản xuất rượu, 100% số hộ tại làng nghề Kim Long được áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất rượu của làng nghề;

- Đăng ký thương hiệu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình công nhận làng nghề nấu rượu Tân Long (Hướng Hóa);

- Tổ chức đầu mối thu mua, cung ứng các sản phẩm rượu do bà con người dân tộc thiểu số sản xuất;

- Xây dựng và công nhận nghề truyền thống nấu rượu Tân Long, Hướng Hóa; nghề truyền thống nấu rượu Ba Tầng, Hướng Hóa; nghề truyền thống nấu rượu, rượu cần Hướng Hiệp, Hướng Hóa.

d) Nghề sản xuất chè vằng, cao chè vằng

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất các cơ sở sản xuất tại Cam Lộ, khuyến khích đầu tư công nghệ, thiết bị mới, hoàn thiện quy trình nấu, cắt, đóng gói… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Xây dựng thương hiệu Chè Vằng Định Sơn (Cam Nghĩa, Cam Lộ) và đăng ký hồ sơ công nhận làng nghề;

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu công bố chất lượng và thành phần hóa học, hoạt tính của cao Chè Vằng để có cơ sở quảng bá, mở rộng thị trường ra nước ngoài.

e) Nghề làm muối

+ Giai đoạn 2011 - 2020:

- Tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất theo hướng thành lập hợp tác xã hay doanh nghiệp đầu mối thu mua với sự cam kết của các hộ dân tham gia làm nghề;

- Đưa cơ giới hóa vào một số công đoạn sản xuất như: bơm nước biển vào ruộng muối, cào muối…

- Nâng cao chất lượng muối hạt (độ trắng, độ mặn, ít tạp chất). Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các kho dự trữ, chế biến sâu các sản phẩm từ muối hạt như: muối Iốt, muối tôm… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng hồ sơ và đề nghị xét công nhận nghề truyền thống đối với làng nghề làm muối Tường Vân, Triệu An, Triệu Phong;

- Phấn đấu đến năm 2020 diện tích làm muối tăng lên 05 ha, sản lượng muối đạt 100.000 tấn, với 50 - 60 hộ tham gia sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 100 lao động.

f) Nghề làm nem, chả, bánh kẹo, ớt dầm, tương, mứt, miến dong

- Tiếp tục phát triển nghề này theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất, bao gói - nhãn mác sản phẩm, hướng đến phát triển thành các sản phẩm đặc sản của Quảng Trị;

- Khuyến khích đăng ký kinh doanh, công bố chất lượng và nhãn mác sản phẩm;

- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hàng vào các siêu thị và hướng tới thị trường xuất khẩu.

g) Nghề nấu vôi, tinh dầu tràm.

Khuyến khích khôi phục, duy trì nghề tại các địa phương (nấu vôi Triệu Giang, tinh dầu tràm Tân Diên, Hải Thọ) để tận dụng phế phẩm hay nguyên liệu có sẵn của địa phương, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và tạo thêm thu nhập người lao động.

2. Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ

a) Nghề thêu ren

- Đào tạo nghề cho lao động gắn với nhu cầu của người lao động và nhu cầu của các đơn vị đầu mối cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm;

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp đầu mối trong lĩnh vực thêu ren, giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn vị ở các tỉnh, thành khác, dần dần tiếp cận thị trường xuất khẩu mặt hàng này;

- Hình thành các điểm sản xuất tập trung, các làng nghề và xúc tiến thành lập Hiệp hội Thêu ren của tỉnh Quảng Trị;

- Hướng dẫn các làng có nghề thêu ren xây dựng lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí làng nghề, lập hồ sơ công nhận làng nghề để tạo thêm động lực cho hoạt động của nghề;

- Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh có ít nhất 06 làng nghề thêu ren (mỗi làng có ít nhất 80 hộ), tạo việc làm mới cho khoảng 300 - 400 lao động, với thu nhập bình quân đạt 20 - 24 triệu đồng/người/năm, có từ 10 - 20 thợ giỏi được công nhận là nghệ nhân;

- Xây dựng và công nhận nghề truyền thống, làng nghề thêu ren Văn Quỷ, Hải Tân, Hải Lăng (2011 - 2015); Làng nghề thêu ren Văn Trị, Hải Tân, Hải Lăng (2011 - 2015); làng nghề thêu ren Lâm Trung, Cam Nghĩa, Cam Lộ (2011 - 2015); làng nghề thêu ren Lâm Lang 2, Cam Thủy, Cam Lộ (2016 - 2020).

b) Nghề chằm nón

- Bảo tồn và phát triển nghề chằm nón tại các địa phương;

- Hỗ trợ ứng dụng thiết bị cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất để giảm sức lao động và tăng năng suất. Tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn ngày tại các cơ sở cho lao động về kiến thức làm nghề và phát triển sản phẩm;

- Phát triển các sản phẩm từ những vật liệu làm nón, đa dạng hóa và cách điệu sản phẩm nón lá;

- Hình thành các tour du lịch làng nghề, đưa hàng vào các điểm bán hàng lưu niệm, hàng TTCN; mở rộng các kênh tiếp thị tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại;

- Hỗ trợ xây dựng và lập hồ sơ xét công nhận làng nghề truyền thống cho các làng đủ điều kiện, phấn đấu đến 2020 có 10 làng làm nghề nón lá được công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống;

- Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các đơn vị bao tiêu sản phẩm của làng nghề nón lá.

c) Nghề mộc

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Duy trì các cơ sở sản xuất hiện có, khuyến khích các cơ sở phát triển, mở rộng hoặc liên kết với nhau để thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực mộc, mộc mỹ nghệ. Giảm dần các khâu trung gian nhỏ lẻ, tập trung phát triển một số đầu mối lớn;

- Tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cao hơn, tinh xảo hơn của sản phẩm;

- Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới máy móc thiết bị, cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm;

- Đa dạng hóa các sản phẩm mộc cao cấp, cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển một số sản phẩm đặc thù của địa phương phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị có số lượng lao động từ 40 người di dời vào các cụm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường xuất khẩu;

- Tiếp tục đào tạo, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nhằm phục vụ sản xuất đáp ứng xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm có tính sáng tạo, tính nghệ thuật cao. Chú trọng phát triển đội ngũ các thợ giỏi, nghệ nhân. Lập hồ sơ xét công nhận nghệ nhân trong lĩnh vực mộc mỹ nghệ, chạm khảm;

- Đầu tư khôi phục nghề chạm, khảm xà cừ tại thôn Cát Sơn, Gio Linh (hỗ trợ đào tạo nghề, thành lập doanh nghiệp đầu mối, quảng bá nghề...).

d) Nghề đan lát mây, tre

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Ổn định, tổ chức lại sản xuất, tăng cường năng lực sản xuất của từng địa phương theo nhu cầu thị trường. Khuyến khích liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các làng nghề, cơ sở sản xuất, thành lập các tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất mây, tre đan, các cơ sở đầu mối, doanh nghiệp bao tiêu và tiêu thụ sản phẩm;

- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, ứng dụng máy móc, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ ít tiêu hao nguyên liệu. Đầu tư cho các làng nghề đan lát như: Lan Đình, Phước Thị, Phương Ngạn, Lâm Xuân để mở rộng quy mô;

- Tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề, nhân rộng và phát triển nghề mây, tre đan tại huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa và Đakrông;

- Tìm kiếm, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Xây dựng và lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống đan lát Lan Đình, Gio Phong, Gio Linh; nghề truyền thống đan lát Phước Thị, xã Gio Phong, huyện Gio Linh;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tổ chức các khóa tập huấn kiến thức về xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề; nhân rộng và phát triển nghề mây, tre đan trên địa bàn các huyện;

- Hỗ trợ duy trì các nghề làm quạt giấy Phương Ngạn (thôn Phương Ngạn, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong), nghề dệt chiếu Lâm Xuân (thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh), nghề đan lát ở Đakrông và Hướng Hóa. Đến năm 2020, mỗi nghề có 03 - 05 cơ sở sản xuất với quy mô 05 - 10 lao động/cơ sở. Đối với làng dệt chiếu Lâm Xuân thì phát triển thêm nghề dệt thảm;

- Xây dựng và lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống đan lát Phương Ngạn, Triệu Long, Triệu Phong.

e) Nghề dệt thổ cẩm

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Duy trì hoạt động sản xuất các cơ sở dệt thổ cẩm tại Đakrông, Hướng Hóa hiện có để làm cơ sở phát triển;

- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn ngày, vận động con em người dân tộc tham gia học nghề, khuyến khích thành lập các tổ, nhóm sản xuất và các tổ chức, cá nhân đứng ra bao tiêu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, các điểm du lịch...

- Bảo tồn các mẫu hoa văn truyền thống, thuê nghệ nhân thiết kế các mẫu hoa văn, mẫu sản phẩm mới như: khăn choàng, ví, túi xách, áo váy, khăn bàn, khăn ăn, vải…

- Bảo tồn kỹ thuật dệt thủ công kết hợp với nghiên cứu cải tiến khung dệt để tạo năng suất lao động cao nhưng vẫn giữ được các giá trị đặc thù, tinh xảo;

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường, đầu ra cho sản phẩm;

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Mở rộng, đầu tư phát triển nghề, đào tạo nhân cấy nghề tại các địa phương trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrông, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;

- Đẩy mạnh phát triển các tổ, nhóm dệt, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, hình thành làng nghề dệt thổ cẩm, các điểm du lịch gắn với nghề;

- Khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm hoàn chỉnh tại thị trấn Khe Sanh. Đến năm 2020 sản xuất được các mặt hàng phục vụ du lịch và xuất khẩu, các bản đều có hộ tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm dệt, tạo việc làm mới cho 50 - 60 lao động.

3. Nhóm nghề cơ khí

a) Nghề sửa chữa, gia công cơ khí nhỏ

- Duy trì, phát triển nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân;

- Đào tạo nghề theo nhu cầu của lao động hay nhu cầu của sử dụng lao động của các cơ sở làm nghề;

- Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng máy móc, cải tiến quy trình sản xuất tạo năng lực sản xuất cần thiết, nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

b) Nghề rèn, đúc

- Phát triển nghề rèn trở thành một nghề thế mạnh của thành phố Đông Hà; đầu tư phát triển nghề đúc chi tiết máy, phôi thép nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ gia công, sửa chữa được máy móc thiết bị nông - lâm - ngư nghiệp; sản xuất các bộ phận, các chi tiết, phụ tùng thay thế; khôi phục và phát triển nghề đúc đồng Cam Lộ;

- Tổ chức lại hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề theo phân chia các công đoạn sản xuất, mỗi cơ sở, mỗi hộ đảm nhiệm một công đoạn để tăng tính chuyên môn hóa, tăng chất lượng và năng suất lao động;

- Đầu tư mua công nghệ sản xuất, đặc biệt là công nghệ đúc, cán phôi; hợp tác với các Viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất có kinh nghiệm để tăng chất lượng sản phẩm;

- Nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm truyền thống để phát triển các sản phẩm mới;

- Xúc tiến thành lập Hội nghề Rèn, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối.

4. Nhóm nghề khác

a) Nghề dệt xăm lưới

Ổn định sản xuất các mặt hàng lưới truyền thống, từng bước đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đầu tư phát triển các sản phẩm mới phục vụ trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm hoàn chỉnh, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tăng năng xuất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

b) Nghề làm hương, tăm, đũa tre, chân hương, chổi đót

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

- Duy trì, đầu tư mở rộng quy mô, năng lực sản xuất tại các cơ sở sản xuất hương, tăm tre tại Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, các Hội Người mù;

- Ứng dụng máy móc, cơ giới hóa vào các khâu sản xuất hương, tăm, đũa tre mở rộng thị trường, đăng ký thương hiệu sản phẩm;

- Xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống sản xuất chổi đót Văn Phong, Hải Chánh, Hải Lăng (2011 - 2015);

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

- Khuyến khích đầu tư, mở rộng, phát triển hình thức doanh nghiệp;

- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chổi đót, các hợp tác xã, tổ sản xuất để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô;

- Xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống sản xuất chổi đót Xóm Hói, Triệu Long, Triệu Phong; nghề truyền thống sản xuất chổi đót Xóm Bàu, Triệu Long, Triệu Phong; nghề truyền thống sản xuất chổi đót Cổ Nhổi, Hư­ớng Phùng, Hướng Hóa.

c) Nghề nề

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đào tạo nghề nề mỹ nghệ gắn với nhu cầu học nghề của người lao động hay của các đơn vị sử dụng lao động.

B. DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TTCN ĐẾN NĂM 2020

Phát triển ngành nghề TTCN gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống dân cư ở khu vực nông thôn…

Ngành nghề TTCN được du nhập phải đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương, phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, du nhập nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, hiệu quả, bền vững.

Các ngành nghề ưu tiên du nhập, phát triển như: nghề chạm khắc đá mỹ nghệ; sản xuất vật liệu xây dựng không nung; tranh gỗ - đá; sản xuất đồ chơi, hàng thủ công từ gỗ; nghề dệt thảm.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Một số giải pháp chủ yếu

1.1. Công tác quản lý

- Tập trung chỉ đạo, phát huy cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các Sở, Ban ngành liên quan và các huyện, thị xã, tiến hành cụ thể hóa các kế hoạch, Đề án phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh;

- Đổi mới nhận thức về phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN của các cấp, các ngành và các địa phương, nhất là đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ngành nghề TTCN và công tác khuyến công;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực làng nghề, ngành nghề TTCN, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, của các huyện, thị xã về khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN để mọi tổ chức, cá nhân biết và đầu tư sản xuất, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.

1.2. Giải pháp về vốn

a) Tổng nhu cầu vốn

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án là 45.700 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 14.650 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 31.050 triệu đồng.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách (bao gồm ngân sách các huyện, vốn phát triển ngành nghề nông thôn, vốn khuyến công quốc gia và địa phương, vốn xúc tiến thương mại, vốn phát triển khoa học công nghệ và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, vốn đào tạo nghề lao động nông thôn, vốn sự nghiệp môi trường, vốn phát triển du lịch, vốn Liên minh Hợp tác xã, vốn tài trợ, cấp cho các chương trình của: Đoàn Thanh niên, Liên hiệp Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…) là 38.780 triệu đồng. Các nguồn vốn khác (đóng góp của doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, các tổ chức tài trợ): 6.920 triệu đồng.

Đối với nguồn vốn phân theo các chương trình như sau: Vốn phát triển các điểm công nghiệp - làng nghề và xử lý ô nhiễm môi trường tập trung: 24.500 triệu đồng; nâng cao năng lực sản xuất: 3.960 triệu đồng; đào tạo nghề, tập huấn: 8.620 triệu đồng; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường: 7.620 triệu đồng; du nhập nghề: 1.000 triệu đồng.

b) Giải pháp bảo đảm và huy động vốn cho phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN đến năm 2020

- Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư phát triển của Nhà nước một cách hiệu quả nhất; phát huy tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn tỉnh và các thành phần kinh tế khác để phát triển ngành nghề, làng nghề TTCN;

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: góp vốn, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, vay các tổ chức tín dụng…

- Tăng cường vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác thêm các nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, xúc tiến thị trường, xử lý môi trường ở các làng nghề...

1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Kiện toàn, đầu tư, trang cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, xây dựng hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo; xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề;

- Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động gắn với các cơ sở sản xuất TTCN, bồi dưỡng đội ngũ lao động có tay nghề cao để trở thành thợ giỏi, nghệ nhân;

- Có chính sách thu hút, khuyến khích thợ giỏi, nghệ nhân.

1.4. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn liền với cơ sở chế biến theo nguyên tắc sơ chế tại chỗ, tinh chế tập trung. Có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, hạn chế thất thoát nguyên liệu và chủ động thu hút nguồn nguyên liệu từ bên ngoài vào sản xuất;

- Đầu tư phát triển các vùng nguyên vật liệu tập trung, đồng thời phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tiêu hao, lãng phí trong sản xuất;

- Tăng cường công tác thăm dò, điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng các nguồn khoáng sản. Liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy theo hướng chế biến sâu, các kho bảo quản tại vùng nguyên liệu.

1.5. Giải pháp về phát triển sản phẩm tiêu biểu và phát triển thị trường

- Khuyến khích phát triển ngành nghề TTCN theo hướng sản xuất sản phẩm mới, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất;

- Đầu tư cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cho các làng nghề, gắn làng nghề với các điểm tham quan du lịch;

- Nghiên cứu phát triển thị trường, chủ động liên doanh liên kết giữa các đơn vị sản xuất - kinh doanh; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm hoặc tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm TTCN;

- Định kỳ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

1.6. Giải pháp về tổ chức sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên môn hóa từng công đoạn; khuyến khích, hỗ trợ các kinh doanh hộ cá thể, cơ sở sản xuất mở rộng sản xuất và phát triển thành các hình thức: doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã hay tổ hợp tác; phát triển mạnh các loại hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, chú trọng xây dựng các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp gắn với các làng nghề ở nông thôn;

- Khuyến khích các đơn vị sản xuất làng nghề, ngành nghề TTCN áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch phù hợp với điều kiện của từng đơn vị;

- Thực hiện liên doanh, liên kết nhằm nắm bắt công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ có chọn lọc, đổi mới bằng công nghệ tiên tiến;

- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp, hợp lý hóa quy trình, chuyên môn hóa trong sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN.

1.7. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Tổ chức các hội thảo về khoa học công nghệ chuyên đề về phát triển làng nghề, ngành nghề;

- Xây dựng các đề tài khoa học liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN;

- Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất;

- Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản theo hướng bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, khuyến khích đầu tư xử lý và ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý nước thải để thu hồi năng lượng.

1.8. Giải pháp du nhập phát triển nghề

Tổ chức các đoàn khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, tại các địa phương có ngành nghề TTCN phát triển tốt. Qua đó, lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện địa phương để du nhập, phát triển.

2. Một số cơ chế, chính sách

+ Các chính sách khuyến công, khoa học công nghệ và khuyến khích đầu tư: Các cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được thụ hưởng các chính sách khuyến công, khoa học công nghệ và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh;

+ Về mặt bằng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng:

- Các dự án đầu tư ngành nghề TTCN được ưu tiên bố trí vào các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp - làng nghề; được hưởng các chính sách về thuê đất, phí sử dụng hạ tầng theo quy định tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Trị;

- Đối với các dự án phải di dời theo quy hoạch, được hưởng các chính sách theo Quyết định số 74/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi tổ chức kinh tế phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch;

+ Về thành lập doanh nghiệp: các cá nhân, tổ chức, các cơ sở sản xuất đăng ký kinh doanh mới hoặc có kế hoạch đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN được hỗ trợ một phần kinh phí khởi sự doanh nghiệp, tham gia các lớp học tập khởi sự doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường khả năng kinh doanh… theo kế hoạch của khuyến công, liên minh hợp tác xã hàng năm.

+ Về chính sách thuế:

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống đầu tư sản xuất được hưởng các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;

- Được miễn tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về tiền thuê đất và mặt nước;

+ Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề, ngành nghề TTCN đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được đề nghị xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, vốn phát triển khoa học công nghệ, vốn nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ các sản phẩm chủ lực…

+ Lao động, đào tạo: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề, ngành nghề TTCN đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới có nhu cầu sử dụng lao động cần phải đào tạo nghề được xem xét đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo tay nghề cho lao động mới hoặc đào tạo nâng cao tay nghề;

+ Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm; xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN; được công nhận làng nghề truyền thống, làng nghề; thành lập tổ chức Hội Ngành nghề… được hỗ trợ kinh phí theo quy định khuyến công, khoa học công nghệ, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển hợp tác xã;

+ Về khen thưởng nghề: các cơ sở sản xuất TTCN, làng nghề có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh và làm tốt công tác xử lý môi trường, giải quyết việc làm lao động cho hộ nghèo, lao động là các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội; tổ chức, cá nhân có công trong việc du nhập nghề mới được hưởng các chính sách khen thưởng theo quy định khuyến công hay phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương

- Chịu trách nhiệm chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố theo dõi quá trình tổ chức thực hiện đề án ở các địa phương và báo cáo UBND tỉnh;

- Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm việc thực hiện Đề án và chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;

- Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; công tác hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ mới; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới;

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các làng nghề, cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho Đề án củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN; phối hợp với các Sở, Ban ngành, các địa phương thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

- Cân đối các nguồn vốn, nhất là vốn ngân sách hàng năm của tỉnh đầu tư hỗ trợ cho khôi phục, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN;

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ của Đề án;

- Phối hợp cùng Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Đề án.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Xây dựng kế hoạch bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống thông qua tập tục, tín ngưỡng, lễ hội…

- Phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương thực hiện đưa tour du lịch đến với Quảng Trị vào chương trình khai thác làng nghề truyền thống;

- Hướng dẫn các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu làng nghề truyền thống.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan trong việc thẩm định trình UBND tỉnh công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến;

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các đơn vị, làng nghề xây dựng các tiêu chí, lập hồ sơ đăng ký công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống;

- Chủ trì xây dựng quy chế và đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định các chính sách hỗ trợ đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân sau khi được công nhận;

- Cung cấp các dịch vụ nhằm phát triển vùng nguyên liệu như: cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đáp ứng nhu cầu của các làng nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm…

- Phối hợp với các Sở, Ban ngành, các địa phương thực hiện đề án.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn đào tạo nghề ở khu vực nông thôn, các làng nghề, ngành nghề TTCN; phối hợp với các Sở, Ban ngành, các địa phương thực hiện đề án.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn các đơn vị trong việc lập đề án đề xuất hỗ trợ trong đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tại các làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ;

- Bố trí nguồn vốn thực hiện các đề tài, dự án về khoa học công nghệ cho các cơ sở sản xuất và làng nghề.

8. UBND các huyện, thị xã và thành phố

- Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch cụ thể trên địa bàn để thực hiện tốt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN tại địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Ban ngành trong công tác phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN của địa phương;

- Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép đề án củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN với các đề án, dự án khác để phát huy hiệu quả;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt đề án.

9. UBND phường, xã, thị trấn

Trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất của các làng nghề, ngành nghề TTCN tại địa phương mình. Tham mưu cho các cấp, các ngành liên quan những dự án, những giải pháp liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN tại địa phương.

10. Các Sở, Ban ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đề án.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Cường

 

PHỤ LỤC I

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Phân theo ngành nghề

Địa điểm

Định hướng xây dựng, phát triển

Thời gian thực hiện

I

NGHỀ SẢN XUẤT BÚN, BÁNH

 

 

 

1

Nghề làm bún Cẩm Thạch

Cẩm Thạch, Cam An, Cam Lộ

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

2

Nghề làm bún, bánh Ph­ương Lang

Ph­ương Lang, Hải Ba, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

3

Nghề làm bún, bánh Linh Chiểu

Linh Chiểu, Triệu Sơn, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

4

Nghề làm bún, bánh Thư­ợng Trạch

Thư­ợng Trạch, Triệu Sơn, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

II

NGHỀ CHẾ BIẾN THỦY, HẢI SẢN

 

 

 

5

Nghề làm n­ước mắm Mỹ Thủy

Mỹ Thủy, Hải An, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

6

Nghề làm n­ước mắm Cửa Tùng

Thị trấn Cửa Tùng, Cửa Tùng, Vĩnh Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

7

Nghề làm nước mắm Xuân Ngọc

Gio Việt, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

8

Nghề chế biến cá hấp Cửa Tùng

An Hòa, Cửa Tùng, Vĩnh Linh

Xây dựng và công nhận làng nghề

2011 - 2015

9

Nghề sản xuất ruốc bột Thâm Khê

Thâm Khê, Hải Khê, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

10

Nghề chế biến cá hấp xã Gio Việt

Thôn (Xuân Ngọc, Xuân Lộc, Xuân Tiến)… Gio Việt, Gio Linh

Xây dựng và công nhận làng nghề

2016 - 2020

11

Nghề chế biến cá hấp Cửa Việt

Khu phố 1,2,3,4, Cửa Việt, Gio Linh

Xây dựng và công nhận làng nghề

2016 - 2020

12

Nghề làm nước Mắm Gia Đẳng 1

Gia Đẳng 1, Triệu Lăng, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

III

NGHỀ NẤU RƯ­ỢU

 

 

 

13

Nghề nấu rư­ợu Kim Long

Kim Long, Hải Quế, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

14

Nghề nấu rư­ợu Tân Long

Tân Long, Tân Long, Hướng Hóa

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

15

Nghề nấu rượu Ba Tầng

Ba Tầng, Hướng Hóa

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

16

Nghề nấu rượu, rượu cần Hướng Hiệp

Hướng Hiệp, Hướng Hóa

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

IV

NGHỀ THÊU REN

 

 

 

17

Nghề thêu ren Văn Quỹ

Văn Quỹ, Hải Tân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề

2011 - 2015

18

Nghề thêu ren Văn Trị

Văn Trị, Hải Tân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề

2011 - 2015

19

Nghề thêu ren Lâm Trung

Lâm Trung, Cam Nghĩa, Cam Lộ

Xây dựng và công nhận làng nghề

2011 - 2015

20

Nghề thêu ren Lâm Lang 2

Lâm Lang, Cam Thủy, Cam Lộ

Xây dựng và công nhận làng nghề

2016 - 2020

V

NGHỀ LÀM NÓN LÁ

 

 

 

21

Nghề nón lá Trà Lộc

Trà Lộc, Hải Xuân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

22

Nghề nón lá Bố Liêu

Bố Liêu, Triệu Hòa, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

23

Nghề nón lá Duân Kinh

Duân Kinh, Hải Xuân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

24

Nghề nón lá An Thơ

An Thơ, Hải Hòa, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

25

Nghề nón lá Hưng Nhơn

Hưng Nhơn, Hải Hòa, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

26

Nghề nón lá Văn Quỹ

Văn Quỹ, Hải Tân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2016 - 2020

27

Nghề nón lá Xuân Tây

Xuân Tây, Linh Hải, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

28

Nghề nón lá Hải Tân

Hải Tân, Linh Hải, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

29

Nghề nón lá Văn Trị

Văn Trị, Hải Xuân, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2016 - 2020

30

Nghề nón lá Hội Điền

Hội Điền, Hải Hòa, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

27

Nghề nón lá Xuân Tây

Xuân Tây, Linh Hải, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

VI

NGHỀ ĐAN LÁT MÂY, TRE

 

 

 

31

Nghề đan lát Lan Đình

Lan Đình, Gio Phong, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

32

Nghề đan lát Ph­ước Thị

Ph­ước Thị, Gio Phong, Gio Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

33

Nghề đan lát Ph­ương Ngạn

Ph­ương Ngạn, Triệu Long, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

VII

NGHỀ DỆT THỔ CẨM

 

 

 

34

Nghề dệt thổ cẩm A Bung

Xã A Bung, huyện Đakrông

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

35

Nghề dệt thổ cẩm thôn KaLu

Xã Đakrông, huyện Đakrông

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

VIII

NGHỀ DỆT XĂM LƯ­ỚI

 

 

 

36

Nghề dệt xăm lưới Thâm Khê

Thâm Khê, Hải Khê, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

37

Nghề đan lưới Phú Kinh

Phú Kinh, Hải Hòa, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

38

Nghề đan xăm l­ưới An Hòa, An Đức

Thôn An Hòa và An Đức, Cửa Tùng, Vĩnh Linh

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

IX

NGHỀ LÀM CHỔI ĐÓT, TĂM HƯƠNG

 

 

 

39

Nghề làm chổi đót Văn Phong

Văn Phong, Hải Chánh, Hải Lăng

Xây dựng và công nhận làng nghề truyền thống

2011 - 2015

40

Nghề làm chổi đót Xóm Hói

Xóm Hói, Triệu Long, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

41

Nghề làm chổi đót Xóm Bàu

Xóm Bàu, Triệu Long, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

42

Nghề làm chổi đót Cổ Nhổi

Hư­ớng Phùng, Hướng Hóa

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

X

NGHỀ KHÁC

 

 

 

43

Sản xuất chè vằng Định Sơn

Cam Nghĩa, Cam Lộ

Xây dựng và công nhận làng nghề

2011 - 2015

44

Nghề rèn thủ công phường 3

Phường 3, thành phố Đông Hà

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2011 - 2015

45

Nghề làm muối Tư­ờng Vân

Triệu An, Triệu Phong

Xây dựng và công nhận nghề truyền thống

2016 - 2020

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Tên dự án/ chương trình

Giai đoạn thực hiện

Đơn vị chủ trì

Nội dung

Kinh phí

 (Triệu đồng)

Tổng

Ngân sách (*)

Khác (**)

I

NHÓM DỰ ÁN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẬP TRUNG

24.500

20.500

4.000

1

Quy hoạch phát triển điểm công nghiệp - làng nghề

2011 - 2015

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quy hoạch chi tiết xây dựng 5 điểm công nghiệp - làng nghề tỷ lệ 1/500

1.000

1.000

0

2

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điểm công nghiệp - làng nghề

2011 - 2020

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đầu tư xây dựng cơ bản 05 điểm công nghiệp -làng nghề, gồm các hạng mục: giao thông, điện, nước, xử lý chất thải tập trung…

(5 x 4,4 tỷ đồng/điểm = 22 tỷ)

22.000

18.000

4.000

3

Hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào điểm công nghiệp - làng nghề

2011 - 2020

Sở Công Thương

Hỗ trợ kinh phí di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào điểm sản xuất tập trung

(50 cơ sở x 30 triệu đồng = 1,5 tỷ đồng)

1.500

1.500

0

II

NHÓM DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT

3.960

3.960

0

1

Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất

2011 - 2020

Sở Công Thương,

Sở KH&CN

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề TTCN đầu tư công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, năng suất (36 dự án x 70 triệu/dự án)

2.520

2.520

0

2

Đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhãn mác, bao bì đóng gói

2011 - 2020

Sở Công Thương

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN và các cơ sở làng nghề thuê đơn vị tư vấn thiết kế mẫu mã mới, bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (18 dự án x 30 triệu/dự án)

540

540

0

3

Đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất trong khu dân cư

2011 - 2020

Sở Công Thương, Sở TN&MT

Hỗ trợ một phần kinh phí cho một số cơ sở không thể di dời vào nơi tập trung xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường (18 dự án x 50 triệu/dự án)

900

900

0

III

NHÓM DỰ ÁN ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

8.620

8.100

520

1

Đào tạo nghề cho lao động làng nghề, ngành nghề TTCN

2011- 2020

Sở Công Thương, Sở LĐ-TB và XH, Sở NN và PTNT

Đào tạo 5.000 lao động các nghề TTCN cho trong các ngành nghề TTCN và làng nghề

(5.000 người x 3 tháng x 500.000 đồng/tháng/người)

7.500

7.500

0

2

Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng điều hành, quản lý

2011 - 2020

Sở Công Thương, Liên minh HTX& DNNQD

Đào tạo 800 lượt người về các kiến thức khởi sự doanh nghiệp, điều hành, quản lý doanh nghiệp

(32 lớp x 35 triệu đồng/lớp)

1.120

600

520

IV

NHÓM DỰ ÁN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

7.620

5.220

2.400

1

Tổ chức đoàn tham quan trong và ngoài nước về phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN

2011 - 2015

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT

Tổ chức 08 đoàn khảo sát trong nước, 02 đoàn tham quan nước ngoài các nước khu vực (trong nước: 08 đoàn 75 triệu/đoàn; nước ngoài: 02 đoàn x 200 triệu/đoàn)

1.000

700

300

2

Xây dựng thương hiệu tập thể, cá nhân

2011 - 2020

Sở Công Thương, Sở KH&CN

Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu 10 tập thể và 10 sản phẩm cá nhân cho các làng nghề, thương hiệu các sản phẩm TTCN khác của địa phương (tập thể: 80 triệu đồng/dự án; cá nhân: 30 triệu đồng/dự án)

1.000

1.000

0

3

Tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước

2011 - 2020

Sở Công Thương

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất hàng TTCN tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến hợp tác kinh doanh (18 hội chợ x 40 triệu đồng/hội chợ)

720

720

0

4

Tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm TTCN và làng nghề

2011 - 2020

Sở Công Thương

Tổ chức 2 Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN tại Quảng Trị (Hội chợ mang tính chất khu vực, vùng)

4.000

2.000

2.000

5

Hỗ trợ xây dựng, hình thành các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN

2011 - 2020

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Sở TT-VH &DL

Hình thành các điểm bán hàng làng nghề, TTCN để giới thiệu và bán hàng hoặc ký gửi hàng tại các trạm dừng chân cho khách du lịch (10 điểm x 50 triệu đồng/điểm)

500

400

100

6

Xây dựng các tour du lịch làng nghề

2016 - 2020

Sở VH-TT & DL

Hỗ trợ các công ty lữ lành phối hợp với các địa phương hình thành các tour du lịch làng nghề hoặc lồng ghép các điểm làng vào trong lịch trình

400

400

0

V

NHÓM DỰ ÁN DU NHẬP NGHỀ TTCN

1.000

1.000

0

1

Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp, cơ sở du nhập nghề TTCN mới

2011 - 2020

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cá nhân, tổ chức du nhập các nghề TTCN mới vào địa phương (hỗ trợ về đào tạo nghề, thuê nghệ nhân, đầu tư thiết bị, sản xuất thử...)

1.000

1.000

0

 

Ghi chú : (*): Kinh phí ngân sách là nguồn của địa phương và Trung ương bố trí cho địa phương theo các chương trình, dự án như: khuyến công, khuyến nông, khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho phụ nữ, nông thôn mới…

(**): Kinh phí khác là nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

 

PHỤ LỤC III

PHÂN KHAI NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Phân khai nguồn kinh phí ngân sách (Triệu đồng)

PN/TN/Hội ND (8)

-

-

-

-

-

-

-

-

Liên minh HTX

-

-

-

-

-

-

-

-

Du lịch

-

-

-

-

-

-

-

-

Sự nghiệp môi trường

1.000

-

1.000

-

300

-

-

300

Nông nghiệp

(7)

-

-

-

-

-

-

-

-

Đào tạo nghề NT (6)

 

-

-

-

-

-

-

-

-

KH CN

(5)

-

-

-

-

1.100

800

-

300

XTTM (4)

-

-

-

-

-

-

-

-

KC tỉnh

(3)

2.000

300

1.000

700

1.660

1.020

340

300

KC QG

(2)

3.000

-

3.000

-

200

200

-

-

Ngân sách huyện, thị xã, TP (1)

14.500

700

13.000

800

700

500

200

-

Kinh phí ngân sách

20.500

1.000

18.000

1.500

3.960

2.520

540

900

Giai đoạn thực hiện

NHÓM DỰ ÁN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẬP TRUNG

2011 - 2015

2011 - 2020

2011 - 2020

NHÓM DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC

 SẢN XUẤT

2011 - 2020

2011 - 2020

2011 - 2020

Tên dự án/ chương trình

Quy hoạch phát triển điểm công nghiệp - làng nghề

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điểm công nghiệp - làng nghề (bao gồm hạ tầng giao thông, điện, xử lý chất thải tập trung…)

Hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào điểm công nghiệp - làng nghề

Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất

Đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhãn mác, bao bì đóng gói

Đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất trong khu dân cư

TT

I

1

2

3

II

1

2

3

 

Phân khai nguồn kinh phí ngân sách (Triệu đồng)

PN/

TN/Hội ND (8)

1.000

1.000

-

-

-

-

-

-

-

-

Liên minh HTX

300

-

300

150

150

-

-

-

-

-

Du lịch

-

-

-

600

-

-

-

-

200

-

Sự nghiệp môi trường

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Nông nghiệp

(7)

500

500

-

75

75

-

-

-

-

-

Đào tạo nghề NT (6)

 

5.000

5.000

-

-

-

-

-

-

-

-

KH CN

(5)

-

-

-

600

-

600

-

-

-

-

XTTM (4)

-

-

-

2.600

200

-

400

1.800

200

-

KC tỉnh

(3)

700

500

200

1.195

275

400

320

200

-

-

KC QG

(2)

500

500

-

-

-

-

-

-

-

-

Ngân sách huyện, thị xã, TP (1)

100

-

100

-

-

-

-

-

-

-

Kinh phí ngân sách

8.100

7.500

600

5.220

700

1.000

720

2.000

400

400

Giai đoạn thực hiện

NHÓM DỰ ÁN ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

2011 - 2020

2011 - 2020

NHÓM DỰ ÁN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

2011 - 2015

2011 - 2020

2011 - 2020

2011 - 2020

2011 - 2020

2016 - 2020

Tên dự án/chương trình

Đào tạo nghề cho lao động làng nghề, ngành nghề TTCN

Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng điều hành, quản lý

Tổ chức đoàn tham quan trong và ngoài nước về phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN.

Xây dựng thương hiệu tập thể, cá nhân

Tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước

Tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm TTCN và làng nghề

Hỗ trợ xây dựng, hình thành các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN

Xây dựng các tour du lịch làng nghề

TT

III

1

2

IV

1

2

3

4

5

6

 

Phân khai nguồn kinh phí ngân sách (Triệu đồng)

PN/TN/Hội ND (8)

300

300

1.300

Chú thích :

(1): Ngân sách huyện bao gồm các nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh cấp cho huyện đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN; kinh phí huyện bố trí cho các hoạt động: khuyến công, khoa học công nghệ, môi trường, xây dựng nông thôn mới, xúc tiến thương mại - đầu tư…

(2) Khuyến công quốc gia: là nguồn kinh phí khuyến công quốc gia bố trí cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại theo các đề án được phê duyệt hàng năm.

(3) Khuyến công địa phương: là nguồn kinh phí khuyến công tỉnh bố trí thực hiện các đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh hàng năm liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN.

(4) Xúc tiến thương mại: là nguồn kinh phí xúc tiến thương mại do Trung ương và tỉnh bố trí thực hiện các đề án Xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh hàng năm liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN.

(5) : Khoa học công nghệ: là kinh phí cấp cho các hoạt động công nghệ theo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2011) và Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực tỉnh Quảng Trị.

(6) : Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn: là nguồn ngân sách cấp cho công tác đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

(7): Nông nghiệp: là nguồn kinh phí phát triển làng nghề theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

(8) : Phụ nữ/Thanh niên/Hội Nông dân là nguồn kinh phí cấp, tài trợ cho các tổ chức trên thực hiện một số đề án liên quan phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN.

 

Liên minh HTX

-

-

450

Du lịch

-

-

600

Sự nghiệp môi trường

-

-

1.300

Nông nghiệp

(7)

100

100

675

Đào tạo nghề NT (6)

 

300

300

5.300

KH CN

(5)

-

-

1.700

XTTM (4)

-

-

2.600

KC tỉnh

(3)

300

300

5.855

KC QG

(2)

-

-

3.700

Ngân sách huyện, thị xã, TP (1)

-

-

15.300

Kinh phí ngân sách

1.000

1.000

38.780

Giai đoạn thực hiện

NHÓM DỰ ÁN DU NHẬP NGHỀ TTCN

2011 - 2020

 

Tên dự án/ chương trình

Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp, cơ sở du nhập nghề TTCN mới

Tổng cộng :

TT

V

1

 

 

PHỤ LỤC IV

PHÂN KỲ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ TTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giai đoạn 2016 - 2020

KP Ngân sách

15.450

 

14.400

1.050

2.060

1.260

300

Kinh phí

18.650

 

17.600

1.050

2.060

1.260

300

Nội dung

 

 

Đầu tư xây dựng cơ bản 04 điểm công nghiệp - làng nghề, gồm các hạng mục: giao thông, điện, nước, xử lý chất thải…

Hỗ trợ kinh phí di dời 30 - 35 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào điểm sản xuất tập trung

 

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 15 - 20 cơ sở sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề TTCN đầu tư công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, năng suất

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 10 cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN và các cơ sở làng nghề thuê đơn vị tư vấn thiết kế mẫu mã mới, bao bì đóng gói

Giai đoạn 2011 - 2015

KP ngân sách

5.050

1.000

3.600

450

1.900

1.260

240

Kinh phí

5.850

1.000

4.400

450

1.900

1.260

240

Nội dung

 

Quy hoạch chi tiết xây dựng 05 điểm công nghiệp - làng nghề tỷ lệ 1/500

Đầu tư xây dựng cơ bản 1 điểm công nghiệp - làng nghề, gồm các hạng mục: giao thông, điện, nước, xử lý chất thải…

Hỗ trợ kinh phí di dời 15 - 20 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào điểm sản xuất tập trung

 

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 15 - 20 cơ sở sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề TTCN đầu tư công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, năng suất

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 08 cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN và các cơ sở làng nghề thuê đơn vị tư vấn thiết kế mẫu mã mới, bao bì đóng gói

KP ngân sách

20.500

1.000

18.000

1.500

3.960

2.520

540

Tổng kinh phí (KP)

24.500

1.000

22.000

1.500

3.960

2.520

540

Tên dự án/ chương trình

NHÓM DỰ ÁN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỂM CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẬP TRUNG

Quy hoạch phát triển điểm công nghiệp - làng nghề

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điểm công nghiệp - làng nghề

Hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm vào điểm công nghiệp - làng nghề

NHÓM DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT

Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất

Đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhãn mác, bao bì đóng gói

TT

I

1

2

3

II

1

2

 

Giai đoạn 2016 - 2020

KP ngân sách

500

4.950

4.500

450

3.180

350

670

480

1.000

Kinh phí

500

5.340

4.500

840

4.400

500

670

480

2.000

Nội dung

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 10 số cơ sở không thể di dời vào nơi tập trung xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

 

Đào tạo 3.000 lao động các nghề TTCN cho trong các ngành nghề TTCN và làng nghề

Đào tạo 600 lượt người về các kiến thức khởi sự doanh nghiệp, điều hành, quản lý doanh nghiệp

 

Tổ chức 04 đoàn khảo sát trong nước, 01 đoàn tham quan nước ngoài

Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu 07 tập thể và 07 sản phẩm cá nhân cho các làng nghề, thương hiệu các sản phẩm TTCN

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất TTCN tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến hợp tác kinh doanh (12 HC)

Tổ chức 01 Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN tại Quảng Trị

Giai đoạn 2011 - 2015

KP Ngân sách

400

3.150

3.000

150

2.040

350

330

240

1.000

Kinh phí

400

3.280

3.000

280

3.220

500

330

240

2.000

Nội dung

Hỗ trợ một phần kinh phí cho 08 số cơ sở không thể di dời vào nơi tập trung xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

 

Đào tạo 2.000 lao động các nghề TTCN cho trong các ngành nghề TTCN và làng nghề

Đào tạo 200 lượt người về các kiến thức khởi sự doanh nghiệp, điều hành, quản lý doanh nghiệp

 

Tổ chức 04 đoàn khảo sát trong nước, 01 đoàn tham quan nước ngoài

Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu 03 tập thể và 03 sản phẩm cá nhân cho các làng nghề, thương hiệu các sản phẩm TTCN

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở sản xuất TTCN tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến hợp tác kinh doanh (6 HC)

Tổ chức 01 Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN tại Quảng Trị

KP ngân sách

900

8.100

7.500

600

5.220

700

1.000

720

2.000

Tổng kinh phí

900

8.620

7.500

1.120

7.620

1.000

1.000

720

4.000

Tên dự án/ chương trình

Đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất trong khu dân cư

NHÓM DỰ ÁN ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

Đào tạo nghề cho lao động làng nghề, ngành nghề TTCN

Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng điều hành, quản lý

NHÓM DỰ ÁN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Tổ chức đoàn tham quan trong - ngoài nước về phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN

Xây dựng thương hiệu tập thể, cá nhân

Tham gia các hội chợ trong và ngoài nước

Tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm TTCN và làng nghề (hội chợ mang tính chất khu vực, vùng)

TT

3

III

1

2

IV

1

2

3

4

 

Giai đoạn 2016 - 2020

KP ngân sách

280

400

600

600

26.240

Kinh phí

350

400

600

600

31.050

Nội dung

Hình thành 07 điểm bán hàng làng nghề, TTCN để giới thiệu và bán hàng, hoặc ký gửi hàng tại các trạm dừng chân du lịch

Hỗ trợ các công ty lữ lành hình thành các tour du lịch làng nghề hoặc lồng ghép vào trong lịch trình

 

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cá nhân, tổ chức du nhập các nghề TTCN mới vào địa phương (hỗ trợ về đào tạo nghề, thuê nghệ nhân, đầu tư thiết bị, sản xuất thử...)

 

Giai đoạn 2011 - 2015

KP Ngân sách

120

 

400

400

12.540

Kinh phí

150

 

400

400

14.650

Nội dung

Hình thành 03 điểm bán hàng làng nghề, TTCN để giới thiệu và bán hàng, hoặc ký gửi hàng tại các trạm dừng chân du lịch

 

 

Hỗ trợ một phần kinh phí cho các cá nhân, tổ chức du nhập các nghề TTCN mới vào địa phương (hỗ trợ về đào tạo nghề, thuê nghệ nhân, đầu tư thiết bị, sản xuất thử...)

 

KP ngân sách

400

400

1.000

1.000

38.780

Tổng kinh phí

500

400

1.000

1.000

45.700

Tên dự án/ chương trình

Hỗ trợ xây dựng, hình thành các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề TTCN

Xây dựng các tour du lịch làng nghề

NHÓM DỰ ÁN DU NHẬP NGHỀ TTCN

Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp, cơ sở du nhập nghề TTCN mới

Tổng cộng

TT

5

6

V

1