ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 22 tháng 7 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XVI) về kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao và khuôn viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Kết luận số 25-KL/TU ngày 13/4/2016 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Kỳ thứ 4);
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi;
Căn cứ Công văn số 2003/TTg-KTN ngày 05/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1293/TTr-SNN ngày 28/6/2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 400/BC-SKH ngày 11/7/2016 về việc thẩm định Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, với những nội dung chủ yếu sau:
- Đến năm 2020: Tỷ lệ kênh mương toàn tỉnh được kiên cố hóa đạt trên 70%, đảm bảo chủ động nguồn nước phục vụ cho trên 38.000 ha lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản và tạo nguồn nước để áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho khoảng 1.000 ha cây trồng cạn tập trung (cam, chè, mía...).
- Đến năm 2025: Tỷ lệ kênh mương toàn tỉnh được kiên cố hóa đạt trên 90%, đảm bảo chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó tạo nguồn nước để áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho trên 2.000 ha cây trồng cạn tập trung (cam, chè, mía...) đạt tỷ lệ trên 10%.
II. NHIỆM VỤ, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhiệm vụ
Từ 2016 - 2025, kiên cố hóa: 1.514 km (làm lại kênh bị hư hỏng 380 km, xây mới 1.134 km), cụ thể:
- Giai đoạn từ 2016 - 2020, kiên cố hóa: 780 km kênh mương (làm lại kênh bị hư hỏng 280 km, xây mới 500 km).
- Giai đoạn từ 2021 - 2025, kiên cố hóa: 734 km kênh mương (làm lại kênh bị hư hỏng 100 km, xây mới 634 km).
2. Công nghệ lựa chọn
Lắp ghép kênh bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn (Kênh Parabol thành mỏng cốt sợi thép phân tán mác 500).
3. Kinh phí thực hiện đề án và chính sách hỗ trợ
3.1. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 1.234.157,33 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số kênh cần kiên cố hóa là 780 km (làm lại kênh bị hư hỏng 280 km, xây mới 500 km); kinh phí thực hiện ước tính: 635.787 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số kênh cần kiên cố hóa 734 km kênh mương (làm lại kênh bị hư hỏng 100 km, xây mới 634 km); kinh phí thực hiện ước tính: 598.369 triệu đồng.
3.2. Nguồn vốn và chính sách hỗ trợ
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% cấu kiện bê tông đúc sẵn, gối đỡ và chi phí vận chuyển bốc xếp đến trung tâm xã là 446.535 triệu đồng. Nguồn vốn thực hiện bao gồm: kinh phí cấp bù thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất lúa, nguồn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn xây dựng nông thôn mới, nguồn chương trình giảm nghèo, nguồn vượt thu, nguồn vốn vay khác,...
- Nhân dân đóng góp công đào, đắp đất, vật tư, vật liệu phụ thi công mối nối cấu kiện; vận chuyển cấu kiện từ địa điểm tập kết và thi công lắp đặt hoàn thiện công trình là 124.043 triệu đồng.
4. Phân kỳ đầu tư
4.1. Thực hiện kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số kênh cần kiên cố hóa là 780 km ước tính: 635.787 triệu đồng
a) Dự kiến xây dựng kênh mương lồng ghép thực hiện trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nguồn khắc phục hậu quả thiên tai do Trung ương hỗ trợ: thực hiện 80 km tương đương: 65.209 triệu đồng.
b) Dự kiến thực hiện bằng chính sách nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp 700 km, tổng kinh phí 570.578 triệu đồng. Trong đó Nhà nước: 446.535 triệu đồng, nhân dân đóng góp 124.043 triệu đồng.
4.2. Thực hiện kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số kênh kiên cố hóa 743 km ước tính: 598.369 triệu đồng
Tiếp tục huy động các nguồn vốn, nguồn lực và cơ chế, chính sách hỗ trợ như giai đoạn 2016-2020 để thực hiện.
(Có biểu tổng hợp kế hoạch thực hiện kèm theo)
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thành lập Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương của tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban Thường trực, Chi cục Thủy lợi là Văn phòng Ban chỉ đạo, thành viên là các sở, ban, ngành liên quan.
1. Trách nhiệm của các sở ngành, chính quyền địa phương
1.1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan Thường trực, chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo và các đơn vị liên quan tổng hợp, báo cáo, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương của tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án.
- Ban hành hướng dẫn lập kế hoạch, lập hồ sơ thiết kế mẫu, lập dự toán mẫu, trình tự kỹ thuật thi công kênh, nghiệm thu.... và tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, dễ thực hiện đối với cơ sở.
- Hàng năm phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch, đề xuất phân bổ vốn kiên cố hóa kênh mương cho năm tiếp theo trên cơ sở báo cáo của các huyện, thành phố phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Tài chính, tổng hợp kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc kiên cố hóa kênh mương theo mục tiêu, nội dung Đề án được duyệt, đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện; đề xuất các giải pháp kịp thời, nhằm xử lý các vướng mắc trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.
- Hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết rút kinh nghiệm công tác kiên cố hóa kênh mương. Tổng hợp, đề xuất thi đua khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong phong trào kiên cố hóa kênh mương.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương của tỉnh ban hành quy định phân cấp trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với các cấp, các ngành, trình tự, thủ tục các bước thực hiện đầu tư xây dựng; lựa chọn nhà thầu cung ứng cấu kiện kênh Parabol thành mỏng cốt sợi thép phân tán mác 500 theo quy định của luật đấu thầu và cơ chế quản lý, cung ứng cấu kiện, thanh quyết toán để tổ chức thực hiện.
- Là chủ đầu tư quản lý cấu kiện và việc cung ứng cấu kiện cho tất cả các xã thực hiện theo nội dung của Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước tổ chức đấu thầu rộng rãi, lựa chọn nhà thầu cung ứng cấu kiện kênh Parabol thành mỏng cốt sợi thép phân tán mác 500, để cung ứng cho tất cả các xã thực hiện theo nội dung của Đề án.
1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính lập kế hoạch, cân đối bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch và giao vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương hàng năm bảo đảm hoàn thành mục tiêu của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh huy động các nguồn vốn để thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ kinh phí hỗ trợ đầu tư kênh mương theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lựa chọn nhà thầu cung ứng cấu kiện kênh Parabol thành mỏng cốt sợi thép phân tán mác 500 và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc quản lý, cung ứng cấu kiện cho các xã thực hiện.
1.3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch bố trí vốn hàng năm để thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cấp phát vốn; cân đối ngân sách, khả năng trả nợ và phương án vay vốn trong kế hoạch hàng năm để thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương.
- Hướng dẫn công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương theo đúng quy định của Nhà nước; kiểm tra công tác quản lý tài chính trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
1.4. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
1.5. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Thành lập Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban Thường trực, thành viên là các phòng, ban có liên quan.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về xây dựng kiên cố hóa kênh mương.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm tại địa phương, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thẩm định; Trên cơ sở kế hoạch kiên cố hóa kênh mương được giao chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo phân cấp; triển khai huy động các nguồn lực tại địa phương, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã huy động nhân dân đóng góp để thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn, bảo đảm theo đúng quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo kế hoạch và nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo quý, năm, đột xuất về kết quả thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi.
- Hàng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm về quá trình tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.6. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thành lập Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương của xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể của xã và trưởng thôn, xóm, bản.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh về hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương; mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương.
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lựa chọn đầu điểm xây dựng, kế hoạch kiên cố hóa kênh mương đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương được duyệt theo phân cấp, đảm bảo tiến độ, đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước. Trực tiếp tổ chức huy động nhân dân địa phương đóng góp để thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo kế hoạch được duyệt.
- Hàng năm thực hiện quyết toán kinh phí đầu tư kiên cố hóa kênh mương theo quy định; công khai kết quả huy động đóng góp, kết quả đầu tư kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn để nhân dân biết, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân cùng tham gia quản lý, giám sát theo quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý, năm và đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Hàng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm về quá trình tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.7. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Lập kế hoạch và thực hiện điều tiết nước phù hợp đảm bảo thi công kiên cố hóa kênh mương được thuận lợi, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu vừa thi công, vừa phục vụ sản xuất; tham gia cùng Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và toàn bộ quá trình thực hiện kiên cố hóa kênh mương đối với công trình do đơn vị mình quản lý.
- Tiếp nhận công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo đúng quy định, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất.
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn về bảo vệ, quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh...
2. Trách nhiệm của tổ chức xã hội, đoàn thể
- Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác xây dựng, quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; vận động nhân dân xây dựng và hưởng ứng tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới; huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, đặc biệt là trong nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Cùng với các cấp, ngành, địa phương xây dựng, giám sát, vận động nhân dân thực hiện các quy định, quy chế, hương ước làng xã nông thôn mới.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp chỉ đạo việc thực hiện Đề án này với Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của địa phương mình; hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).
3. Các sở, ban, ngành thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án được phê duyệt tại
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN TỪ 2016-2025
(Kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Số TT | Tên huyện | Hiện trạng kênh mương đến năm 2015 | Kế hoạch kiên cố hóa giai đoạn từ 2016-2025, trong đó: | |||||||||||||||
Tổng chiều dài kênh (km) | Kênh đã kiên cố (km) | Kênh đất (km) | Tổng cộng giai đoạn từ 2016-2025 | Kế hoạch kiên cố giai đoạn 2016-2020 | Kế hoạch kiên cố giai đoạn 2021-2025 | |||||||||||||
Cộng | Kênh hư hỏng | Kênh đang hoạt động | Tổng chiều dài kênh kiên cố (km) | Trong đó: | Tổng kinh phí thực hiện (Tr.đ) | Tổng chiều dài kênh kiên cố (km) | Trong đó: | Tổng kinh phí thực hiện (Tr.đ) | Tổng chiều dài kênh kiên cố (km) | Trong đó: | Tổng kinh phí thực hiện (Tr.đ) | |||||||
Kênh kiên cố hư hỏng cần làm mới | Kênh làm mới | Kênh kiên cố hư hỏng cần làm mới | Kênh làm mới | Kênh kiên cố hư hỏng cần làm mới | Kênh làm mới | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
| Tổng cộng | 3.597,70 | 2.105,47 | 280,11 | 1.825,36 | 1.492,23 | 1.514,30 | 380,11 | 1.134,19 | 1.234.157,33 | 780,11 | 280,11 | 500,00 | 635.787,85 | 734,20 | 100,00 | 634,20 | 598.369,48 |
1 | Na Hang | 192,92 | 98,25 | 16,12 | 82,12 | 94,67 | 93,90 | 21,88 | 72,01 | 76.524,57 | 47,91 | 16,12 | 31,78 | 39.043,19 | 45,99 | 5,76 | 40,23 | 37.481,38 |
2 | Lâm Bình | 284,62 | 183,87 | 20,64 | 163,23 | 100,75 | 104,27 | 28,01 | 76,26 | 84.977,63 | 54,08 | 20,64 | 33,44 | 44.075,68 | 50,19 | 7,37 | 42,82 | 40.901,94 |
3 | Chiêm Hóa | 797,76 | 525,22 | 63,03 | 462,19 | 272,54 | 283,92 | 85,53 | 198,38 | 231.390,87 | 145,58 | 63,03 | 82,55 | 118.649,71 | 138,33 | 22,50 | 115,83 | 112.741,15 |
4 | Hàm Yên | 561,69 | 315,88 | 17,45 | 298,43 | 245,81 | 216,04 | 23,68 | 192,36 | 176.068,94 | 105,34 | 17,45 | 87,89 | 85.850,36 | 110,70 | 6,23 | 104,47 | 90.218,58 |
5 | Sơn Dương | 762,85 | 424,10 | 69,38 | 354,72 | 338,76 | 357,24 | 94,15 | 263,09 | 291.149,52 | 188,50 | 69,38 | 119,12 | 153.626,48 | 168,74 | 24,77 | 143,97 | 137.523,04 |
6 | Yên Sơn | 729,98 | 388,52 | 57,01 | 331,51 | 341,46 | 333,81 | 77,37 | 256,44 | 272.053,39 | 168,33 | 57,01 | 111,32 | 137.192,77 | 165,47 | 20,35 | 145,12 | 134.860,62 |
7 | TP.T.Quang | 153,38 | 93,26 | 13,49 | 79,77 | 60,12 | 64,60 | 18,30 | 46,29 | 52.647,66 | 34,23 | 13,49 | 20,74 | 27.898,15 | 30,37 | 4,82 | 25,55 | 24.749,51 |
8 | BQL. T Quang | 114,51 | 76,38 | 22,98 | 53,40 | 38,13 | 60,55 | 31,19 | 29,36 | 49.344,76 | 36,14 | 22,98 | 13,15 | 29.451,50 | 24,41 | 8,20 | 16,20 | 19.893,26 |
- 1 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 2 Công văn 2003/TTg-KTN năm 2015 về huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 phê duyệt "Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Luật đấu thầu 2013
- 6 Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 15/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, thực hiện Đề án Kiên cố hóa kênh mương thuỷ lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2012-2015
- 9 Quyết định 342/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 35/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2012 - 2015
- 11 Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 1 Quyết định 35/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2012 - 2015
- 2 Quyết định 15/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, thực hiện Đề án Kiên cố hóa kênh mương thuỷ lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2012-2015
- 3 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020