UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2324/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 23 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Cao Bằng tại Tờ trình số 1982/TTr-SXD ngày 13 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên đồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025.
2. Phạm vi lập quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3. Mục tiêu của đồ án quy hoạch:
a. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn (sau đây gọi tắt là CTR) trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các phương thức phân loại CTR tại nguồn và xác định lộ trình triển khai thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho mỗi loại hình chất thải, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng khu vực, từng huyện.
- Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý CTR cho các đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn, theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về CTR nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh.
- Đề xuất kế hoạch và xác định các nguồn lực thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Cao Bằng đến năm 2025.
4. Đối tượng lập quy hoạch:
- Chất thải rắn sinh hoạt đô thị;
- Chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn;
- Chất thải rắn công nghiệp;
- Chất thải rắn y tế;
- Chất thải rắn xây dựng, bùn cặn.
5. Nội dung đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn:
5.1. Thu gom, phân loại tại nguồn và tái chế, tái sử dụng CTR phát sinh từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, xây dựng và y tế:
a. CTR sinh hoạt đô thị và khu dân cư nông thôn:
- Áp dụng thu gom và phân loại tại nguồn theo lộ trình, tăng cường tái chế, tái sử dụng.
- Sử dụng 03 phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt như sau:
+ Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến địa điểm đổ thải cuối cùng.
+ Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép và được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.
+ Với phương án xử lý CTR phân tán, từng đô thị và các khu tập trung dân cư tập trung nông thôn sẽ có quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển riêng.
- Mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt: Theo 04 mô hình, như nội dung thuyết minh đồ án quy hoạch.
b. CTR công nghiệp:
- Thu gom, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng.
- Sử dụng 02 phương thức thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp như sau:
+ Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR hoặc thuê khoán các tổ chức, cá nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR.
+ Việc thu gom, phân loại và vận chuyển CTR công nghiệp sẽ do đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiệm vụ ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp trên cơ sở các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR nói riêng.
- Nhằm thực hiện tối đa lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng thì việc phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn ở tỉnh Cao Bằng phải được kết hợp đồng thời hai phương thức phân loại: phân loại sơ cấp và phân loại thứ cấp.
- Tăng cường áp dụng “giải pháp sản xuất công nghiệp sạch hơn” nhằm giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.
c. CTR y tế:
Thực hiện phân loại ngay tại các phòng, khoa của bệnh viện, tăng cường trang bị hệ thống thu gom, lưu chứa chuyên dụng, đồng bộ.
d. CTR xây dựng và bùn cặn:
- Đẩy mạnh công tác phân loại tại nguồn và tăng cường khả năng tái chế và sử dụng lại của CTR xây dựng. Phương hướng tái chế có thể áp dụng như sau:
+ Khu vực đô thị: Có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ (kết hợp xử lý trong các nhà máy compost) bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua; than bùn; cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM… để khử mùi sẽ thành phân hữu cơ tổng hợp. Bùn thải cũng có thể xử lý tại các bãi chôn lấp với ô chứa bùn. Bùn khô được sử dụng để chế biến phân hữu cơ hoặc làm chất phủ bề mặt cho bãi chôn lấp.
+ Khu vực nông thôn, bùn thải được xử lý phân cấp tại các hộ gia đình theo công nghệ biogas tạo năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Phương thức thu gom, vận chuyển CTR xây dựng và bùn thải như phương thức thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp.
5.2. Vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp và tuyến đường vận chuyển CTR:
a. CTR sinh hoạt đô thị và khu dân cư nông thôn:
- Dự báo tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong toàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2020 là 515 tấn/ngày và giai đoạn 2020 - 2025 là 941 tấn/ngày; nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 là khoảng 44,2 ha.
- Cơ sở và nguyên tắc lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR sinh hoạt cho các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
+ Các khu xử lý CTR lựa chọn theo hướng liên đô thị nhằm xử lý tập trung, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại để hạn chế chôn lấp, kéo dài tuổi thọ khu xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Định hướng quy hoạch bãi chôn lấp/khu xử lý của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
- Cơ sở và nguyên tắc lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR sinh hoạt cho khu vực các điểm dân cư nông thôn:
+ Các xã có quy hoạch nông thôn mới: giai đoạn 1: Sẽ giữ nguyên các bãi chôn lấp CTR theo quy hoạch nông thôn mới, giai đoạn 2: Sau khi các khu xử lý CTR của huyện được xây dựng, thì một số bãi chôn lấp CTR của xã sẽ được cải tạo thành trạm trung chuyển CTR; những xã có bãi chôn lấp CTR cách xa khu xử lý CTR của huyện trên 15km, thì bãi chôn lấp CTR sẽ được cải tạo, nâng cấp để phục vụ cho xã hoặc liên xã.
+ Các xã có chưa có quy hoach nông thôn mới: Trung tâm các xã cách xa khu xử lý CTR của huyện trên 15km, thì mỗi xã sẽ xây dựng 1 trạm trung chuyển CTR; những xã có trung tâm cách xa khu xử lý CTR huyện trên 15km, sẽ xây dựng các khu chôn lấp CTR của xã hoặc liên xã (tùy theo địa hình và giao thông của khu vực).
b. CTR công nghiệp:
- Dự báo tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2020 là 188 tấn/ngày và giai đoạn 2020 - 2025 là 320 tấn/ngày; nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR công nghiệp của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 là khoảng 16,5 ha.
- Nguyên tắc lựa chọn trạm trung chuyển CTR công nghiệp tỉnh Cao Bằng:
+ Giảm tối đa toàn bộ chi phí vận chuyển từ khu vực thu gom đến khu xử lý cuối cùng, bao gồm chi phí vận chuyển rác được thu gom đến trạm trung chuyển và từ trạm trung chuyển đến khu xử lý cuối cùng.
+ Vị trí các trạm trung chuyển phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Trạm trung chuyển CTR công nghiệp trong tỉnh gồm 2 loại:
+ Trạm trung chuyển sơ cấp (nằm tại mỗi khu, cụm công nghiệp): Có vai trò tập kết các loại CTR công nghiệp trước khi đưa đến các trạm trung chuyển tập trung hoặc các khu xử lý.
+ Trạm trung chuyển tập trung đặt tại khu xử lý, có vai trò kết hợp với các hoạt động tái chế CTR công nghiệp, xử lý đổ thải CTR công nghiệp thông thường và trung chuyển CTR công nghiệp nguy hại trước khi đưa đến khu xử lý CTR công nghiệp cấp vùng liên tỉnh.
- Mỗi khu, cụm công nghiệp cần ít nhất một trạm trung chuyển (điểm tập kết hay trạm trung chuyển sơ cấp). Chỉ tiêu kỹ thuật bãi tập kết: chiều cao 1m, diện tích các công trình phụ trợ chiếm 20% diện tích trạm, bề rộng khoảng cách ly 5m.
- Nguyên tắc lựa chọn cơ sở xử lý CTR công nghiệp:
+ Thành phần CTR công nghiệp không nguy hại, không thể tái sử dụng, tái chế được sẽ đưa đi chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh sinh hoạt của từng huyện.
+ Thành phần CTR công nghiệp có khả năng tái chế sẽ đưa về khu xử lý CTR Thành phố Cao Bằng.
+ Thành phần CTR công nghiệp nguy hại sẽ được xử lý tại khu xử lý tại khu xử lý thành phố Cao Bằng.
c. CTR y tế:
- Dự báo tổng lượng CTR y tế phát sinh trong toàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2020 là 3,46 tấn/ngày và giai đoạn 2020 - 2025 là 4,9 tấn/ngày; nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR y tế của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 là khoảng 0,42 ha.
- Để đạt hiệu quả kinh tế và kiểm soát ô nhiễm tốt, xử lý triệt để lượng CTR y tế phát sinh, cần phối hợp các các phương pháp khác nhau trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cụ thể như sau:
+ Sau khi phân loại các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng, những CTR lây nhiễm sẽ được xử lý bằng phương pháp triệt khuẩn (phương pháp xử lý ban đầu).
+ Các chất thải nguy hại sau khi được thu gom, vận chuyển theo đúng quy trình đến khu xử lý tập trung và xử lý bằng lò đốt công suất lớn. Tro sau khi đốt CTR nguy hại sẽ được vận chuyển đến bể chôn lấp để chôn lấp hợp vệ sinh.
+ CTR thông thường được vận chuyển đến bể chôn lấp khu vực để chôn lấp hợp vệ sinh.
- Các cơ sở y tế chưa có lò đốt CTR tập trung, trước mắt có thể sử dụng tiếp các lò đốt hiện có đang hoạt động tốt tại bệnh viện. Bên cạnh việc xử lý CTR tại chỗ các cơ sở được trang bị lò đốt còn hỗ trợ xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện, phòng khám chưa có lò đốt (trên địa bàn tỉnh hiện có 16 lò đốt CTR y tế nguy hại, trong đó có 11 lò còn đang hoạt động tốt).
- Trong tương lai, sẽ di chuyển các lò đốt ra khỏi bệnh viện, để đảm bảo môi trường trong bệnh viện, đảm bảo tập trung CTR để áp dụng công nghệ hiện đại, có thể đầu tư và vận hành các lò đốt quy mô lớn, phù hợp với định hướng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt trong quyết định số 170/QĐ-TTg.
- Vị trí khu xử lý chất thải rắn y tế tập trung dự kiến đặt tại khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh, với phương thức thu gom và vận chuyển cũng như công nghệ đã nêu trong thuyết minh đồ án quy hoạch.
d. CTR xây dựng và bùn thải:
- Dự báo tổng lượng CTR xây dựng và bùn thải phát sinh trong toàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2020 là 194,7 tấn/ngày và giai đoạn 2020 - 2025 là 297,3 tấn/ngày; nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR xây dựng và bùn thải của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 là khoảng 9,46 ha.
- Sau khi, đã thực hiện triệt để công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng cũng như thu gom vận chuyển, CTR xây dựng và bùn thải không thể tận dụng có thể xử lý bằng phương pháp đốt hoặc đem chôn lấp tại BCL hợp vệ sinh.
e. Tuyến đường vận chuyển CTR:
Lựa chọn các tuyến đường hạn chế đi quan khu vực đô thị, đông dân cư.
5.3. Tổng hợp quy hoạch vị trí quy mô các cơ sở xử lý CTR tỉnh Cao Bằng:
Vị trí | DT (ha) | Phạm vi phục vụ | Loại hình CTR được xử lý |
Thành phố Cao Bằng (cơ sở xử lý CTR Nà Lần) | 30-40 | Phục vụ toàn Thành phố và các xã phía Đông Nam huyện Hòa An: Bạch Đằng, Bình Dương, Hà Trì, Hồng Nam, Lê Chung, Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Quang Trung, Trưng Vương. | Sinh hoạt + Công nghiệp + Bùn thải + Y tế + Xây dựng |
Huyện Hạ Lang |
|
|
|
Thị trấn Thanh Nhật | 4 | Thị trấn Thanh Nhật và các xã: An Lạc, Đồng Loan, Minh Long, Kim Loan, Quang Long, Việt Chu, Vĩnh Quý, Thái Đức, Thị Hoa | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Đức Quang | 2 | Xã Đức Quang | Sinh hoạt |
Xã Kim Loan | 2 | Xã Kim Loan | Sinh hoạt |
Xã Cô Ngân | 2 | Xã Cô Ngân | Sinh hoạt |
Huyện Trùng Khánh |
|
|
|
Xã Đình Minh | 7 | Thị trấn Trùng Khánh và các xã: Cảnh Tiên, Chí Viễn, Đàm Thủy, Đình Minh, Đình Phong, Đoài Côn, Đức Hồng, Khâm Thành, Lăng Hiếu, Lăng Yên, Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Châu, Phong Nậm, Thân Giáp, Thông Hòe, Trung Phúc | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng + Công nghiệp |
Xã Ngọc Chung | 2 | Xã Ngọc Chung | Sinh hoạt |
Xã Cao Thăng | 2 | Xã Cao Thăng | Sinh hoạt |
Huyện Trà Lĩnh |
|
|
|
Thị trấn Hùng Quốc | 4 | Thị trấn Quốc Hùng và các xã: Quang Hán, Cao Chương, Xã Lưu Ngọc, Cô Mười, Quang Trung, Quốc Toản, Xuân Nội | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Tri Phương | 2 | Xã Tri Phương | Sinh hoạt |
Xã Quang Vinh | 2 | Xã Quang Vinh | Sinh hoạt |
Huyện Quảng Uyên |
|
|
|
Xã Hồng Quang | 2 | Xã Cai Bộ | Sinh hoạt |
Xã Hoàng Hải | 2 | Các xã: Hoàng Hải, Ngọc Động, Hạnh Phúc, Tự Do | Sinh hoạt |
Lũng Nọi - Chắm Ché, xã Độc Lập | 5 | Thị trấn Quảng Uyên và các xã: Độc Lập, Bình Lăng, Quốc Phong, Phúc Sen, Chí Thảo, Phi Hải, Quảng Hưng, Quốc Dân, Hồng Định, Đoài Khôn, Cai Bộ | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Huyện Phục Hòa |
|
|
|
Thị trấn Phục Hòa | 7 | Thị trấn Phục Hòa và các xã: Hòa Thuận, Mỹ Hưng, Lương Thiện, Cách Linh, Đại Sơn, Hồng Đại | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Tiên Thành | 2 | Xã Tiên Thành | Sinh hoạt |
Xã Triệu Ẩu | 2 | Xã Triệu Ẩu | Sinh hoạt |
Huyện Thạch An |
|
|
|
Xã Lê Lai | 4 | Thị trấn Đông Khê và các xã: Lê Lai, Vân Trình, Thụy Hùng, Thị Ngân, Đức Xuân, Danh Sỹ, Đức Long, Lê Lợi, Thái Cường | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Canh Tân | 2 | Xã Canh Tân | Sinh hoạt |
Xã Đức Thông | 2 | Xã Đức Thông | Sinh hoạt |
Xã Quang Trọng | 2 | Xã Quang Trọng | Sinh hoạt |
Xã Minh Khai | 2 | Xã Minh Khai | Sinh hoạt |
Huyện Hòa An |
|
|
|
Thị trấn Nước Hai | 6 | Thị trấn Nước Hai và các xã: Đức Long, Bình Long, Hồng Việt, Hoàng Tung, Bế Triều, Đại Tiến, Nam Tuấn, Đức Xuân, Dân Chủ, Trương Lương | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Huyện Hà Quảng |
|
|
|
Nà Vạc, Thị trấn Xuân Hòa | 5 | Thị trấn Xuân Hòa và các xã: Vần Dính, Sóc Hà, Nà Sác, Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nậm, Cải Viên, Nội Thôn, Phù Ngọc, Tổng Cọt, Vân An | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Hạ Thôn | 2 | Xã Hạ Thôn | Sinh hoạt |
Xã Mã Ba | 2 | Xã Mã Ba | Sinh hoạt |
Xã Đào Ngạn | 2 | Xã Đào Ngạn | Sinh hoạt |
Xã Sĩ Hai | 2 | Xã Sĩ Hai | Sinh hoạt |
Xã Hồng Sĩ | 2 | Xã Hồng Sĩ | Sinh hoạt |
Xã Quý Quân | 2 | Xã Quý Quân | Sinh hoạt |
Huyện Thông Nông |
|
|
|
Thị trấn Thông Nông | 4 | Thị trấn Thông Nông và các xã: Ngọc Động, Lương Can, Lương Thông, Yên Sơn | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Cần Yên | 2 | Các xã: Cần Nông, Cần Yên, Vị Quang | Sinh hoạt |
Xã Thanh Long | 2 | Xã Thanh Long, Xã Bình Lãng | Sinh hoạt |
Xã Đa Thông | 2 | Xã Đa Thông | Sinh hoạt |
Huyện Nguyên Bình |
|
|
|
Xóm Cốc Tắn, Thị trấn Nguyên Bình | 4 | Thị trấn Nguyên Bình và các xã: Thể Dục, Minh Thanh | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Hồng Hiếu, Thị trấn Tĩnh Túc | 4 | Thị trấn Tĩnh Túc, xã Vũ Nông | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng + Công nghiệp |
Xã Thịnh Vượng | 2 | Xã Thịnh Vượng | Sinh hoạt |
Xã Hưng Đạo | 2 | Xã Hưng Đạo | Sinh hoạt |
Xã Mai Long | 2 | Xã Mai Long | Sinh hoạt |
Xã Triệu Nguyên | 2 | Xã Triệu Nguyên | Sinh hoạt |
Huyện Bảo Lạc |
|
|
|
Thị trấn Bảo Lạc | 5 | Thị trấn Bảo Lạc và các xã: Bảo Toàn, Cốc Pàng, Đình Phùng, Hồng An, Hồng Trị, Hưng Đạo, Huy Giáp, Khánh Xuân, Kim Cúc, Phan Thanh, Thượng Hà | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Huy Giáp | 2 | Các xã: Huy Giáp, Hưng Đạo, Đình Hùng | Sinh hoạt |
Xã Cô Ba | 2 | Xã Cô Ba | Sinh hoạt |
Xã Sơn Lộ | 2 | Xã Sơn Lộ | Sinh hoạt |
Xã Xuân Trường | 2 | Xã Xuân Trường | Sinh hoạt |
Xã Hưng Thịnh | 2 | Xã Hưng Thịnh | Sinh hoạt |
Xã Sơn Lập | 2 | Xã Sơn Lập | Sinh hoạt |
Huyện Bảo Lâm |
|
|
|
Thị trấn Pác Miầu | 5 | Thị trấn Pác Miầu và các xã: Lý Bôn, Mông Ân, Nam Quang, Quảng Lâm, Tân Việt, Thái Học, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang | Sinh hoạt + Bùn thải + Xây dựng |
Xã Đức Hạnh | 2 | Xã Đức Hạnh | Sinh hoạt |
Xã Nam Cao | 2 | Xã Nam Cao | Sinh hoạt |
Xã Thái Sơn | 2 | Xã Thái Sơn | Sinh hoạt |
Xã Yên Thổ | 2 | Xã Yên Thổ | Sinh hoạt |
Xã Thạch Lâm | 2 | Xã Thạch Lâm | Sinh hoạt |
5.4. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR:
a. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR:
- Thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương (nhu cầu công suất cần xử lý; thành phần, tính chất của CTR; khả năng đầu tư; năng lực quản lý, vận hành hệ thống, mặt bằng xây dựng, địa hình, địa chất, thủy văn khu vực xây dựng,...).
- Tiêu chí môi trường: Đảm bảo xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường theo quy định.
- Tiêu chí kinh tế: Đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí quản lý và vận hành hệ thống.
- Tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý CTR: Đảm bảo mức cơ giới hóa cao, tiêu thụ ít năng lượng, đạt hiệu suất xử lý cao.
b. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR:
- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
- Công nghệ sinh học (lên men metan kết hợp phát điện, chế biến phân hữu cơ).
- Công nghệ tái chế.
- Công nghệ đốt.
- Công nghệ phụ trợ (phân loại và xử lý cơ học, kết hợp xử lý hóa - lý, thu hồi, tái chế một số loại CTR).
5.5. Kế hoạch thực hiện quy hoạch:
a. Giai đoạn 2014 - 2015:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý CTR, trong đó tăng cường khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc thu gom, xử lý CTR.
- Tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và hướng dẫn người dân trong việc phân loại CTR tại nguồn.
- Từng bước đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, đáp ứng cho việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.
- Tổ chức thí điểm thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.
- Từng bước hoàn thiện các khu xử lý CTR hiện có, cơ bản đáp ứng nhu cầu xử lý và đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
b. Giai đoạn 2016 - 2020:
- Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR cấp tỉnh.
- Triển khai đại trà việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn Thành phố Cao Bằng; khuyến khích áp dụng với các đô thị còn lại.
- Cơ bản hoàn thiện các khu xử lý CTR hiện có, đảm bảo đáp ứng nhu cầu xử lý và các tiêu chuẩn quy định.
c. Giai đoạn 2021 - 2025:
- Triển khai đại trà việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn các đô thị toàn tỉnh, tiến tới nhân rộng mô hình ra khu vực nông thôn.
- Xây dựng các khu xử lý CTR còn lại theo quy hoạch.
5.6. Nguồn lực thực hiện quy hoạch:
Ngân sách địa phương; ngân sách Trung ương; vốn vay, vốn viện trợ của các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế; các nguồn vốn đầu tư khác từ xã hội hóa công tác quản lý CTR.
5.7. Kinh phí lập quy hoạch: 1.341.034.000, đồng.
Trong đó:
+ Chi phí lập đồ án quy hoạch: 825.688.000
+ Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch: 63.289.000
+ Chi phí thẩm định lập nhiệm vụ quy hoạch: 12.658.000
+ Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch: 59.986.000
+ Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án quy hoạch: 56.684.000
+ Chi phí công bố quy hoạch: 24.771.000
+ Chi phí thẩm tra dự toán chi phí lập quy hoạch: 2.000.000
+ Chi phí lập báo cáo ĐMC: 291.987.000
+ Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán: 3.971.000
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch theo quy định.
- Chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quản lý CTR trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch này.
- Chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách trong hoạt động quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, trong đó tăng cường khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc thu gom, xử lý CTR.
- Tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong hoạt động quản lý CTR và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các dự án thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR theo quy hoạch này.
2. Ủy ban nhân dân thành phố, các huyện, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và hướng dẫn người dân trong việc phân loại CTR tại nguồn.
- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn, phù hợp với nguồn lực của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1932/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 170/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7 Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 9 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1932/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030