- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Quyết định 159/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 234/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 08 tháng 02 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-BNN-TCTS ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 268/TTr-SNN ngày 21 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022. Bãi bỏ 01 thủ tục hành chính (thứ tự số 04) lĩnh vực thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 965/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục 10 thủ tục hành chính mới ban hành, 04 thủ tục hành chính thay thế, 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát sửa đổi, bổ sung quy trình nội bộ (thứ tự số 55) lĩnh vực thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
Số TT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung |
Lĩnh vực: Thủy sản | |||
1 | 1.004915 | Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) | Thông tư số 112/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản |
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
LĨNH VỰC: THỦY SẢN
Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
- Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, số 126A, Đường Nguyễn Thị Định, Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong giờ làm việc, sáng từ 07 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo địa chỉ https://dichvucong.bentre.gov.vn/
+ Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Chi cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Chi cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện Chi cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Chi cục Thủy sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Chi cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
♦ Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
♦ Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
♦ Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản năm 2017.
+ Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ theo 01 trong 03 cách thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
+ Gửi qua đường bưu điện;
+ Nộp trực tuyến trên cổng Dịch vụ công của tỉnh theo địa chỉ https://dichvucong.bentre.gov.vn/
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận và trường hợp cấp lại);
+ Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận).
+ Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
+ Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
- Phí, lệ phí: Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản (Thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với cơ sở sản xuất): 5.700.000 đồng/lần (chưa bao gồm chi phí đi lại của đoàn đánh giá. Chi phí đi lại do tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định chi trả theo thực tế, phù hợp với quy định).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III;
+ Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT Phụ lục III.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Thủy sản năm 2017;
+ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
+ Thông tư số 112/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung.
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… |
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Kính gửi:……………………….
1. Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
- Số điện thoại:……………… Số Fax:………………… E-mail: ………………………
2. Lĩnh vực công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
Thức ăn thủy sản |
|
- Thức ăn hỗn hợp | □ |
- Thức ăn bổ sung | □ |
- Nguyên liệu | □ |
- Sản phẩm khác | □ |
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản | |
- Chế phẩm sinh học | □ |
- Hóa chất xử lý môi trường | □ |
- Hỗn hợp khoáng, vitamin, ... | □ |
- Nguyên liệu | □ |
3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:
……………………………………………………………………………………………………………...
4.Đăng ký cấp lần đầu: | □ | Đăng ký cấp lại: | □ |
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
| ……., ngày .... tháng..... năm 20... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản số ……ngày ....tháng ….năm…… )
1. Tên cơ sở: ………..……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..
- Địa chỉ sản xuất: ……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..
- Số điện thoại:……..……..…….. Số fax:……..……..…….. E-mail: ……..……..……..……..
2. Sản phẩm dự kiến sản xuất: ……..……..……..……..……..……..……..……..……..…………...
3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Thực hành sản xuất tốt (GMP) | Có | □ | Không | □ |
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) | Có | □ | Không | □ |
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000) | Có | □ | Không | □ |
- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) | Có | □ | Không | □ |
- Hệ thống khác: …………………………….. | Có | □ | Không | □ |
4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
a) Địa điểm sản xuất: ……………………………………………………………………………..
b) Nhà xưởng, trang thiết bị:……………………………………………………………………...
c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất: ……………………………………………..
d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học: …………………………………………
đ) Nhân viên kỹ thuật: …………………………………………………………………………….
e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm: ……………………………………………………..
g) Danh sách sản phẩm kèm theo: ………………………………………………………………
| ………,ngày…….tháng ……năm 20.... ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
Kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản/ sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Số: ……….../BB-ĐKSX
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ……….……….……….……….……….……….……….…
2. Tên cơ sở kiểm tra: ……….……….………….……….………….……….………….……….
- Địa chỉ: ……….……….………….……….………….……….………….……….………….……
- Số điện thoại:……….……….… Số Fax:……….……….… Email:……….……….…
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:……….……….………….……….………….……….………….……….………….……….…
Tên cơ quan cấp:……….……….… Ngày cấp: ……….……….………….……….…
- Người đại diện của cơ sở: ……….……….………….……….…Chức vụ:……….……….…
- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn: ……….……….………….……….…
3. Địa điểm kiểm tra:
- Địa chỉ: ……….……….………….……….………….……….………….……….………….……
- Số điện thoại:……….……….… Số Fax:……….……….… Email:……….……….…
4. Thành phần Đoàn kiểm tra:
- Ông/bà:…….……….……….……….… Chức vụ: …….……….……….……….…
- Ông/bà:…….……….……….……….… Chức vụ: …….……….……….……….…
5. Sản phẩm sản xuất:
…….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….…
…….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….…
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
STT | Chỉ tiêu kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi | |
Đạt | Không đạt | |||
I | KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT |
|
|
|
1. | Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại |
|
|
|
2. | Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài |
|
|
|
3. | Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm |
|
|
|
a | Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm |
|
|
|
b | Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học |
|
|
|
c | Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp |
|
|
|
d | Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học |
|
|
|
đ | Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất |
|
|
|
e | Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật |
|
|
|
4 | Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất |
|
|
|
5 | Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học |
|
|
|
a | Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất |
|
|
|
b | Kiểm soát nguyên liệu |
|
|
|
c | Kiểm soát bao bì |
|
|
|
d | Kiểm soát thành phẩm |
|
|
|
d | Kiểm soát quá trình sản xuất |
|
|
|
e | Kiểm soát tái chế |
|
|
|
g | Lưu mẫu thành phẩm |
|
|
|
h | Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị |
|
|
|
i | Kiểm soát động vật gây hại |
|
|
|
k | Vệ sinh nhà xưởng |
|
|
|
l | Thu gom và xử lý chất thải |
|
|
|
6 | Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm. |
|
|
|
II | KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU |
|
|
|
7 | Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
8 | Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định |
|
|
|
9 | Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. |
|
|
|
10 | Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
11 | Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường |
|
|
|
12 | Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật |
|
|
|
Số chỉ tiêu đánh giá thực tế |
|
|
| |
Số chỉ tiêu đạt/không đạt |
|
|
|
III. LẤY MẪU
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)
…………………………………………………………………………………………………………
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích (Biên bản lấy mẫu kèm theo):
…………………………………………………………………………………………………………
IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:
…………………………………………………………………………………………………………
V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:
…………………………………………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA | TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA
1. Ghi biểu mẫu kiểm tra
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.
- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.
- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.
2. Nguyên tắc đánh giá
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung.
- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.
- Dùng ký hiệu X hoặc √ đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.
- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải ghi cụ thể lỗi và xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.
3. Chỉ tiêu áp dụng
- Đối với chỉ tiêu từ 1 đến 6 áp dụng đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đăng ký kiểm tra cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
- Các chỉ tiêu 1 đến 12 áp dụng đối với kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được Giấy chứng nhận.
- Đối với kiểm tra lần đầu hoặc có thay đổi điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học” là kiểm tra nội dung xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm dự kiến sản xuất.
- Đối với kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, kiểm tra chỉ tiêu “Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất” là đánh giá việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU
I. KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
Yêu cầu: Địa điểm sản xuất phải xây dựng trên địa điểm tránh bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh như: nguồn chất thải từ bệnh viện, bãi rác, ngập nước, ... Trong trường hợp không thể thay thế vị trí thì phải thiết lập biện pháp kiểm soát như vách ngăn, hệ thống thông gió, phòng kín có thông gió.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối chiếu các kết quả thử nghiệm liên quan, hồ sơ về địa điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm khi cần thiết.
2. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài
Yêu cầu: Xung quanh nhà xưởng có tường, rào để ngăn chặn sự di chuyển của động vật gây hại và các yếu tố chủ ý phá hoại; có cổng để kiểm soát ra vào.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.
3. Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm
Yêu cầu: Nhà xưởng có kết cấu vững chắc, đủ không gian làm việc, bố trí hướng di chuyển hợp lý cho nguyên liệu, sản phẩm, nhân viên. Nền nhà không thấm nước, không bong tróc, không có những kẽ nứt, dễ dàng vệ sinh.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng nhà xưởng
Ghi chú: về việc xây dựng vững chắc là trần nhà, máng thoát nước không bị dột.
b) Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
Yêu cầu: Trần không bị dột, tường, sàn nhẵn, không bong tróc, dễ dàng làm sạch, thiết kế giảm bụi bám và đọng nước. Các cửa sổ, quạt thông gió thông ra bên ngoài phải có lưới chắn côn trùng.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.
c) Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp
Yêu cầu: Các khu chứa nguyên liệu cấu thành sản phẩm, bao bì, linh phụ kiện cho thiết bị, hóa chất hỗ trợ sản xuất (chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất là hơi, ...) phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo các dị vật, hóa chất vào nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Đối với khu lưu trữ nguyên liệu bay hơi thì cần thiết kế thông thoáng và có thông gió. Đối với mỗi loại nguyên vật liệu cần đảm bảo điều kiện bảo quản đứng kỹ thuật theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp, không ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình lưu trữ (Ví dụ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ...).
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về việc bố trí, phân bố các khu vực, kho chứa. Xem xét hồ sơ kỹ thuật của nguyên liệu, sản phẩm (tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa, tài liệu đính kèm, ...) để xác định sự phù hợp.
Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.
d) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
Yêu cầu: Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm từ vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng (Ví dụ: Pb, As, Hg, Cd) vào sản phẩm. Có thể vệ sinh sạch sẽ.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Xem xét hồ sơ kiểm tra, vệ sinh.
đ) Trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất
Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín sau khi sử dụng. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chứa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.
e) Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
Yêu cầu: Phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật phục vụ sản xuất như: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
Phương pháp đánh giá: Quan sát thực tế và xem xét các thông tin kỹ thuật, tình trạng của thiết bị để đánh giá sự phù hợp.
4. Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
- Có phòng thử nghiệm (phòng chất lượng) để kiểm soát chất lượng công đoạn sản xuất, cho từng lô nguyên liệu, thành phẩm; người thực hiện phải có năng lực, chuyên môn phù hợp về kiểm tra chất lượng; phải có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Các kết quả kiểm tra chất lượng công đoạn phải được ghi chép lưu trữ cho từng lô hàng.
- Đối với kiểm nghiệm định kỳ để kiểm tra xác nhận, thì phải cần phòng thử nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường phòng thử nghiệm, giấy tờ chứng nhận, hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị..., hồ sơ năng lực của nhân viên (bằng cấp, chứng chỉ đào tạo).
5. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất
Yêu cầu: Nước phục vụ sản xuất phải đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải đạt yêu cầu chất lượng và vi sinh tương ứng với sản phẩm sản xuất. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm định nước định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật.
Ghi chú: Người có thẩm quyền là chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở phân công và chịu trách nhiệm phê duyệt.
b) Kiểm soát nguyên liệu
Yêu cầu:
- Nguyên vật liệu phải được kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo từng lô khi nhập. Thực hiện kiểm tra và xác nhận sự phù hợp về xuất xứ, chất lượng như: Hạn sử dụng, giấy tờ xuất xứ, chất lượng (CO, CA), cảm quan về chất lượng hoặc kiểm tra các chỉ tiêu độ ẩm hoặc tạp chất). Nguyên liệu không được chứa chất bị cấm. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguyên liệu không phù hợp với thông số kỹ thuật phải được kiểm soát tránh sử dụng sai mục đích.
- Nguyên liệu phải sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập, xuất nguyên liệu. Quan sát hiện trường sắp xếp, nhận diện nguyên liệu.
c) Kiểm soát bao bì
Yêu cầu: Chất liệu bao bì phù hợp với đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, sắp xếp theo từng lô, loại bao bì và nhận diện rõ ràng. Bao bì không thôi nhiễm kim loại nặng hoặc các chất độc hại vào sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập bao bì, quan sát hiện trường lưu trữ bao bì.
d) Kiểm soát thành phẩm
Yêu cầu:
- Thành phẩm được kiểm tra xác nhận chất lượng theo thông số kỹ thuật trước khi thông qua, có hồ sơ kiểm tra, được ghi chép và phê duyệt của người có thẩm quyền.
- Thành phẩm được lưu trữ bảo quản trong kho tránh tác động môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sắp xếp ngăn cách với sàn, sắp xếp theo từng lô hàng để dễ dàng cho việc truy xuất.
- Thành phẩm phải được kiểm tra trước khi xuất (Hạn sử dụng, cảm quan tình trạng bên ngoài như bục rách, biến dạng, bẩn,...).
- Thành phẩm sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ cho các lô thành phẩm đã xuất đi và dữ liệu hàng hóa tồn kho.
đ) Kiểm soát quá trình sản xuất
Yêu cầu:
- Các yêu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất phải đảm bảo bao gồm con người có năng lực, máy móc thiết bị luôn trong trạng thái phù hợp, phương pháp sản xuất hợp lý, nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu.
- Phải có sẵn các tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được của sản phẩm cụ thể bằng văn bản. Các chỉ tiêu về an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Sẵn có thiết bị đo lường.
- Phải có hồ sơ ghi chép từng công đoạn sản xuất về thời gian, số lượng, loại sản phẩm sản xuất, bao gồm cả việc nhập nguyên liệu cho sản xuất.
- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, kiểm tra hồ sơ lô, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng.
e) Kiểm soát tái chế
Yêu cầu: Các sản phẩm, bán thành phẩm tái chế phải được để khu riêng, vẫn còn hạn sử dụng, phải duy trì được sự an toàn, chất lượng, khả năng truy xuất. Phải có quy định tỉ lệ tái chế và có hồ sơ ghi nhận tỉ lệ hàng tái chế trong hồ sơ sản xuất cho lô sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Xem xét các hồ sơ ghi nhận liên quan đến hàng lỗi, cách thức xử lý hàng lỗi trong việc đem tái chế cho từng lô hàng. Quan sát hiện trường khu vực quy định để hàng tái chế.
g) Lưu mẫu thành phẩm
Yêu cầu: Mỗi lô hàng cần lưu một lượng mẫu đủ để phân tích theo tiêu chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được đóng gói tình trạng giống với sản phẩm lưu hành trên thị trường. Dán tem nhãn ghi rõ tên sản phẩm, lô (hoặc ngày sản xuất), hạn sử dụng. Các sản phẩm lưu cần nhận diện rõ ràng, dễ tìm dễ kiểm tra. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát khu sắp xếp lưu mẫu, tem nhãn nhận diện. Xem xét hồ sơ ghi chép về ngày lưu mẫu, thời gian hủy mẫu, đánh giá tình trạng trong suốt thời gian lưu.
h) Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị
Yêu cầu: Lập kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh định kỳ, nhận diện trạng thái cho các thiết bị đo lường (Tem nhãn hiệu chuẩn, thiết bị hỏng). Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát tem nhãn hiệu chuẩn được gắn lên thiết bị hoặc hồ sơ hiệu chuẩn đi kèm với thiết bị. Nếu thiết bị đo lường tự hiệu chuẩn nội bộ thì kiểm tra bộ chuẩn có được kiểm định hay không.
i) Kiểm soát động vật gây hại
Yêu cầu: Nhà xưởng được lắp mành, lưới, bẫy chuột, đèn diệt côn trùng để đảm bảo không xuất hiện côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về sự hiện diện có hay không côn trùng, động vật gây hại trong nhà xưởng, kho (có thể quan sát gián tiếp qua việc xuất hiện phân gián, phân chuột...)
k) Vệ sinh nhà xưởng
Yêu cầu: Quy định các phương pháp vệ sinh, tần suất, hóa chất vệ sinh (nếu có) cho từng khu vực, bề mặt tiếp xúc sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được nguôi có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về tình trạng vệ sinh, xem xét tài liệu quy định vệ sinh (tần suất, phương pháp). Xem xét hồ sơ kiểm tra vệ sinh định kỳ.
l) Thu gom và xử lý chất thải
Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày) về khu tập kết. Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác, ...
6. Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm
Yêu cầu: Có bằng cấp liên quan đến nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm, hoặc được đào tạo các khóa học liên quan đến vấn đề trên. Có hợp đồng lao động với nhân viên kỹ thuật.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hợp đồng lao động, hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu hoạt động kiểm soát cho sản phẩm.
II. KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU
7. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc
Yêu cầu: Các quy trình, quy định nêu tại Mục 5, I phải được áp dụng và ghi chép lưu giữ đầy đủ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn tương ứng tại Mục 5, I.
8. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định
Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng sản phẩm.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra các sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng loại sản phẩm; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ, cập nhật và sản phẩm thực tế.
9. Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa
Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.
10. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản
Yêu cầu: Các vi phạm về chất lượng phải được xử lý, thu hồi, khắc phục hậu quả và tuân thủ đầy đủ theo quy định.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ, quyết định xử lý vi phạm hành chính; đối chiếu với các hồ sơ, hiện trạng khắc phục của cơ sở.
11. Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường
Yêu cầu: Các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải được gửi thông tin về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) theo quy định.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra thông tin sản phẩm đã gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối chiếu các hồ sơ sản phẩm và sản phẩm thực tế đang sản xuất, lưu thông để đánh giá.
12. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng quy định.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.
CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Số: TSAABBBB(2)
Tên cơ sở: ……….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
Địa chỉ trụ sở: ….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…
Số điện thoại:….…….…….…….…….…….… Số Fax:….…….…….…….…….…….…
Địa chỉ sản xuất: ….…….…….……….…….…….……….…….…….……….…….…….……
Số điện thoại: ….…….…….……….…….…….Số Fax:….…….…….……….…….…….……
Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với(1):
Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn
| …………, ngày .... tháng .... năm.... |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ điều kiện sản xuất theo từng nhóm sản phẩm:
Thức ăn thủy sản
- Thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn bổ sung (ghi cụ thể dạng sản phẩm)
- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu)
- Sản phẩm khác: Atermia,...
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Chế phẩm sinh học (ghi cụ thể dạng sản phẩm)
- Hóa chất xử lý môi trường (ghi cụ thể dạng sản phẩm)
- Hỗn hợp khoáng, vitamin, ... (ghi cụ thể dạng sản phẩm)
- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu).
(2) Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.
- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.
- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: TSAABBBB
+ “TS” thể hiện nhóm sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, cụ thể như sau:
++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00
++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:
STT | Tên đơn vị hành chính | Mã số | STT | Tên đơn vị hành chính | Mã số |
1 | Thành phố Hà Nội | 01 | 33 | Tỉnh Quảng Nam | 49 |
2 | Tỉnh Hà Giang | 02 | 34 | Tỉnh Quảng Ngãi | 51 |
3 | Tỉnh Cao Bằng | 04 | 35 | Tỉnh Bình Định | 52 |
4 | Tỉnh Bắc Kạn | 06 | 36 | Tỉnh Phú Yên | 54 |
5 | Tỉnh Tuyên Quang | 08 | 37 | Tỉnh Khánh Hòa | 56 |
6 | Tỉnh Lào Cai | 10 | 38 | Tỉnh Ninh Thuận | 58 |
7 | Tỉnh Điện Biên | 11 | 39 | Tỉnh Bình Thuận | 60 |
8 | Tỉnh Lai Châu | 12 | 40 | Tỉnh Kon Tum | 62 |
9 | Tỉnh Sơn La | 14 | 41 | Tỉnh Gia Lai | 64 |
10 | Tỉnh Yên Bái | 15 | 42 | Tỉnh Đắk Lắk | 66 |
11 | Tỉnh Hoà Bình | 17 | 43 | Tỉnh Đắk Nông | 67 |
12 | Tỉnh Thái Nguyên | 19 | 44 | Tỉnh Lâm Đồng | 68 |
13 | Tỉnh Lạng Sơn | 20 | 45 | Tỉnh Bình Phước | 70 |
14 | Tỉnh Quảng Ninh | 22 | 46 | Tỉnh Tây Ninh | 72 |
15 | Tỉnh Bắc Giang | 24 | 47 | Tỉnh Bình Dương | 74 |
16 | Tỉnh Phú Thọ | 25 | 48 | Tỉnh Đồng Nai | 75 |
17 | Tỉnh Vĩnh Phúc | 26 | 49 | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 77 |
18 | Tỉnh Bắc Ninh | 27 | 50 | TP. Hồ Chí Minh | 79 |
19 | Tỉnh Hải Dương | 30 | 51 | Tỉnh Long An | 80 |
20 | Thành phố Hải Phòng | 31 | 52 | Tỉnh Tiền Giang | 82 |
21 | Tỉnh Hưng Yên | 33 | 53 | Tỉnh Bến Tre | 83 |
22 | Tỉnh Thái Bình | 34 | 54 | Tỉnh Trà Vinh | 84 |
23 | Tỉnh Hà Nam | 35 | 55 | Tỉnh Vĩnh Long | 86 |
24 | Tỉnh Nam Định | 36 | 56 | Tỉnh Đồng Tháp | 87 |
25 | Tỉnh Ninh Bình | 37 | 57 | Tỉnh An Giang | 89 |
26 | Tỉnh Thanh Hoá | 38 | 58 | Tỉnh Kiên Giang | 91 |
27 | Tỉnh Nghệ An | 40 | 59 | Thành phố Cần Thơ | 92 |
28 | Tỉnh Hà Tĩnh | 42 | 60 | Tỉnh Hậu Giang | 93 |
29 | Tỉnh Quảng Bình | 44 | 61 | Tỉnh Sóc Trăng | 94 |
30 | Tỉnh Quảng Trị | 45 | 62 | Tỉnh Bạc Liêu | 95 |
31 | Tỉnh Thừa Thiên Huế | 46 | 63 | Tỉnh Cà Mau | 96 |
32 | Thành phố Đà Nẵng | 48 |
|
|
|
+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.
- 1 Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 397/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy lợi; Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
- 3 Quyết định 71/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục gồm 01 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
- 4 Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí lĩnh vực Thủy sản và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
- 6 Quyết định 2387/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế về phí, lệ phí lĩnh vực Thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
- 7 Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận