- 1 Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4 Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 5 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6 Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2347/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 19 tháng 9 năm 2013 |
V/V DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ: Số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh về việc duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Văn bản số 1107/TCLN-BTTN ngày 22/7/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc góp ý Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 145/TTr-SNN-LN ngày 21/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng phải phù hợp với: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020; các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã phê duyệt và các quy định hiện hành.
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học trong mọi hoạt động của các khu rừng đặc dụng, không gây tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên.
- Phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng phải dựa trên cơ sở bảo vệ toàn vẹn các di tích lịch sử, văn hóa, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.
- Bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
1. Mục tiêu chung.
- Xác định rõ phạm vi, quy mô diện tích và nội dung nhiệm vụ hoạt động các khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020 theo đúng quy định.
- Bảo tồn các hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm và tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng, giá trị di tích lịch sử, văn hóa bản địa và các nguồn lực để phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể.
a) Bảo tồn thiên nhiên: Bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng hiện có trong Vườn quốc gia Xuân Sơn, khu rừng cảnh quan Núi Nả, rừng lịch sử văn hóa huyện Yên Lập và Rừng quốc gia Đền Hùng. Tập trung bảo tồn 71 loài thực vật và 52 loài động vật đặc hữu, quý hiếm; bảo tồn các giá trị lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh thông qua các chương trình, dự án ưu tiên trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường giai đoạn 2013 - 2020.
b) Bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học.
- Bảo tồn Rừng quốc gia Đền Hùng, khu rừng lịch sử văn hóa huyện Yên Lập kết hợp với nghiên cứu khoa học về văn hóa lịch sử. Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh, nghiên cứu tăng trưởng rừng qua các hệ thống ô định vị sinh thái,...
- Nghiên cứu tập đoàn cây trồng mọc nhanh và cây trồng bản địa, công nghệ trồng, phục hồi, làm giàu, cải tạo và quản lý bền vững rừng tự nhiên, rừng trồng và nông lâm kết hợp.
c) Phát triển rừng.
- Tập trung trồng mới rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích 596,5 ha; trồng rừng thay thế bằng cây bản địa 198,7 ha tại Khu rừng cảnh quan Núi Nả, Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập và Khu rừng quốc gia Đền Hùng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên bình quân 1.141 ha/năm; bảo vệ rừng bình quân 15.182 ha/năm.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo tồn và môi trường, tạo động lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng khu vực hành chính, cơ sở phục vụ quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các mô hình nông lâm, phát triển nguồn nhân lực, tạo ra phương thức, nguồn thu mới để đảm bảo cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát triển rừng trong thời gian tới.
d) Tổ chức quản lý khu rừng.
- Đảm bảo tính ổn định bền vững các khu rừng đặc dụng, phù hợp với thực tiễn và các tiêu chí phân loại theo quy định của Nhà nước, góp phần tổ chức quản lý và thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
- Đầu tư xây dựng đúng đối tượng, đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo tồn, phát triển và nâng cao các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, tạo việc làm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Xác lập loại rừng đặc dụng: Căn cứ vào các tiêu chí xác lập loại rừng đặc dụng, tỉnh Phú Thọ có 3 loại rừng đặc dụng như sau:
TT | Phân loại rừng | Tên khu rừng | Phân cấp quản lý |
1 | Vườn quốc gia | Vườn quốc gia Xuân Sơn | Cấp tỉnh |
2 | Rừng bảo vệ cảnh quan | Rừng quốc gia Đền Hùng | Cấp tỉnh |
Khu rừng cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa | Cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) | ||
Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập | Cấp tỉnh (Sở nông nghiệp và PTNT) | ||
3 | Rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học | Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ | Cấp bộ (Viện Nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam) |
2. Quy hoạch rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Đơn vị tính: Ha
Loại đất loại rừng | Diện tích đầu kỳ | Diện tích cuối kỳ | Phân theo loại rừng đặc dụng | Tăng (+) giảm (-) | ||
Vườn quốc gia | Văn hóa cảnh quan | nghiên cứu khoa học | ||||
Tổng diện tích tự nhiên | 17.301,7 | 17.301,7 | 15.048 | 1.538 | 715,7 | - |
A. Đất nông nghiệp | 16.918,8 | 16.726,4 | 14.765,2 | 1.262,2 | 699 | -192,4 |
I. Đất sản xuất nông nghiệp | 340,4 | 340,4 | 312,4 | 28 | - | - |
II. Đất lâm nghiệp | 16.578,4 | 16.386 | 14.452,8 | 1.234,2 | 699 | -192,4 |
1. Đất có rừng | 14.657,6 | 16.386 | 14.452,8 | 1.234,2 | 699 | 1.728,4 |
a) Rừng tự nhiên | 11.353,3 | 12.494,3 | 11.639,8 | 791 | 63,5 | 1.141 |
- Rừng gỗ lá rộng | 6.148 | 7.289 | 7.161 | 64,5 | 63,5 | 1.141 |
+ Rừng giầu | 859,7 | 859,7 | 859,7 | - | - | - |
+ Rừng trung bình | 1.491,3 | 1.491,3 | 1.472,6 | 18,7 | - | - |
+ Rừng nghèo | 1.339,7 | 1.339,7 | 1.293,9 | 45,8 | - | - |
+ Rừng phục hồi | 2.457,3 | 3.598,3 | 3.534,8 | - | 63,5 | 1.141 |
- Rừng hỗn giao | 942,5 | 942,5 | 258,1 | 684,4 | - | - |
- Rừng tre nứa | 98 | 98 | 55,9 | 42,1 | - | - |
- Rừng núi đá | 4.164,8 | 4.164,8 | 4.164,8 | - | - | - |
b) Rừng trồng | 3.304,3 | 3.891,7 | 2.813 | 443,2 | 635,5 | 587,4 |
- Rừng gỗ có trữ lượng | 2.412,7 | 2.826,3 | 1.976,4 | 244,5 | 605,4 | 413,6 |
- Rừng gỗ chưa có trữ lượng | 861,5 | 1.035,3 | 836,6 | 198,7 | - | 173,8 |
- Rừng tre nứa | 30,1 | 30,1 | - | - | 30,1 | - |
- Rừng đặc sản | - | - | - | - | - | - |
2. Đất chưa có rừng | 1.920,8 | - | - | - | - | -1.920,8 |
- Không có cây gỗ tái sinh | 615,1 | - | - | - | - | -615,1 |
- Có cây gỗ tái sinh | 1.305,7 | - | - | - | - | -1.305,7 |
B. Đất phi nông nghiệp | 382,9 | 575,3 | 282,8 | 275,8 | 16,7 | 192,4 |
3. Vị trí, ranh giới, quy mô các khu rừng đặc dụng.
a) Vườn Quốc gia Xuân Sơn
- Vị trí: Từ 21003’đến 21012’ vĩ độ Bắc; 104051’đến 105001’kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Quy mô: Tổng diện tích 15.048 ha, nằm trên địa bàn 6 xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Xuân Đài, Kim Thượng và Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 9.099 ha;
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 5.737 ha;
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 212 ha.
Quy hoạch vùng đệm: 6.208 ha, gồm 29 thôn nằm liền kề với Vườn Quốc gia.
b) Khu rừng Quốc gia Đền Hùng.
- Vị trí: Từ 21034’đến 21038’ vĩ độ Bắc; 105032’đến 105033’ kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Đông Bắc giáp xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh; phía Tây Bắc giáp xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao; phía Tây giáp xã Hy Cương, thành phố Việt Trì; phía Nam giáp xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì; phía Đông giáp xã Hy Cương, thành phố Việt Trì.
- Quy mô: Tổng diện tích rừng Quốc gia Đền Hùng 538 ha, nằm trên 4 xã: Hy Cương, Chu Hóa của thành phố Việt Trì; Tiên Kiên của huyện Lâm Thao; Phù Ninh của huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. Phân ra các khu như sau:
+ Khu I: Khu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa 32 ha.
+ Khu II: Khu sinh thái cảnh quan 506 ha; quy hoạch vùng đệm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng 1.151 ha trên địa bàn 4 xã.
c) Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập.
- Vị trí: Từ 21027’đến 21029’ vĩ độ Bắc; 105011’đến 105012’ kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Đông giáp với Đập tràn, hướng ra UBND xã Minh Hòa; Phía Tây giáp xã Đồng Lạc; phía Nam giáp xã Ngọc Đồng; phía Tây Nam giáp xã Ngọc Lập; phía Bắc giáp với đồi Gò Tròn và đồi Lòng Chảo.
- Quy mô: Diện tích 330 ha, trên địa bàn xã Minh Hòa, Yên Lập.
d) Khu rừng cảnh quan núi Nả huyện Hạ Hòa.
- Vị trí: Từ 21053’đến 21056’ vĩ độ Bắc; 104088’đến 104089’kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp xã Mỹ Lung; phía Đông giáp xã Quân Khê.
- Quy mô: Diện tích 670 ha, nằm trên địa bàn xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa.
đ) Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ.
- Vị trí: Từ 21050’đến 21055’ vĩ độ Bắc; 105020’đến 105021’ kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Tiêu Sơn, Vân Đồn; phía Tây giáp Đại An, Minh Tiến; phía Nam giáp Trạm Thản, Năng Yên; phía Đông giáp Minh Phú.
- Quy mô: Tổng diện tích 715,7 ha, nằm trên 7 xã: Chân Mộng, Minh Phú, Minh Tiến, Tiêu Sơn, Vân Đồn - Đoan Hùng; Đại An, Năng Yên - Thanh Ba.
4. Tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng.
- Vườn quốc gia Xuân Sơn: Kiện toàn cơ cấu tổ chức Vườn quốc gia Xuân Sơn theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, đảm bảo bộ máy phù hợp có đủ năng lực để thực hiện quy hoạch.
- Rừng quốc gia Đền Hùng: Giữ nguyên bộ máy tổ chức theo Quyết định số 1522/2005/QĐ-UBND ngày 09/6/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc quy định chức năng, quyền hạn và bộ máy của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
- Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ: Giữ nguyên bộ máy tổ chức theo Quyết định số 3127/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Khu rừng cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa và Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập: Thành lập Ban quản lý chung của tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; trước mắt giao UBND xã sở tại quản lý, đồng thời đề xuất với UBND tỉnh cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.
5. Các chương trình bảo tồn và phát triển.
a) Chương trình bảo vệ, bảo tồn:
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, trong đó quan tâm đặc biệt đến các loài quý hiếm, loài đặc hữu; ngăn chặn các hoạt động xâm phạm trái phép vào rừng như đặt bẫy, săn bắt thú rừng, chăn thả gia súc, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản,…
- Giao khoán bảo vệ và bảo tồn: Bình quân 15.182,6 ha/năm;
- Bảo tồn 1.283 loài thực vật, trong đó có 71 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bảo tồn 371 loài động vật, trong đó có 52 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
b) Chương trình phục hồi các hệ sinh thái:
- Trồng rừng mới trên các diện tích đất trống với diện tích 596,5 ha, trồng cây phân tán 10 ha.
- Trồng rừng thay thế: Trồng rừng cây bản địa thay thế diện tích rừng trồng cây nguyên liệu (keo, bạch đàn) ở Rừng quốc gia Đền Hùng 27,9 ha; rừng cảnh quan Núi Nả Hạ Hòa 87,8 ha; rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập 83 ha.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: Gồm toàn bộ diện tích phục hồi sau nương rẫy, đất trống có khả năng tái sinh phục hồi thành rừng (ở trạng Ic); diện tích 1.141 ha/năm; giao khoán cho các hộ gia đình trong và ngoài khu rừng đặc dụng nhận khoanh nuôi.
c) Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:
- Tập trung công tác bảo tồn, phục hồi tài nguyên rừng; hoàn thiện công tác điều tra nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển các loài động, thực vật bản địa quý hiếm.
- Điều tra đánh giá đa dạng các loài thực vật thân gỗ và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng, và các hệ sinh thái đặc thù. Điều tra đánh giá đa dạng các loài động vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn.
- Xây dựng vườn thực vật (Vườn Quốc gia Xuân Sơn 200 ha; Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ 56,5 ha). Xây dựng hệ thống ô định vị nghiên cứu diễn thế rừng (57 ô). Xây dựng vườn ươm: Vườn Quốc gia Xuân Sơn 0,5 ha; Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ 1,1 ha; Rừng quốc gia Đền Hùng 7,2 ha.
- Nghiên cứu chọn tạo giống, nhân giống, khảo nghiệm giống...
d) Chương trình phòng cháy, chữa cháy: Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức các đợt tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng theo định kỳ; xây dựng các mô hình bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; đào tạo cán bộ quản lý chương trình phòng cháy chữa cháy rừng.
đ) Chương trình phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái:
- Phát triển các trung tâm du lịch: Không gian du lịch được tổ chức thành 5 trung tâm du lịch gồm: Trung tâm thành phố Việt Trì, Trung tâm Vườn quốc gia Xuân Sơn, Trung tâm Thanh Thuỷ, Trung tâm Hạ Hoà, Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông.
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì - Đền Hùng - Khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng Tam Nông - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Yên Lập (Chiến khu Minh Hòa).
+ Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch tả ngạn sông Hồng: Việt Trì - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ - Thanh Ba - Hạ Hòa (Ao giời suối tiên) - Đoan Hùng.
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Phú Thọ - các tỉnh Tây Bắc; Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai; Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Tuyến du lịch quốc tế: Tuyến đường Quốc lộ 2: Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang - Vân Nam (Trung Quốc) và ngược lại; Tuyến Quốc lộ 70: Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai và ngược lại; Tuyến đường sắt: Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và ngược lại.
e) Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động bảo tồn và phát triển rừng bao gồm: Nhà làm việc cho cán bộ quản lý bảo tồn và phát triển rừng, các trạm bảo vệ rừng kết hợp với điểm dừng chân của khách du lịch sinh thái …
- Xây dựng hệ thống đường giao thông, đường tuần tra canh gác kết hợp du lịch sinh thái và các công trình phụ trợ khác…
- Xây dựng trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ hành chính, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã..; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch mạo hiểm,…
- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng…
- Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ phòng chống cháy rừng, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học và các trang thiết bị cho tuyên truyền giáo dục cộng đồng...
f) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm:
- Trước mắt ưu tiên hỗ trợ một số hạng mục xây dựng trong Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ các hộ gia đình sống trong và ngoài rừng đặc dụng thay đổi hệ thống canh tác, hướng họ sang những hoạt động sản xuất khác; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Thực hiện chính sách đầu tư phát triển vùng đệm theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Danh mục các dự án ưu tiên.
a) Dự án bảo vệ và phát triển rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn.
b) Dự án nghiên cứu khoa học Vườn quốc gia Xuân Sơn.
c) Dự xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Xuân Sơn.
d) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và nghiên cứu khoa học khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập.
đ) Dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch sinh thái tỉnh Phú Thọ.
e) Dự án đầu tư phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn.
IV- KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.
1. Kinh phí thực hiện: 3.855,8 tỷ đồng. Trong đó phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 2013 - 2015 là 227,9 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 3.627,9 tỷ đồng.
2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước 332,1 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 3.508 tỷ đồng; vốn hợp tác quốc tế 25,7 tỷ đồng.
1. Tổ chức quản lý: Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức quản lý của Vườn quốc gia Xuân Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ để đảm bảo bộ máy phù hợp, đủ năng lực để thực hiện quy hoạch; thành lập Ban quản lý chung trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT để quản lý Khu rừng cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa và Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập.
2. Quản lý đất đai và cơ chế chính sách: Tiếp tục xây dựng, cụ thể hóa cơ chế chính sách hiện hành lĩnh vực lâm nghiệp của Trung ương và của tỉnh như chính sách về đất đai, đầu tư và tín dụng, thuế, khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,...
3. Bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cộng đồng dân cư, khách du lịch về giá trị, ý nghĩa, tác dụng to lớn của rừng đặc dụng, nâng cao kiến thức, nhận thức và trách nhiệm cho mọi người dân về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Làm tốt công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; bố trí lực lượng và tổ chức tập huấn kỹ thuật bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
4. Khoa học công nghệ: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất giống của các loài cây quý hiếm và các loài cây bản địa phục vụ nhu cầu trồng rừng; nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, khoanh nuôi tái sinh rừng. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng vườn thực vật thành nơi bảo tồn và nghiên cứu phát triển các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu và có giá trị cao đối với vùng núi phía Bắc Việt Nam.
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật về kiến thức lâm sinh, kiến thức bảo tồn và phát triển rừng; nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về bảo tồn và phát triển bền vững, đặc biệt các loài quý hiếm, đặc hữu.
6. Nâng cao đời sống cho người dân trong rừng đặc dụng và vùng đệm: Hỗ trợ phát triển cộng đồng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng chính phủ (đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng); xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân trong công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng, sử dụng có hiệu quả giá trị tài nguyên và trong hoạt động du lịch cộng đồng. Khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, nuôi ong, mây tre đan nhằm tạo ra các sản phẩm làm dịch vụ du lịch, góp phần tăng thu nhập của người dân địa phương.
7. Liên kết vùng và hợp tác quốc tế: Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan xây dựng và thực hiện chương trình, dự án khoa học và công nghệ. Tổ chức các đợt tham quan học tập trong và ngoài nước cho cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ chuyên môn. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và hợp tác quốc tế.
8. Huy động nguồn lực đầu tư:
- Đầu tư ngân sách nhà nước cho thực hiện bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng công trình hạ tầng phục vụ bảo tồn. Khai thác và thực hiện tốt nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, chương trình đầu tư của các bộ, ngành. Hiện thực hóa các nguồn đầu tư từ các chương trình trọng điểm của Nhà nước.
- Đầu tư từ doanh nghiệp: Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, mời gọi các nhà đầu tư.
- Đầu tư nước ngoài và các nguồn tài chính bổ sung khác: Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững; quảng bá, tiếp thị hình ảnh và tiềm năng lợi thế so sánh đến các nhà đầu tư...
1. Cấp tỉnh:
a) Sở Thông tin và Truyền thông: Công bố công khai quy hoạch trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.
b) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa các kế hoạch, đề án, dự án để thực hiện các nội dung của quy hoạch; xây dựng và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng; giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng và các chương trình bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện quy hoạch, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh: Ban hành Quyết định thành lập khu rừng cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa và khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập; cụ thể hóa các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển rừng đặc dụng trên địa bàn.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch.
d) Sở Tài nguyên Môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện có rừng đặc dụng tiến hành rà soát, xử lý tranh chấp, chồng lấn đất đai trong các khu rừng đặc dụng; hướng dẫn Ban quản lý các khu rừng đặc dụng thực hiện trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng tiến độ quy định.
đ) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lựa chọn, đề xuất xây dựng các đề tài, dự án khoa học công nghệ thực hiện các khu rừng đặc dụng.
e) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các khu rừng đặc dụng theo quy định.
f) Các sở, ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các khu rừng đặc dụng triển khai các nội dung của quy hoạch.
2. Cấp huyện (UBND các huyện có rừng đặc dụng): Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng triển khai các nội dung của quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch theo quy định.
3. Ban quản lý các khu rừng đặc dụng: Công bố công khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch, đề án, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND cấp huyện rà soát, xử lý tranh chấp, chồng lấn đất đai trong các khu rừng đặc dụng; khẩn trương hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu rừng theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; Chủ tịch UBND các huyện: Tân Sơn, Việt Trì, Lâm Thao, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập; Vườn Quốc gia Xuân Sơn; các sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦYBAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng bảo vệ cảnh quan Tân Trào đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 3 Quyết định 6220/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 4 Quyết định 3857/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 5 Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8 Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 9 Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 10 Quyết định 1522/2005/QĐ-UBND về chức năng, quyền hạn và bộ máy của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 11 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3857/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 2 Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 3 Quyết định 6220/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 4 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng bảo vệ cảnh quan Tân Trào đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành