Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/2007/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHẾ ĐỘ KHUYẾN KHÍCH CÁN BỘ Y TẾ TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND ngày 31/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt chế độ khuyến khích cán bộ Y tế giai đoạn 2007 - 2010;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1474/TTr-SYT ngày 28/8/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án khuyến khích cán bộ Y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

ĐỀ ÁN

KHUYẾN KHÍCH CÁN BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC TẠI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 235/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ THỜI GIAN QUA

1. Thống kê tình hình nhân lực y tế: tính đến tháng 10/2006, toàn tỉnh có 1.332 cán bộ, công chức, viên chức; tuyến tỉnh 722 người (54,20%), tuyến huyện 316 người (23,69%), tuyến xã 294 người (22,%); trình độ đại học và trên đại học 316 người (22,3%). Trong đó:

- Đại học và trên đại học Y: 270 chiếm 20,22% (trong đó có: 6 Thạc sĩ, 3 Chuyên khoa II, 48 Chuyên khoa I); 378 Y sĩ; 25 Kỹ thuật viên đại học, 37 Kỹ thuật viên trung học, 4 Kỹ thuật viên sơ học; 4 Y tá đại học, 62 Y tá trung học, 127 Y tá sơ học; 3 Nữ hộ sinh đại học, 66 Nữ hộ sinh trung học, 59 Nữ hộ sinh sơ học;

- Đại học và trên đại học Dược: 16 chiếm 1,2% (trong đó có 13 Dược sĩ và 3 chuyên khoa I), 33 Dược sĩ trung học, 45 Dược tá;

- Cán bộ công nhân viên khác: 205.

Biên chế của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tính đến tháng 12/2006.

STT

ĐƠN VỊ

Biên chế được giao

Biên chế đã sử dụng

Biên chế còn lại

Các chức danh còn thiếu

Đã hợp đồng

Chưa sử dụng

Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ chuyên khoa trên đại học

Dược sĩ đại học

Cử nhân Sinh hoá

Cử nhân đại học

1

Văn phòng Sở Y tế

26

26

0

0

2

3

2

0

0

2

Bệnh viện tỉnh

482

427

18

37

18

18

0

1

0

3

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Sơn

92

59

14

19

6

5

1

5

2

4

Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng

36

24

9

3

2

1

0

0

0

5

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

40

0

0

40

5

10

0

5

15

6

Trung tâm Y tế dự phòng

37

36

1

0

4

1

0

0

0

7

Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ

10

8

0

2

2

0

0

0

0

8

Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm

13

9

2

2

0

0

0

0

0

9

Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng

18

17

0

1

2

0

0

0

0

10

Trung tâm chuyên khoa Mắt

21

17

2

2

0

3

1

1

2

11

Phòng Giám định Y khoa - Pháp y

12

9

0

3

0

2

0

0

0

12

Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

23

19

1

3

0

1

0

0

0

13

Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ Y tế

8

6

1

1

0

9

2

0

0

14

Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội

24

19

0

5

2

3

0

0

2

15

Trung tâm Y tế thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

151

132

11

8

8

0

0

0

0

16

Trung tâm Y tế Ninh Hải

120

99

11

10

9

1

0

0

0

17

Trung tâm Y tế Ninh Phước

189

167

11

11

6

0

1

0

0

18

Trung tâm Y tế Ninh Sơn

88

69

9

10

6

0

0

0

0

19

Trung tâm Y tế huyện Bác Ái

74

51

11

12

12

0

0

0

0

20

Trung tâm Y tế Thuận Bắc

39

21

16

2

6

0

0

0

0

 

CỘNG

1503

1215

117

171

90

57

7

12

21

2. Nhận xét đánh giá thực trạng nhân lực y tế.

- Cán bộ Y tế các tuyến còn thiếu, bình quân 22,6 cán bộ Y tế/10.000 dân (bình quân chung cả nước: 25/10.000 dân);

- Bác sĩ/10.000 dân của Ninh Thuận: 4,8 (toàn quốc hiện tại: 5,88, chỉ tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 là >7, của tỉnh 6);

- Dược sĩ đại học/10.000 dân của Ninh Thuận: 0,3 (toàn quốc: 0,77);

- Cơ cấu điều dưỡng/bác sĩ: Ninh Thuận: 1,5/1 (quy định WHO 4/1, tối thiểu 2,5/1 Nghị quyết của Chính phủ: 3,5/1 vào năm 2010).

Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ngành Y tế đang thiếu cán bộ y tế về số lượng nói chung, đặc biệt rất thiếu bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa trên đại học:

- Tuyến xã, phường không những thiếu bác sĩ mà còn thiếu cả các chức danh chuyên môn khác như Y sĩ đa khoa, Y sĩ y học cổ truyền, Nữ hộ sinh trung cấp, Dược sĩ trung cấp;

- Tuyến huyện, thành phố thiếu trầm trọng Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa;

- Tuyến tỉnh, cả hệ phòng bệnh và khám chữa bệnh đều thiếu bác sĩ, và các chức danh chuyên môn sau đại học các chuyên khoa.

Phần II

NHU CẦU CÁN BỘ Y TẾ ĐẾN NĂM 2010

1. Định hướng phát triển về tổ chức bộ máy ngành Y tế đến 2010:

- Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chuyển viện và sai sót trong kỹ thuật, Bệnh viện tỉnh đang được đầu tư xây mới với quy mô 500 giường bệnh, được lắp đặt trang thiết bị y tế hiện đại, là trung tâm khoa học y tế hàng đầu của tỉnh;

- Các bệnh viện chuyên khoa từng bước hình thành, năm 2007 đưa Bệnh viện Lao và Bệnh phổi vào hoạt động; thành lập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS; năm 2008 thành lập Trường trung cấp Y tế. Bệnh viện Y học cổ truyền đã được tỉnh phê duyệt sẽ được thành lập vào năm 2009 với quy mô 150 giường;

- Các bệnh viện huyện từng bước được nâng cấp mở rộng: Bệnh viện Ninh Phước từ quy mô 50 lên 100 giường bệnh (tương lai sẽ trở thành bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam của tỉnh); Phòng khám đa khoa khu vực Phước Đại đã được xây dựng thành Bệnh viện huyện Bác Ái; Bệnh viện huyện Thuận Bắc và Ninh Hải đã được tỉnh phê duyệt dự án xây dựng mới trong năm 2007, 2008; Phòng khám đa khoa khu vực Tháp Chàm đã được xây dựng mới;

- Đến năm 2008 sẽ thành lập tại mỗi huyện, thành phố một Trung tâm Y tế dự phòng theo tinh thần Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế.

2. Nhu cầu nhân lực y tế của các đơn vị trong ngành Y tế đến 2010:

Nhu cầu nhân lực y tế theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020:

STT

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

Nhu cầu nhân lực đến 2010

(dân số ước 630.000 người, 7 huyện thành phố;+ 70 trạm y tế, 400 thôn)

Nhu cầu

Hiện có

Còn thiếu

1

Bệnh viện tỉnh hạng II

(500 giường)

1,3 cán bộ Y tế /giường

650

450

200

2

Bệnh viện khu vực tỉnh hạng III

(100 giường)

1,2 cán bộ Y tế /giường

120

70

50

3

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

(50 giường)

1,2 cán bộ Y tế /giường

60

20

40

4

Bệnh viện Điều dưỡng -

Phục hồi chức năng (60 giường)

1,2 cán bộ Y tế /giường

72

32

40

5

Bệnh viện Y học cổ truyền

(150 giường)

1,2 cán bộ Y tế /giường

180

0

180

6

Các Trung tâm chuyên khoa

(100 giường)

1,0 cán bộ Y tế /giường

100

50

50

7

Các bệnh viện tuyến huyện

(250 giường)

1,0 cán bộ Y tế /giường

250

150

100

8

Các Phòng khám khu vực

huyện, thành phố (150 giường)

0,8 cán bộ Y tế /giường

120

50

70

9

Trạm Y tế xã, phường

1 cán bộ

/1.000 - 1.200 dân

630

290

340

10

Trường Trung cấp Y tế

theo nhu cầu

30

08

22

11

Các đơn vị phòng bệnh

theo nhu cầu

119

79

40

* Nhu cầu cán bộ Y tế còn thiếu đến 2010 cho các cơ sở y tế công lập: 1.132

* Các chức danh chuyên môn còn thiếu cần khuyến khích:

Bác sĩ chuyên khoa trên đại học

7/10.000 dân

135

57

78

Bác sĩ Đa khoa, Chuyên khoa

306

213

93

Dược sĩ đại học

 

52

0,3 (13)

39

3. Cụ thể nhu cầu các học vị chuyên môn cần khuyến khích:

STT

Các loại cán bộ Y tế

Hiện có 2006

Nhu cầu 2010

Cần khuyến khích

Ghi chú

1

Giáo sư, Phó Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa II

3

10

7

hiện có 3 Bác sĩ chuyên khoa II

2

Thạc sĩ Y khoa

06

15

9

 

3

Bác sĩ chuyên khoa I

48

110

62

 

4

Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa

213

306

93

 

5

Dược sĩ Đại học

13

52

7

32 cử đi đào tạo

 

Cộng

283

493

178

 

Phần III

CHẾ ĐỘ KHUYẾN KHÍCH CÁN BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC TẠI NINH THUẬN

1. Quy định chung:

a) Khuyến khích cán bộ Y tế trong và ngoài tỉnh về công tác trong ngành Y tế Ninh Thuận;

b) Không thực hiện chế độ khuyến khích đối với cán bộ y tế có hộ khẩu ngoài tỉnh hiện đang công tác trong ngành Y tế Ninh Thuận.

2. Điều kiện để thực hiện chế độ khuyến khích:

a) Cán bộ được hưởng chế độ khuyến khích phải cam kết công tác tại Ninh Thuận ít nhất 5 năm. Riêng đối với sinh viên mới tốt nghiệp phải công tác ít nhất 6 năm và thực hiện theo sự phân công của ngành Y tế (không tính thời gian được đào tạo bồi dưỡng trong quá trình công tác);

b) Trường hợp đặc biệt do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn dẫn đến mất sức lao động mà không thể tiếp tục công tác thì không phải hoàn lại chế độ khuyến khích đã nhận;

Trường hợp vì lý do khách quan (tùy theo từng trường hợp cụ thể) mà không thể thực hiện đủ thời gian đã cam kết trong hợp đồng, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh thì phải hoàn lại số tiền khuyến khích tương ứng với thời gian còn lại chưa thực hiện hết nhiệm vụ.

Trong thời gian làm nhiệm vụ, cán bộ Y tế vi phạm kỷ luật bị buộc chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc tự ý thôi việc thì phải hoàn trả toàn bộ chế độ khuyến khích và bồi thường chi phí đào tạo (nếu có).

3. Chế độ khuyến khích cán bộ y tế công tác tại Ninh Thuận:

a) Cán bộ Y tế có một trong những học hàm, học vị sau: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II sẽ được trợ cấp ban đầu 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) và được ưu tiên giao đất làm nhà ở có thu tiền (nếu có nhu cầu);

b) Cán bộ y tế có trình độ Thạc sĩ, Chuyên khoa I sẽ được trợ cấp ban đầu 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) và được ưu tiên giao đất làm nhà ở có thu tiền (nếu có nhu cầu);

c) Bác sĩ, Dược sĩ đại học, Cử nhân điều dưỡng, Kỹ thuật viên cao cấp hệ chính quy được trợ cấp ban đầu 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) và được ưu tiên giao đất làm nhà ở có thu tiền (nếu có nhu cầu).

Thời gian thực hiện chế độ khuyến khích kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010.

4. Tổ chức thực hiện:

- Căn cứ nội dung đề án được phê duyệt, hằng năm Sở Y tế xác định số lượng cán bộ Y tế cần khuyến khích phù hợp với yêu cầu thực tế công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ khuyến khích cán bộ Y tế được bố trí trong dự toán hằng năm từ ngân sách địa phương;

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ này.