THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2351/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ÓC EO - BA THÊ, THỊ TRẤN ÓC EO, HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính, phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 245/TTr-BVHTTDL ngày 17 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch
Tổng diện tích lập quy hoạch là 433,2 ha được xác định theo Hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm 2 khu:
- Khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A), diện tích 143,9 ha, gồm: Khu vực bảo vệ I: 50,4 ha; khu vực bảo vệ II: 93,5 ha; ranh giới được xác định như sau: Phía Đông và Đông Nam giáp đường kênh vành đai núi Ba Thê; phía Tây và Tây Nam giáp khu dân cư và núi Ba Thê; phía Bắc giáp khu dân cư.
- Khu vực cánh đồng Óc Eo (khu B), diện tích 289,3ha, gồm: Khu vực bảo vệ I: 151,2 ha; khu vực bảo vệ II: 138,1 ha; ranh giới được xác định như sau: Phía Đông Nam giáp đất lúa; phía Tây Nam giáp đường kênh ranh giới giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang; phía Tây Bắc giáp đất lúa, đất ruộng và phía Đông Bắc giáp đường kênh Thổ Mô.
2. Đối tượng nghiên cứu, lập quy hoạch
- Các điểm di tích thuộc Di tích - quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, các di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ khác về văn hóa Óc Eo ở tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực cảnh quan có liên quan.
- Các giá trị văn hóa phi vật thể: Lễ hội, nghệ thuật, văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề.
- Các yếu tố liên quan khác về kinh tế - xã hội, dân cư, môi trường, các thể chế và chính sách có liên quan khác.
- Công tác quản lý, bảo tồn và đầu tư xây dựng tại các di tích.
3. Mục tiêu lập quy hoạch
- Bảo tồn, tu bổ nhằm gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.
- Làm cơ sở pháp lý trong việc quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa cho người dân trong vùng.
- Phát triển khu di tích trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh An Giang, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
4. Tính chất khu vực nghiên cứu lập quy hoạch
- Là di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt; địa điểm có giá trị lớn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Điểm du lịch văn hóa quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
5. Nội dung, nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Khảo sát, đánh giá đặc điểm, giá trị và vai trò của di tích trong mối quan hệ vùng; tình trạng kỹ thuật, quản lý, sử dụng và phát huy giá trị di tích.
- Đánh giá môi trường tự nhiên và xã hội; các yếu tố kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng về cơ sở kỹ thuật của khu vực quy hoạch, bao gồm: Khảo sát, đo vẽ và đánh giá hiện trạng quy hoạch, kiến trúc, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực quy hoạch; đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dân số, lao động và thực trạng hoạt động du lịch; thực trạng quản lý bảo tồn di tích và đầu tư xây dựng trong khu vực di tích.
- Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích, bao gồm: xác định các đặc trưng của di tích về vị trí, niên đại, cấu trúc của di tích, ngôn ngữ kiến trúc, nghệ thuật...; các giá trị tiêu biểu của di tích về lịch sử, văn hóa, giá trị, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật và các giá trị khác.
b) Xác định quan điểm, mục tiêu (dài hạn và ngắn hạn) của quy hoạch
c) Định hướng quy hoạch không gian bảo tồn, tôn tạo khu di tích
- Xác định ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích, xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới.
- Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Xác định nguyên tắc chung đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững.
- Định hướng tổ chức không gian, công trình kiến trúc xây dựng mới, độ cao, mật độ, xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng.
d) Định hướng cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch: Hạ tầng giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, thu gom xử lý nước thải.
đ) Dự báo tác động môi trường, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch.
e) Xác định các nhóm dự án thành phần, bao gồm: Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ di tích; nhóm dự án nghiên cứu di tích; nhóm dự án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và nhóm dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xác định các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
g) Đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình quản lý quy hoạch, giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Hồ sơ sản phẩm
Hồ sơ sản phẩm bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Tổ chức thực hiện
- Cấp phê duyệt quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì thẩm định và trình duyệt quy hoạch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan quản lý lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
- Cơ quan chủ đầu tư: Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.
- Thời gian lập quy hoạch: Không quá 18 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức lập và trình duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang theo quy định; bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí liên quan đến công tác lập quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 181/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Côn Sơn thuộc quần thể Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 817/VPCP-KGVX năm 2017 về chủ trương lập Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 6310/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm thị trấn Đại Nghĩa, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở và dịch vụ công nhân phục vụ khu công nghiệp Gián Khẩu do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu Cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 6 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7 Luật Xây dựng 2014
- 8 Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 9 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 10 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Quyết định 6310/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm thị trấn Đại Nghĩa, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu Cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở và dịch vụ công nhân phục vụ khu công nghiệp Gián Khẩu do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4 Công văn 817/VPCP-KGVX năm 2017 về chủ trương lập Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 181/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Côn Sơn thuộc quần thể Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành