Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2368/2005/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU S CỦA VIỆT NAM CHO HÀNG HÓA ĐỂ HƯỞNG CÁC ƯU ĐÃI THUẾ QUAN THEO HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Bản thỏa thuận ký ngày 28 tháng 7 năm 2005 giữa Bộ Thương mại CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại CHDCND Lào về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4672/VPCP-QHQT ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Thỏa thuận với Bộ Thương mại Lào về các mặt hàng Việt, Lào được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu và Vụ trưởng Vụ Châu Á- Thái Bình Dương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ sung mục (d) Quy tắc 4 “Các sản phẩm không thuần túy” của Phụ lục 1 Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ban hành kèm theo Quyết định số 0865/2004/QĐ-BTM ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại như sau:

(d) Trong phạm vi của quy tắc 2 (b), các mặt hàng và số lượng cụ thể thuộc Phụ lục 3 “Danh mục và định lượng hàng hóa Lào được tạm thời điều chỉnh tỷ trọng hàng hóa có xuất xứ CHDCND Lào theo Quy tắc 4 của Phụ lục số 1 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 0865/2004/QĐ-BTM ngày 18/6/2004 của Bộ Thương mại Việt Nam. Thời hạn hiệu lực đến 31/12/2010” kèm theo Bản thỏa thuận ký ngày 28 tháng 7 năm 2005 giữa Bộ Thương mại CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại CHDCND Lào về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào (đính kèm) sẽ được xem là có xuất xứ từ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nếu:

(i) Không dưới 30% của hàm lượng sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ một Bên nào; hoặc

(ii) Nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của một bên không vượt quá 70% giá trị của sản phẩm tính theo giá FOB được sản xuất hoặc có được với điều kiện là quy trình cuối cùng trong quá trình sản xuất được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của Bên đó.

(iii) Trong phạm vi của Hiệp định này, các tiêu chuẩn xuất xứ được nêu trong Quy tắc 4 (d) (ii) sẽ được đề cập đến như là “hàm lượng Việt-Lào”. Công thức 30% hàm lượng Việt-Lào sẽ được tính toán như sau:

Giá trị của các nguyên vật liệu không thuộc Việt-Lào

+

Giá trị của các linh kiện có xuất xứ không xác định được

* 100%=<70%

Giá FOB

Do đó, hàm lượng Việt-Lào = 100% - các nguyên vật liệu không thuộc Việt Nam và Lào = ít nhất 30%.

Điều 2. Sửa đổi Điều 1 “Hướng dẫn kê khai chứng nhận mẫu S”, Phụ lục 3 “Hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S để hưởng ưu đãi theo Hiệp định Việt-Lào” như sau:

- Ô số 4: Ghi thuế suất thuế nhập khẩu của nước nhập khẩu (Lào) vào ô số 4 của Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S theo mẫu sau:

“Tariff rate: ….%”

Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hàng hải tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Ông Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thương mại, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Ủy ban QGHTKTQT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TƯ của các Đoàn thể;
- Các Sở Thương mại;
- Các phòng quản lý XNK khu vực;
- Công ty giám định hàng hóa XNK
- Các Ban quản lý KCX-KCN
- Công báo;
- Vụ PC, CSTMĐB, CATBD, TMĐT (lên Website)
- Lưu: VT, XNK (2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 



Phan Thế Ruệ