Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2397/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG), CÔNG NHẬN BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐÔNG Y TỈNH NGHỆ AN NHIỆM KỲ 2015-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định t chức, hoạt động và quản lý Hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều ca Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Hội Đông y tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 10/HĐY ngày 13/4/2016 và Sở Nội vụ tại Tờ trình số 40/TTr-SNV ngày 19/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y tỉnh Nghệ An đã được Đại hội khóa XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 thông qua ngày 29/9/2015 (có Điều lệ kèm theo).

Điều 2. Công nhận ban chấp hành Hội Đông y tỉnh Nghệ An, đã được Đại hội Hội Đông y tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2015-2020 thông qua gồm 32 người (có danh sách kèm theo).

Điều 3. Ban chấp hành Hội Đông y tỉnh Nghệ An có trách nhiệm lãnh đạo Hội Đông y tỉnh Nghệ An hoạt động theo Điều lệ Hội; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội và các quy định của Pháp luật.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Hội Đông y tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
-
Bộ Nội vụ; (để b/c)
-
Chủ tịch UBND Tnh;
-
Ban Dân vận Tnh ủy;
-
Sở Nội vụ (2b);
-
Công an tỉnh Nghệ An (PA 83);
-
Lưu: VT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

ĐIỀU LỆ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỘI ĐÔNG Y TỈNH NGHỆ AN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định s2397 ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND tnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên Hội: Hội Đông y tỉnh Nghệ An

- Biểu tượng:

Hội Đông y tỉnh Nghệ An

Có biểu tượng của Hội Đông y Việt Nam - ở dưới có dòng chữ Hội Đông y tnh Nghệ An.

Ngày truyền thống của hội: Ngày 22/5.

Điều 2. Tôn chỉ mục đích:

1. Hội Đông y Nghệ An là một bộ phận của Hội Đông y Việt Nam, là một t chức xã hội nghề nghiệp có tính chất đặc thù của công dân Việt Nam, hành nghề Đông y, Đông dược hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y, thừa kế, phát huy phát triển bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thuộc lĩnh vực Đông y và có vai trò nòng cốt trong phát triển nền Đông y Việt Nam.

2. Mục đích của Hội tập hợp, đoàn kết những người làm nghề Đông y, đông dược trong tỉnh. Tự nguyện đem hết khả năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn ca mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hội phối hp với Ngành Y tế để thừa kế, phát triển nền Đông y tỉnh nhà. Kết hợp Đông y với Tây y, từng bước hiện đại hóa nền Đông dược Việt Nam. Xây dựng nền Đông y của tỉnh nhà thành một ngành khoa học mang bản sc văn hóa của dân tộc. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng nền y học Việt Nam dân tộc khoa học, đại chúng, thiết thực phục vụ sức khe nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bng dân ch văn minh.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trụ sở của Hội đặt tại: Số 28, Đường Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An.

Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

1. Hội Đông y Nghệ An hoạt động trong phạm vi tỉnh Nghệ An, trong lĩnh vực Đông y. Hội Đông y tỉnh Nghệ An là một bộ phận của Hội Đông y Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An. Là hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Nghệ An. Dưới sự lãnh đạo ca Đảng và sự quản lý Nhà nước của tnh.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tự nguyện, tự quản.

2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.

6. Hoạt động trên cơ sở thảo luận dân ch, lãnh đạo tập th, cá nhân phụ trách và biểu quyết theo đa số.

Chương II

NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 6. Nhiệm vụ

1. Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề Đông y, Đông dược. Động viên đoàn kết mọi người đóng góp tài năng, kinh nghiệm vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

2. Xây dựng tổ chức hội trên các mặt: Truyền bá y thuật của nền Đông y Việt Nam. Dịch thuật, biên soạn tài liệu, sách báo Đông y, Đông dược xuất bản để hướng dẫn lý luận và kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên.

3. Tổ chức khám bệnh, điều trị bng Đông y, bng các bài thuốc gia truyền để nâng cao trình độ lâm sàng cho hội viên đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm nhiệm một phần công việc nhà nước giao trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Đảm bảo yêu cầu xây dựng hội về nghề nghiệp trước mắt và lâu dài.

4. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, Hội phối hp cùng ngành Y tế đào tạo đội ngũ thầy thuốc Đông y ngày càng đông đảo về số lượng, đm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh bằng Đông y tại cộng đồng.

5. Vận động người có bài thuốc gia truyền cống hiến cho nhà nước, hoặc cho hội, hoặc truyền thụ cho con cháu với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị bài thuc đó tránh thất truyền. Phát triển nền Đông y, Đông dược của tỉnh nhà.

6. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho hội viên nhằm nâng cao trình độ phục vụ tt sức khoẻ của nhân dân.

7. Hội lấy 9 điều y huấn cách ngôn của Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông làm đạo đức hành nghề của hội viên.

8. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

9. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy chế của Hội. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.

10. Qun lý và s dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy chế của Hội.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyn yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền hạn

1. Hội tạo điều kiện cho hội viên hành ngh, truyền nghề Đông y, Đông dược theo điều lệ của hội và luật pháp hiện hành của nhà nước. Chống việc lợi dụng Đông y để hành nghề mê tín dị đoan và làm những việc trái với nghề Đông y.

2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên.

3. T chức hướng dẫn hoạt động đông y đông dược của hội viên trong phạm vi tỉnh Nghệ An.

4. T chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho hội viên.

5. Tổ chức khám chữa bệnh điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc phục vụ sức khỏe nhân dân tại cộng đồng.

6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ ca Hội.

7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

8. Được gây quHội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động của Hội.

9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

10. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.

11. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyn đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chc đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điu kiện theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Tiêu chuẩn hội viên

Hội viên hội Đông y gồm Lương y, Lương dược, người làm thuốc gia truyền, thuc dân tộc, các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Y sĩ, Dược sĩ, kỹ thuật viên y học cổ truyền. Những người đi sâu nghiên cứu Đông y, Đông dược trong tỉnh Nghệ An có lương tâm nghề nghiệp, tán thành điều lệ hội tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội thì đ­ược kết nạp vào hội. Có hội viên chính thc, hội viên danh dự và hội viên tán trợ.

Điều 9. Quyền hội viên

1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, tham gia các hoạt động do Hội tổ chức, được giúp đỡ, tạo điều kiện theo khả năng của Hội trong công tác liên quan tới nhiệm vụ, quyn hạn của Hội.

3. Được thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội; được kiến nghị đề xuất ý kiến với Hội, cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

4. Được dự Đại hội (nếu là đại biểu), ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban kiểm tra Hội theo quy định của Hội.

5. Được giới thiệu hội viên mới.

6. Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội.

7. Được cấp thẻ hội viên.

8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

9. Hội viên tán trợ, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.

Điều 10. Nhiệm vụ của hội viên

1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.

2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.

3. Bảo vệ uy tín của Hội; không nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bng văn bản.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.

5. Tham gia sinh hoạt và đóng hội phí đầy đủ đúng kỳ hạn theo quy chế của Hội.

Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Hội

1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Khon 2 Điều 8 Điu lệ này, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, kết nạp hội viên của Hội.

2. Hội viên của Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tham gia Hội, làm đơn ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, chấp thuận.

3. Hội viên sẽ bị xóa tên và thu thẻ hội viên khi vi phạm pháp luật nhà nước và Điu lệ hội.

Chương IV

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 12. Cơ cấu tổ chức

1. Đại hội đại biểu.

2. Ban chấp hành Hội.

3. Ban Thường vụ Hội.

4. Ban kiểm tra Hội.

5. Ban chuyên môn: Trung tâm thừa kế ứng dụng, Phòng chẩn trị.

6. Văn phòng

Điều 13. Đại hội đại biểu

1. Cơ quan lãnh đạo cao nht của Hội là Đại hội đại biểu (sau đây gọi tắt là Đại hội). Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần do Ban chấp hành triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị, Thành phần, số lượng Đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo các hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ và quyết định phương hưng, nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ mới;

b) Thông qua báo cáo thu, chi tài chính nhiệm kỳ trước và kế hoạch thu, chi tài chính nhiệm kỳ mới;

c) Thảo luận và quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ; chia; tách; sáp nhập; hợp nht và đổi tên Hội (nếu có);

d) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;

e) Thông qua nghị quyết, chương trình hoạt động; thảo luận và quyết đnh các vấn đề liên quan khác.

3. Nguyên tắc biểu quyết của Đại Hội;

a) Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;

b) Việc biểu quyết thông qua các nghị quyết, quyết định của Đại hội phải được trên ½ (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Điều 14 Ban chấp hành Hội

1. Ban Chấp hành do Đại hội bu ra trong số các hội viên chính thức của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;

b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;

c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội, thông qua kế hoạch và báo cáo tài chính hàng năm của Hội;

d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy ca Hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chp hành, Ban Thường vụ; quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản ca Hội, quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về tiêu chuẩn hội viên, thủ tục, thẩm quyền, kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Hội, khai trừ hội viên; các quy định khác trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;

đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung, thay thế ủy viên Ban Chấp hành. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu b sung không được quá 15% (mười lăm phn trăm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:

a) Ban Chấp hành hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

b) Ban Chấp hành họp 6 (sáu) tháng một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu ca Ban Thường vụ hoặc trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;

c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có ít nhất ⅔ (hai phần ba) số ủy viên Ban Chp hành tham gia. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;

d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cn thiết lấy biểu quyết của Ban chấp hành mà chưa đến thời hạn họp Ban Chấp hành theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì Ban Thường vụ Hội lấy biểu quyết bằng văn bản và quyết định của Ban chấp hành được thông qua khi có trên ½ (một phn hai) ủy viên Ban chấp hành biểu quyết tán thành.

Điều 15. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng vi nhiệm kỳ Ban Chấp hành.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ:

a) Thay mặt Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành;

b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;

c) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban chấp hành; quyết định b nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các t chức, đơn vị thuộc Hội;

d) Quyết định kết nạp hội viên, cho hội viên ra khỏi Hội, khai trừ hội viên;

đ) Xem xét những kiến nghị của hội viên để xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Ban Chấp hành Hội gii quyết hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:

a) Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành.

b) Ban Thường vụ họp định kỳ 03 (ba) tháng/ 01 (một) ln có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;

c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Thường vụ tham gia, Ban Thường vụ có th biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định. Trong trường hợp cần thiết lấy biểu quyết ca Ban Thưng vụ mà chưa đến thời hạn họp Ban Thường vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này thì Chủ tịch Hội lấy biu quyết bằng văn bản và quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên ½ (một phn hai) ủy viên Ban Thường vụ biểu quyết tán thành;

d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.

4. Ban Thường vụ cử ra bộ phận thường trc; gồm: Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, Tổng thư ký để lãnh đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ.

Điều 16. Ban Kiểm tra Hội

1. Ban Kiểm tra gồm Trưởng ban, Phó ban và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. S lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội. Ban Kiểm tra có thể bầu bổ sung ủy viên Ban Kiểm tra nhưng không quá 20% (hai mươi phn trăm) số lượng ủy viên Ban Kiểm tra đã được Đại hội quyết định và bầu các chức danh Trưng ban, Phó Trưng ban khi có s thay đổi trong nhiệm k.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên;

b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công n gửi đến Hội, theo Điều lệ Hội, các quy định của Hội và quy định của pháp luật.

3. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Kiểm tra ban hành phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Điều 17. Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chức thuộc Hội

1. Tùy theo nhu cầu phát triển hoạt động của Hội và trên cơ sở nghị quyết ca Ban Chấp hành về cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội, Ban Thường vụ Hội quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng, các ban chuyên môn để tham mưu, giúp lãnh đạo Hội triển khai thực hiện các hoạt động ca Hội theo quy định của Điều lệ Hội.

2. Khi cần thiết và trên cơ sở nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội quyết định việc thành lập tổ chức thuộc Hội. Hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức thuộc Hội thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chc thuộc Hội được tổ chức, hoạt động theo quy định của Ban Thường vụ phù hợp Điều lệ Hội.

Điều 18. Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Ch tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định phù hợp với Điu lệ Hội và quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;

b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về mọi hoạt động của Hội;

c) Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết đnh của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội và quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thưng vụ;

đ) Thay mặt Ban chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;

e) Khi Ch tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Ch tịch Thường trực.

3. Chủ tịch danh dự: Là người có uy tín và có nhiều đóng góp cho Hội, được Hội mời, suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội.

Điều 19. Phó Chủ tịch Hội

1. Phó Chủ tịch Hội, trong đó có Phó Chủ tịch Thường trực do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn, số lượng Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

2. Phó ch tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền.

3. Phó Chủ tịch Thường trực giúp Chủ tịch Hội điều hành các hoạt động thường xuyên ca Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, Được ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội.

4. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hp với Điều lệ Hội và quy định ca pháp luật.

Điều 20. Tổng thư ký

1. Tổng thư ký Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ, Tiêu chuẩn Tổng thư ký do Ban Chấp hành Hội quy định phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật

2. Tổng thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn

a) Tham gia tổ chức, điều hành theo dõi chỉ đạo mọi hoạt động của các đơn vị, quản lý sổ sách, báo cáo hàng quý, hằng năm và các tài liệu có liên quan;

b) Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội;

c) Định kỳ xây dựng và tập hợp các báo cáo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các hoạt động ca Hội;

d) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và trước pháp luật về hoạt động của văn phòng Hội.

Chương V

CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ HỘI

Điều 21. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội

Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về Hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VI

TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 22. Tài chính, tài sản của Hội

1. Nguồn tài sản, tài chính của hội.

Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng năm

- Hội phí của hội viên

- Thu từ hoạt động xây dựng quỹ hội.

- Sự ủng hộ của hội viên, các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ.

- Các chương trình, công trình khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề cho hội viên và con em hội viên.

Tài sản do cơ quan nhà nước hỗ trợ, tài sản tự có của hội. Toàn bộ tài sản được thể hiện đầy đủ trong sổ sách kế toán của hội. Văn phòng hội có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng tài sản đúng mục đích hiệu quả.

2. Nguồn tài chính của hội sử dụng cho các nguồn chi:

- Chi cho các hoạt động của hội

- Chi trả lương cho cán bộ nhân viên chuyên trách

- Chi về nhà cửa, điện nước, mua sm phương tiện làm việc

- Chi nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển hội

- Chi khen thưng và các khoản chi khác...

Điều 23. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội

1. Tài chính, tài sn của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội, việc quản lý, sử dụng thực hiện theo các quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định ca Hội. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải, tự cân đối tài chính.

2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải th được gii quyết theo quy định của pháp luật.

3. Ban Chấp hành Hội ban hành quy chế quản lý, s dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.

Chương VII

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 24. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, phát triển Hội được Hội xét khen thưởng hoc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của luật thi đua khen thưởng và quy chế của Hội.

2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội.

Điều 25. Kỷ luật

1. Tổ chức, cá nhân hội viên của Hội vi phạm những quy định sau đây thì tùy theo mức độ vi phạm s bị x lý với các hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, khai trừ khi Hội:

a) Hội viên bị khiển trách, cảnh cáo khi vi phạm Điều lệ Hội; làm tn hại đến uy tín và lợi ích của Hội; trường hợp gây thiệt hại về vật chất, tài chính thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội khi vi phạm pháp luật đến mức bị khởi t hoặc không chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội, không tham gia sinh hoạt Hội trong 3 kỳ được triệu tập liên tiếp, không đóng hội phí trong một năm mà không có lý do chính đáng.

c) Hội viên tổ chức: Bị giải thể theo quy định của pháp luật.

2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội đại biểu Hội Đông y tỉnh Nghệ An mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết thông qua.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Hội Đông y Tnh Nghệ An gồm 08 Chương, 27 Điều đã được Đại hội Hội Đông y Tỉnh Nghệ An thông qua ngày 29/9/2015 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An.

2. Ban Chấp hành Hội Đông y Tỉnh Nghệ An có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

 

DANH SÁCH

BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐÔNG Y TỈNH NGHỆ AN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s         QĐ/UBND ngày     tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND tnh Nghệ An)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Đơn vị công tác

Chức vHội

1

Hoàng Văn Hảo

1957

Ds CKI

Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An

Chủ tch

2

Trần Khánh Hoành

1944

Bác sỹ

Hội Đông y tnh Nghệ An

Phó Chủ tịch thường trực

3

Phan Đình Hợi

1961

Lương y

Hội Đông y tỉnh Nghệ An

Phó Chủ tch

4

Nguyễn Văn Hải

1959

Bs CKII

Giám đốc bnh viện YHCT tnh

Phó Chủ tịch, kiêm trưng Ban Kiểm tra

5

i Thanh Hải

1982

Bác sỹ

Hội Đông y tỉnh Nghệ An

Tổng thư ký

6

Nguyễn Trường Tộ

1943

Bác sỹ

Hưu trí

y viên Ban Chấp Hành

7

Nguyễn Thị Cẩm Thch

1979

Kế toán

Hội Đông y tỉnh Nghệ An

Ủy viên Ban Chấp Hành

8

Nguyễn Ngọc Hùng

1974

Thạc sỹ

Trưởng khoa Đông y - Đại học y khoa Vinh

Ủy viên Ban Chấp Hành

9

Nguyễn Thanh Ngọc

1974

Bác sỹ

Phó phòng nghiệp vụ y - S Y tế Nghệ An

y viên Ban Thường vụ

10

Nguyễn Văn Hanh

1960

Bs CKII

Trưởng khoa ngoại - Bệnh viện YHCT tnh Nghệ An

Ủy viên Ban Chấp Hành

11

Trần Nam Thắng

1975

Bác sỹ

Trưng phòng quân y - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh

y viên Ban Thường vụ

12

Trần Trung Linh

1965

Lương y

Hội Đông y Tp Vinh

Ủy viên Ban Chấp Hành

13

Lưu Khắc Bài

1966

Bs CKI

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Hưng Nguyên

Ủy viên Ban Chấp Hành

14

Phạm Thị Hải

1971

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Nam Đàn

Ủy viên Ban Chấp Hành

15

Nguyễn Viết Kiên

1955

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Thanh Chương

Ủy viên Ban Chấp Hành

16

Vương Quang Trung

1957

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Nghi Lộc

Ủy viên Ban Thường vụ

17

Phan Văn Thế

1958

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND thị xã Cửa Lò

Ủy viên Ban Chấp Hành

18

Trương Đức Năm

1960

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Diễn Châu

Ủy viên Ban Chấp Hành

19

Ngô Minh Vận

1953

Lương y

Hội Đông y huyện Quỳnh Lưu

Ủy viên Ban Chấp Hành

20

Nguyễn Văn Đính

1948

Ly thừa kế

Hội Đông y huyện Yên Thành

Ủy viên Ban Chấp Hành

21

Nguyễn Tất Hồng

1961

Bs CKI

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Đô Lương

Ủy viên Ban Chấp Hành

22

Võ Trọng Dũng

1974

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Anh Sơn

Ủy viên Ban Chấp Hành

23

Lữ Thị Sinh

1955

Lương y

Hội Đông y huyện Con Cuông

Ủy viên Ban Chấp Hành

24

Trần Văn Vinh

1958

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Tương Dương

Ủy viên Ban Thường vụ

25

Lô Thanh Viêng

1973

Y sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Kỳ Sơn

Ủy viên Ban Chấp Hành

26

Văn Thị Hồng Lam

1973

Bs CKI

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Nghĩa Đàn

Ủy viên Ban Chấp Hành

27

Nguyễn Thanh Hiên

1962

Lương y

Hội Đông y Thị xã Thái Hòa

Ủy viên Ban Chấp Hành

28

Hoàng Minh Tân

1961

Bác sỹ

Trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Đa khoa Quỳ Hợp

Ủy viên Ban Thường vụ

29

Lữ Thị Thanh

1972

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Quỳ Châu

Ủy viên Ban Chấp Hành

30

Vũ Anh Tuấn

1965

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Tân Kỳ

Ủy viên Ban Chấp Hành

31

Mong Văn Nga

1968

Bác sỹ

Trưởng phòng y tế - UBND huyện Quế Phong

Ủy viên Ban Chấp Hành

32

Lê Thị Hồng Hạnh

1971

Y sỹ

Trạm y tế xã Hưng Lộc, Vinh

Ủy viên Ban chấp Hành