BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2398/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ HAI VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI NHẬP KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng mức thuế chống bán phá giá theo phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế theo kết quả rà soát lần thứ hai đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THEO KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ HAI
(Kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-BCT ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Theo quy định tại Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp lệnh Chống bán phá giá) và Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Nghị định 90), Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo kết quả rà soát lần thứ hai đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có nguồn gốc xuất xứ từ các nước/vùng lãnh thổ gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan với các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam như sau:
1. Thông tin cơ bản
Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội (sau đây gọi là “hàng hóa nhập khẩu bị điều tra”) nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”), Cộng hòa Indonesia (“Indonesia”), Cộng hòa Malaysia (“Malaysia”) và vùng lãnh thổ Đài Loan (“Đài Loan”).
Ngày 19 tháng 02 năm 2017, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) - Bộ Công Thương (sau đây gọi là Cơ quan điều tra) đăng thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát lần thứ hai của vụ việc trên website của Cơ quan điều tra.
Trong thời hạn tiếp nhận yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra nhận được các Hồ sơ yêu cầu rà soát của các bên như sau:
(1) Yêu cầu loại trừ phạm vi sản phẩm áp thuế chống bán phá giá
- Công ty Cổ phần Thang máy Thiên Nam (Công ty Thiên Nam) và Nhóm 19 doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất cùng đứng tên Hồ sơ đề nghị loại trừ 2 nhóm sản phẩm sau khỏi phạm vi áp thuế CBPG:
i. Thép không gỉ dạng cuộn đã gia công quá mức cán nguội được đánh xước bề mặt và có keo phủ bảo vệ; và
ii. Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội có một trong các đặc điểm sau: được đánh xước bề mặt và phủ keo bề mặt; được đánh bóng gương cấp độ 8 (No. 8 hoặc Super Mirror) và có keo phủ bảo vệ; được phủ màu trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ; được tạo hoa văn chìm (etching) trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ; được tạo hoa văn nổi (embossing) trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ; được in hoa văn bằng lazer (lazer printing) trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ.
Mục đích sử dụng của 2 nhóm sản phẩm nêu trên: nguyên liệu đầu vào để sản xuất thang máy, trang trí nội ngoại thất, thiết bị bếp và đồ gia dụng. Theo các công ty, các sản phẩm này đã có sự thay đổi về đặc điểm kỹ thuật để phù hợp với mục đích sử dụng, đồng thời trong nước cũng chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Các sản phẩm này thuộc mã HS: 7219.90.00.
- Nhóm doanh nghiệp nhập khẩu gửi Hồ sơ riêng: Công ty TNHH Điện Cơ AIDI, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse, Công ty TNHH Masamoto Việt Nam, Công ty TNHH ITEQ Việt Nam đề nghị loại trừ các sản phẩm thuộc mã 7220.20.90, 7219.34.00 và 7219.35.00 với lý do mặc dù trong nước đã sản xuất được nhưng các doanh nghiệp này không đặt hàng được vì lượng mua nhỏ;
- Công ty TNHH Điện Cơ AIDI đề nghị loại trừ sản phẩm thuộc mã 7220.20.10 để sản xuất đồ điện dân dụng với lý do chất lượng của hàng sản xuất trong nước không đáp ứng yêu cầu.
(2) Yêu cầu rà soát lại mức thuế CBPG:
- Công ty Jindal Stainless Steel Indonesia (JSI): nhà xuất khẩu Indonesia.
- Công ty Cổ phần Yuan Long Stainless Steel Corp (YLSS): nhà xuất khẩu Đài Loan.
Sau khi xem xét Hồ sơ yêu cầu rà soát của các bên liên quan, ngày 23 tháng 5 năm 2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1849/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ hai việc áp thuế CBPG đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội. Giai đoạn rà soát là từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2017.
2. Kết quả rà soát
2.1. Mức thuế chống bán phá giá theo kết quả rà soát lần thứ hai
Cơ quan điều tra không xem xét yêu cầu rà soát của YLSS trong phạm vi của đợt rà soát lần thứ 2 này do Công ty không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong hồ sơ đề nghị rà soát. Vì vậy, mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị điều tra có xuất xứ từ vùng lãnh thổ Đài Loan không thay đổi.
Căn cứ Điều 25 Pháp lệnh Chống bán phá giá, dựa trên kết luận về kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của nước ngoài như sau:
Nước/vùng lãnh thổ | Tên nhà sản xuất | Thuế chống bán phá giá cũ (áp dụng từ ngày 14 tháng 5 năm 2016 đến ngày 19 tháng 7 năm 2018) | Thuế chống bán phá giá mới (áp dụng từ ngày 20 tháng 7 năm 2018 đến ngày 06 tháng 10 năm 2019)[1] |
Trung Quốc | Shanxi Taigang Stainless Steel Co., Ltd. (STSS) | 17,47% | 17,47% |
Các nhà sản xuất khác | 25,35% | 25,35% | |
Indonesia | PT Jindal Stainless Indonesia | 13,03% | 6,64% |
Các nhà sản xuất khác | 13,03% | 13,03% | |
Malaysia | Bahru Stainless Sdn.Bhd | 9,31% | 9,31% |
Các nhà sản xuất khác | 9,31% | 9,31% | |
Đài Loan | Yieh United Steel Corporation | 13,79% | 13,79% |
Yuan Long Stainless Steel Corp. | 37,29% | 37,29% | |
Các nhà sản xuất khác | 13,79% | 13,79% |
(Tên của các nhà sản xuất được xác định trên cơ sở hồ sơ, giấy chứng nhận chất lượng và các giấy tờ liên quan khác do nhà sản xuất phát hành.)
2.2. Phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế
Căn cứ Kết luận rà soát và ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Bộ Công Thương xác định có một số sản phẩm thép không gỉ mà hiện tại ngành sản xuất trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy, Bộ Công Thương thực hiện miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cụ thể như sau:
(1) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được đánh bóng gương (độ bóng No.8 hoặc Super Mirror) và có keo phủ bảo vệ;
(2) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo màu sắc khác nhau trên bề mặt bằng công nghệ phủ màu chân không PVD, hóa chất, điện phân hoặc công nghệ tương đương và có keo phủ bảo vệ;
(3) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn chìm trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ;
(4) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn nổi trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ;
(5) Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn trên bề mặt bằng phương pháp in lazer và có keo phủ bảo vệ.
Bộ Công Thương sẽ có Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá căn cứ trên Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các công ty trực tiếp sử dụng các mặt hàng thép không gỉ nêu trên.
Mẫu Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và quy trình miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Danh sách các công ty được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và lượng thép không gỉ được miễn trừ của từng công ty được công khai trên website của Cục Phòng vệ thương mại.
2.3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá
Các mức thuế chống bán phá giá mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2018 đến ngày 06 tháng 10 năm 2019 (trong trường hợp các mức thuế này không được gia hạn, rà soát theo quy định pháp luật).
3. Thủ tục tiếp theo
Sau khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực, Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thu thuế đối với hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá chính thức.
Các công ty nhập khẩu các sản phẩm được miễn trừ nêu tại mục 2.2 của Thông báo này có thể nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ căn cứ theo quy định tại Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018.
4. Thông tin liên hệ
Thông tin về quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo kết quả rà soát đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Phòng vệ thương mại (http://www.trav.gov.vn hoặc http://www.pvtm.gov.vn).
Mọi thông tin liên lạc và câu hỏi xin gửi về:
Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp - Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 24) 73037898 (Máy lẻ: 111, 112)
Fax: (+84 24) 73037897
Email: giaovq@moit.gov.vn; ninhtt@moit.gov.vn;
[1] Các mức thuế này có thể được thay đổi trong trường hợp rà soát, gia hạn theo quy định tại Pháp luật về Chống bán phá giá
- 1 Quyết định 3162/QĐ-BCT năm 2019 kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Hoa, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Đài Loan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 3162/QĐ-BCT năm 2019 kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Hoa, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Đài Loan do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1 Quyết định 4243/QĐ-BCT năm 2018 giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2 Quyết định 4244/QĐ-BCT năm 2018 giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3 Quyết định 3877/QĐ-BCT năm 2018 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 539/QĐ-BCT năm 2018 về sửa đổi Quyết định 1105/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành
- 6 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 7 Quyết định 2754/QĐ-BCT năm 2017 sửa đổi Quyết định 3584/QĐ-BCT và 1105/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 8 Quyết định 1849/QĐ-BCT năm 2017 về rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9 Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 10 Quyết định 7896/QĐ-BCT năm 2014 áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11 Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
- 12 Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004
- 1 Quyết định 4243/QĐ-BCT năm 2018 giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2 Quyết định 4244/QĐ-BCT năm 2018 giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3 Quyết định 3877/QĐ-BCT năm 2018 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4 Quyết định 539/QĐ-BCT năm 2018 về sửa đổi Quyết định 1105/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 2754/QĐ-BCT năm 2017 sửa đổi Quyết định 3584/QĐ-BCT và 1105/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6 Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành