ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2010/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 24 tháng 9 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN, HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
Căn cứ Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 286/TTr-SNV ngày 08 tháng 9 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN, HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2010/UBND ngày 24/ 9/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân tôn giáo và các tổ chức, cá nhân có hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Mục đích
Xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quá trình phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) và các tổ chức đoàn thể chính trị cùng cấp hướng dẫn, quản lý hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của tổ chức, cá nhân tôn giáo tại cơ sở trên địa bàn của tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân trong nước, ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Các hoạt động quyên góp, tiếp nhận, phân phối của tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành phục vụ mục đích từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện phải đảm bảo tính công khai, minh bạch thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Ủy Ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm phối hợp UBMTTQVN, các tổ chức đoàn thể chính trị cùng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trên địa bàn quản lý.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo
1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được hoạt động quyên góp và tham gia các hoạt động khác theo quy định của pháp luật vì mục đích từ thiện nhân đạo; chức sắc nhà tu hành với tư cách công dân được nhận tiền, tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi thực hiện phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức.
3. Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.
Điều 6. Hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo
1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này về việc tổ chức hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện .
2. Văn bản thông báo nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức, thời gian tổ chức thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện; cơ chế quản lý; phân bổ kinh phí, hàng hóa; đối tượng tiếp nhận.
3. Cơ quan nhận thông báo về việc hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo:
a) Trường hợp tổ chức thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trong phạm vi một xã, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức;
b) Trường hợp tổ chức thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức;
c) Trường hợp tổ chức hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện vượt ra ngoài phạm vi một huyện, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức theo nội dung đã được chấp thuận.
4. Cơ quan nhà nước được cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo thông báo việc quyên góp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo nội dung kế hoạch đã được chấp thuận; đảm bảo trật tự an toàn và bí mật quốc gia.
5. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện phải bảo đảm tính công khai, minh bạch việc vận động, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng đúng, kịp thời cho đối tượng tiếp nhận; không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức và cá nhân tôn giáo để quyên góp phục vụ lợi ích cá nhân hoặc những hoạt động trái pháp luật.
Điều 7. Quản lý việc vận động, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng từ các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tôn giáo
1. Đối với hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện thông qua Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị:
a) Đối với hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của các tổ chức, cá nhân có báo cáo chính quyền hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị: căn cứ phạm vi hoạt động, UBND phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị cùng cấp hướng dẫn và giám sát việc thực hiện theo nội dung thông báo;
b) Đối với hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của các tổ chức cá nhân thông qua Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam: thực hiện theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Đối với việc vận động, tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ từ các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện thông qua Hội Chữ thập đỏ: thực hiện theo quy định của Luật hoạt động Hội Chữ thập đỏ và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của tổ chức, cá nhân trong ngoài nước không thông qua UBND,UBMTTQVN, các tổ chức đoàn thể chính trị, Hội Chữ thập đỏ các cấp.
a) UBND phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp, các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung về: tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình hoạt động; danh sách, địa chỉ, chức danh của các thành viên tham gia; mục đích, nội dung hoạt động; thời gian, địa điểm, đối tượng tiếp nhận; trình độ chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ( y tế, giáo dục, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn hóa phẩm …) để thực hiện công tác quản lý:
- Những hoạt động đảm bảo về tư cách pháp nhân, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động không vi phạm các quy định của nhà nước, an ninh chính trị, trật tự xã hội, sức khỏe của người dân thì tạo điều kiện cho phép hoạt động, có sự giám sát của cơ quan chuyên môn và chính quyền cấp có thẩm quyền;
- Những trường hợp lợi dụng các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trái quy định của pháp luật như: hoạt động tôn giáo, tuyên truyền đạo chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; mục đích nội dung không rõ ràng; điều kiện về chuyên môn không đảm bảo, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản của nhân dân, an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương… Chính quyền địa phương có trách nhiệm đình chỉ hoạt động, lập biên bản xử lý theo thẩm quyền, báo cáo chính quyền cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý.
b) Việc tiếp nhận, phân phối tiền, hàng trong hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện có liên quan đến cá nhân và tổ chức nước ngoài phải được thực hiện theo quy định của pháp luật:
- Đối với các tổ chức cá nhân ở nước ngoài muốn đầu tư, muốn làm từ thiện, nhân đạo đối với tổ chức cá nhân trong nước phải thực hiện theo quy định tại Điều 35 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Điều 31 Nghị định 22/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mời tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài đến địa bàn hoạt động từ thiện, tài trợ, tình nguyện, nhân đạo… phải có báo cáo xin phép cấp có thẩm quyền, nội dung báo cáo về tư cách pháp nhân của cá nhân, tổ chức được mời, lý do, mục đích mời;
- Khi có cá nhân, tổ chức tôn giáo người nước ngoài đến địa phương tiến hành các hoạt động tài trợ, tình nguyện, từ thiện, nhân đạo đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo như: tài trợ kinh phí xây dựng các công trình tôn giáo, đào tạo giáo lý, các hoạt động văn hóa có nội dung liên quan đến tôn giáo..., UBND sở tại có trách nhiệm chỉ đạo và cùng các ban ngành chức năng giám sát, kiểm tra về nhân thân, về giấy tờ mục đích nhập cảnh. Nếu có dấu hiệu vi phạm phải kịp thời thông tin báo cáo cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.
Điều 8. Công tác phối hợp quản lý giữa Chính quyền với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tôn giáo
1. UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể chính trị cùng cấp trong việc quản lý hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện liên quan đến tôn giáo trên địa bàn quản lý.
2. Các lĩnh vực thuộc ngành, đoàn thể nào thì ngành, đoàn thể đó có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan như: giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo... để thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; giám sát việc tổ chức hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện theo quy định của pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm phối hợp với UBMTTQVN, các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp trong hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Khen thưởng, kỷ luật
1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện theo đúng đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Những hành vi vi phạm các thủ tục hành chính, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, căn cứ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chủ tịch UBND các cấp; thủ trưởng các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định này đối với những nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc liên quan đến hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện của tổ chức cá nhân tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện theo Quy định này với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ, một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành sau hệ thống hóa kỳ 2014-2018
- 2 Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2019
- 3 Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2019
- 1 Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về phân công quản lý nhà nước đối với tổ chức hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND phân cấp, uỷ quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4 Quyết định 13/2010/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
- 6 Nghị định 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về phân công quản lý nhà nước đối với tổ chức hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND phân cấp, uỷ quyền cho Giám đốc Sở Nội vụ quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4 Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ, một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành sau hệ thống hóa kỳ 2014-2018
- 5 Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2019