UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2016/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 29 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03-12-2004;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18-6-2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18-6-2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12-5-2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18-6-2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1116/TTr-SXD ngày 28-6-2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ. Giao Sở Xây dựng theo chức năng và nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN, THIẾT KẾ CƠ SỞ, THIẾT KẾ KỸ THUẬT, THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình)
Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn về xây dựng và các chủ đầu tư trong việc thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; đảm bảo đúng pháp luật, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Công tác thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và các nguồn vốn khác.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trong việc thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Quy định viết tắt và giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, một số từ ngữ được giải thích và viết tắt như sau:
1. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng viết tắt là BCKTKT.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và BCKTKT gọi chung là dự án.
3. Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công viết tắt là TKCS, TKKT, TKBVTC.
4. Quy hoạch xây dựng viết tắt là QHXD.
5. Quản lý dự án viết tắt là QLDA.
6. Hội đồng nhân dân viết tắt là HĐND.
7. Ủy ban nhân dân viết tắt là UBND.
8. Phòng có chức năng quản lý xây dựng được hiểu bao gồm các phòng có chức năng quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (xây dựng, giao thông, thủy lợi...).
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 4. Thẩm quyền thẩm định dự án
1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
a) Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định TKCS (dự án hai bước trở lên), TKBVTC (dự án chỉ yêu cầu lập BCKTKT) và dự toán của các dự án nhóm B trở xuống (trừ phần thiết kế công nghệ), cụ thể như sau:
- Sở Xây dựng chủ trì thẩm định các dự án công trình dân dụng, công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị) và các công trình khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) tỉnh yêu cầu;
- Sở Giao thông Vận tải chủ trì thẩm định các dự án công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định);
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định các dự án công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Sở Công thương chủ trì thẩm định các dự án công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành ngoài khu công nghiệp tập trung;
b) Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND các huyện và thành phố Hòa Bình (viết tắt là UBND cấp huyện) chủ trì thẩm định các dự án chỉ yêu cầu lập BCKTKT có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, trừ các công trình sau:
- Công trình dân dụng cấp III có quy mô từ hai tầng trở lên; Công trình hạ tầng kỹ thuật từ cấp III trở lên; Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có liên quan đến kết cấu công trình; Công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông trong đô thị.
- Công trình giao thông từ cấp III trở lên; Công trình cầu, ngầm có khẩu độ từ 6m trở lên.
- Công trình đập đất, hồ chứa, kè sông suối, trạm bơm, trạm thủy luân và bai dâng có chiều cao H > 1m.
- Công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp từ cấp III trở lên.
Kết quả thẩm định phải được gửi về Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tương ứng tại điểm a, khoản này để theo dõi và quản lý.
2. Dự án sử dụng vốn khác
Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thẩm định TKKT, TKCS, TKBVTC (trừ phần thiết kế công nghệ), người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung dự án theo quy định tại Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014, trừ các nội dung do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng, Trong đó:
- Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn của cộng đồng quy định tại Phụ lục II, Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
- Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14-02-2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Các công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan kiến trúc khu vực được UBND tỉnh quy định riêng.
3. Dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư: Các cơ quan quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thẩm định TKCS, góp ý kiến về việc áp dụng đơn giá, định mức, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án theo Khoản 4, Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14-02-2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18-6-2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Điều 31 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách
a) Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt tại quyết định đầu tư xây dựng công trình. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Xây dựng năm 2014.
b) Chủ tịch UBND tỉnh Ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt BCKTKT có tổng mức đầu tư đến 03 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Dự án sử dụng các nguồn vốn khác
a) Chủ sở hữu vốn hoặc đại diện chủ sở hữu vốn phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, các bên góp vốn tự thỏa thuận cử ra người đại diện phê duyệt dự án.
Điều 6. Một số quy định khác trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án
1. Việc phân loại công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12-5-2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Việc phân cấp công trình xây dựng thực hiện theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10-3-2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Trong trường hợp dự án gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan đầu mối thẩm định dự án là cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định đối với công trình, hạng mục công trình chính, có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị các Sở chuyên ngành cho ý kiến về các công trình, hạng mục công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các Sở chuyên ngành.
4. Đối với những nơi chưa có QHXD được duyệt hoặc chưa được cấp giấy phép quy hoạch, ngoài các dự án được Sở Xây dựng thẩm định dự án hoặc TKCS, cơ quan đầu mối thẩm định dự án phải gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Xây dựng hoặc Phòng có chức năng quản lý quy hoạch thuộc UBND cấp huyện để cho ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng.
5. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách trình tự quyết định đầu tư dự án thực hiện theo Điều 31 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015.
Điều 7. Điều chỉnh, bổ sung dự án
1. Người quyết định đầu tư dự án xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung dự án.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách mà tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh, bổ sung vượt thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ban đầu, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền tại Điều 4 Quy định này để tổ chức thẩm định lại dự án; trình người có thẩm quyền tại Điều 5 Quy định này phê duyệt dự án. Trong một số trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền tại Điều 5 Quy định này có thể ủy quyền việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án.
3. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18-6-2015 của Chính phủ.
Điều 8. Hình thức quản lý dự án
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng và Mục 2, Chương II Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
2. Đối với dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư: Thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 16 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
a) Thẩm quyền thẩm định: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định TKKT, dự toán xây dựng (Thiết kế ba bước), TKBVTC, dự toán xây dựng (Thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Sở Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
- Sở Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
b) Thẩm quyền phê duyệt
- Người quyết định đầu tư phê duyệt TKKT, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt TKBVTC, dự toán xây dựng công trình trường hợp thiết kế hai bước.
- Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
2. Công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.
a) Thẩm quyền thẩm định: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định TKKT, dự toán xây dựng (Thiết kế ba bước); TKBVTC, dự toán xây dựng (Thiết kế hai bước) của công trình từ cấp III trở lên và các công trình không phân cấp cho các phòng chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện nêu tại Điểm b, Khoản1, Điều 4 của Quy định này được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Sở Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
- Sở Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Công thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các Sở nêu trên; tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp. Người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện và có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định (trừ phần công nghệ) đến các cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi, quản lý.
b) Thẩm quyền phê duyệt: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Người quyết định đầu tư phê duyệt TKKT, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba bước.
- Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán xây dựng công trình đối với trường hợp thiết kế hai bước và ba bước.
- Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
3. Công trình sử dụng vốn khác.
a) Thẩm quyền thẩm định: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định TKKT (trường hợp thiết kế ba bước); TKBVTC (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Sở Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
- Sở Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định).
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sở Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng của các công trình còn lại, phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
b) Thẩm quyền phê duyệt: Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
Thực hiện theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Dự án đã được thẩm định; thiết kế cơ sở đã được tham gia ý kiến; thiết kế, dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hoặc thẩm tra trước ngày quy định này có hiệu lực nhưng chưa phê duyệt thì không phải tổ chức thẩm định, thẩm tra lại; việc phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định này.
2. Dự án đã phê duyệt trước ngày quy định này có hiệu lực và đang triển khai thực hiện, các bước tiếp theo thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt, nhưng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Xây dựng năm 2014.
3. Thiết kế, dự toán đã được phê duyệt trước ngày quy định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện thì không phải phê duyệt lại; các bước tiếp theo thực hiện theo quy định này.
4. Các nội dung nêu tại Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 16-5-2013 của UBND tỉnh ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và các quy định khác do UBND tỉnh Hòa Bình ban hành trái với quy định này thì thực hiện theo quy định này.
1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quy định này; định kỳ 06 tháng, 1 năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện viêc kiểm tra năng lực thực hiện, đánh giá chất lượng công tác thẩm định của UBND cấp huyện, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời điều chỉnh việc phân cấp cho phù hợp với từng địa phương.
3. Các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Quy định này; định kỳ 06 tháng, 1 năm gửi báo cáo về Sở Xây dựng kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
4. UBND cấp huyện có trách nhiệm kiện toàn bộ máy của các Phòng có chức năng về quản lý xây dựng và có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Quy định này; định kỳ 06 tháng, 1 năm báo cáo Sở Xây dựng kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
5. UBND cấp xã căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại quy định này kiện toàn bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng ở cấp xã để tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ 06 tháng, 1 năm báo cáo UBND cấp huyện kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
6. Các nội dung không được nêu tại quy định này thì thực hiện theo các quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2015, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Biểu mẫu các Tờ trình thẩm định và kết quả thẩm định thực hiện theo quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
8. Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy định này; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 13/2014/QĐ-UBND Quy định quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng tỉnh Hòa Bình
- 2 Quyết định 35/2017/QĐ-UBND quy định về thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã hết hiệu lực thi hành
- 4 Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã hết hiệu lực thi hành
- 1 Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 3 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND Quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Công văn 1573/SXD-QLN năm 2015 hướng dẫn công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 7 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 8 Hướng dẫn 1756/HD-UBND năm 2015 về thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 11 Luật Đầu tư công 2014
- 12 Luật Xây dựng 2014
- 13 Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy định nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1 Quyết định 13/2014/QĐ-UBND Quy định quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng tỉnh Hòa Bình
- 2 Hướng dẫn 1756/HD-UBND năm 2015 về thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 43/2015/QĐ-UBND Quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Công văn 1573/SXD-QLN năm 2015 hướng dẫn công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Quyết định 35/2017/QĐ-UBND quy định về thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã hết hiệu lực thi hành