- 1 Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý
- 2 Quyết định 28/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ làm đại diện chủ sở hữu
- 3 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy chế Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình làm đại diện chủ sở hữu
- 4 Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu
- 1 Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý
- 2 Quyết định 28/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ làm đại diện chủ sở hữu
- 3 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy chế Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình làm đại diện chủ sở hữu
- 4 Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2024/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 23 tháng 7 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
2. Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU LÀM CHỦ SỞ HỮU
(Kèm theo Quyết định số: 24/2024/QĐ-UBND ngày 23/07/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
Quy chế này quy định việc thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu làm chủ sở hữu. Trường hợp quy định của pháp luật về xổ số khác quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xổ số.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quy chế này.
3. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp có vốn nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ).
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu.
Điều 3. Mục đích của việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
3. Thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
Đối với doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện.
2. Sở Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
1. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Nội dung giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 10 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ tại Điều 2 Thông tư số 77/2021/TT-BTC 17/9/2021 của Bộ Tài chính).
2. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước: Nội dung giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP; Điều 8, Điều 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC (được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 77/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính).
1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
1. Trách nhiệm của Sở Tài chính
a) Tổ chức thực hiện và tổng hợp kết quả giám sát tài chính, và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 và Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp đồng thời báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu không đầy đủ, chính xác, Sở Tài chính yêu cầu doanh nghiệp thuê công ty kế toán, kiểm toán độc lập đáp ứng điều kiện chuyên môn thực hiện việc soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
đ) Thực hiện quản lý hệ thống thông tin quản lý tài chính doanh nghiệp theo quy định Bộ Tài chính.
e) Lập báo cáo kết quả giám sát tài chính định kỳ (06) tháng và hằng năm của từng doanh nghiệp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/7 đối với báo cáo giám sát tài chính (06) tháng, trước ngày 31/5 đối với báo cáo giám sát tài chính năm.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của Ủy ban nhân dân tỉnh trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chiến lược, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Chủ trì phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin doanh nghiệp theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Tổng hợp kết quả giám sát trước, giám sát trong gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 31/3 đối với báo cáo năm.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ: Căn cứ kết quả giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Theo dõi, quản lý việc chấp hành thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp.
b) Tổng hợp kết quả giám sát trước, giám sát trong gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 31/3 đối với báo cáo năm.
5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra (nếu có) đối với Công ty TNHH MTV quản lý thủy nông Lai Châu.
b) Tổng hợp kết quả giám sát trước, giám sát trong gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 31/3 đối với báo cáo năm.
6. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh:
a) Theo dõi, quản lý việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, các khoản thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp.
b) Tổng hợp kết quả giám sát trước, giám sát trong gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7 của năm báo cáo đối với báo cáo (06) tháng, trước ngày 31/3 đối với báo cáo năm.
7. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh:
a) Chủ trì lập kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Từ hoạt động thanh tra đối với doanh nghiệp do UBND tỉnh thành lập, Thanh tra tỉnh có văn bản gửi Sở Tài chính về hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong (06) tháng trước ngày 15/7, cả năm trước ngày 31/3 năm sau.
8. Trách nhiệm của doanh nghiệp
a) Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
b) Thời hạn nộp báo cáo: Doanh nghiệp lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định; báo cáo về các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 7 của năm đối với báo cáo (06) tháng, báo cáo giám sát tài chính năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Mục 1. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP; Điều 12 Thông tư số 200/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Thông tư số 77/2021/TT-BTC). Các tiêu chí được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
1. Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng.
3. Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
1. Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
2. Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu (06) tháng, hàng năm.
3. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, hàng năm.
4. Kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp.
5. Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
6. Ý kiến nhận xét của các cơ quan liên quan về việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hằng năm đối với các doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
Điều 10. Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp
Phương thức đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ; Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Thông tư số 77/2021/TT-BTC).
Điều 11. Tổ chức và báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, các chỉ tiêu do Ủy ban nhân dân tỉnh giao, tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp hằng năm theo Biểu mẫu số 05.A ban hành theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Tài chính trước ngày 31/3 năm tiếp theo.
Mục 2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 12. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước
1. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điều 8 Quy chế này làm tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
2. Căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn Nhà nước để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; đồng thời làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với Người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các sở, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành, phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tài chính đối với các nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành để thực hiện Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đảm bảo đúng quy định.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước có trách nhiệm
a) Chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Quy chế này.
b) Thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các vấn đề có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và vốn nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính để xem xét xử lý.
5. Những nội dung chua quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh đến Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý
- 2 Quyết định 28/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ làm đại diện chủ sở hữu
- 3 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy chế Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình làm đại diện chủ sở hữu
- 4 Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu