ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2407/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 29 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG BỆNH SÁN LÁ GAN TẠI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 684/2000/QĐ-BYT ngày 07/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng nhiệm vụ của Trung tâm phòng, chống sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng các tỉnh, thành phố;
Căn cứ Công văn số 287/VSR-KST ngày 15/4/2014 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương về việc xây dựng kế hoạch phòng chống giun sán giai đoạn 2015 - 2020; Công văn số 149/VSR-KST ngày 23/01/2015 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh sán lá gan tại Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1051 ngày 27/5/2015 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh sán lá gan tại Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh sán lá gan tại Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: Nâng cao năng lực phòng chống bệnh sán lá gan tại Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020.
2. Cơ quan chủ quản Đề án: UBND tỉnh Thanh hóa.
3. Cơ quan lập và thực hiện Đề án: Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.
4. Mục tiêu
4.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao năng lực phòng chống bệnh ký sinh trùng đường ruột nói chung, bệnh sán lá gan nói riêng cho hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa. Giảm tỷ lệ mắc và giảm gánh nặng bệnh tật do sán lá gan gây nên. Xây dựng các yếu tố bền vững trong phòng và điều trị bệnh sán lá gan tại địa phương.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn 2015 - 2017:
- Hoàn thành điều tra xây dựng bản đồ dịch tễ sán lá gan tại Thanh Hóa.
- Làm giảm tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại các huyện ven biển xuống dưới 5%; Giảm tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia xuống dưới 10%.
- 60% chủ hộ gia đình và 80% học sinh tiểu học trở lên ở các huyện ven biển có hiểu biết đầy đủ và thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm sán lá gan cho bản thân và gia đình.
- Trung tâm y tế huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia thực hiện thành thạo kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.
* Giai đoạn 2018 - 2020.
- 80% chủ hộ gia đình và 90% học sinh tiểu học trở lên ở các huyện ven biển có hiểu biết đầy đủ và thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm sán lá gan cho bản thân và gia đình.
- Mỗi năm phát hiện và điều trị 200 bệnh nhân sán lá gan lớn trong cộng đồng.
- 70 % người có tiền sử ăn gỏi cá, thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng năm phát hiện và điều trị sán lá gan.
- 100% các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố thực hiện thành thạo kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.
- Xây dựng hệ thống chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh ký sinh trùng đường ruột nói chung, sán lá gan nói riêng từ tuyến tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố.
5. Các nội dung hoạt động của đề án
5.1. Điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan trong toàn tỉnh.
5.2. Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.
5.3. Truyền thông thay đổi hành vi.
5.4. Phát hiện và điều trị cho người nhiễm bệnh, dự phòng tại cộng đồng.
6. Phạm vi thực hiện đề án
Đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó địa bàn trọng điểm là huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia.
7. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020, chia thành 2 giai đoạn: 2015 - 2017; 2018 - 2020.
8. Các giải pháp thực hiện đề án
8.1. Đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan tại các tuyến y tế trong tỉnh.
8.2. Nhóm giải pháp truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trong công tác phòng chống bệnh sán lá gan tại địa phương.
8.3. Nhóm giải pháp can thiệp
9. Nguồn kinh phí thực hiện đề án:
Đề án được thực hiện từ 02 nguồn:
- Nguồn tài trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tổ chức khác: thuốc điều trị và dự phòng cho cộng đồng.
- Nguồn bổ sung từ ngân sách nhà nước: chi cho các hoạt động và mua sắm trang thiết bị y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2015 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 2093/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2015 của Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông - giai đoạn II” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ của tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Quyết định 684/2000/QĐ-BYT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Phòng chống sốt rét thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1 Quyết định 2093/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2015 của Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông - giai đoạn II” do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ của tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2015 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa