Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2409/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ (BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI) DỰ ÁN “CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI” DO WB TÀI TRỢ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;

Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa 11 và khóa 12 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 -về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức ODA;

Căn cứ Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ngày 03/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới);

Căn cứ Quyết định số 1805/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới” vay vốn WB;

Căn cứ Quyết định số 1871/QĐ-BNN-HTQT ngày 08/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc cho phép chuẩn bị đầu tư và giao nhiệm vụ Chủ dự án, dự án Hỗ trợ phát triển nông nghiệp có tưới;

Căn cứ Biên bản ghi nhớ Đoàn thẩm định dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới do WB phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện từ ngày 23-30/9/2013 và Tài liệu thẩm định dự án (PAD) của WB trình Ban lãnh đạo Ngân hàng;

Căn cứ các văn bản cam kết bố trí vốn đối ứng cho dự án và đóng góp ý kiến cho Báo cáo nghiên cứu khả thi của tỉnh Hà Giang (Văn bản số 3886/UBND-KTTH ngày 21/12/2012 và số 3156/UBND-KTTH ngày 02/10/2013), tỉnh Hòa Bình (Văn bản số 1489/UBND-NNTN ngày 07/12/2012 và số 1128/UBND-KTTH ngày 03/10/2013), tỉnh Phú Thọ (Văn bản số 562/UBND-TH1 ngày 28/02/2013 và số 4602/UBND-TH1 ngày 04/10/2013), tỉnh Thanh Hóa (Văn bản số 9506/UBND-KTTC ngày 25/12/2012 và số 7938/UBND-NN ngày 03/10/2013), tỉnh Hà Tĩnh (Văn bản số 4290/UBND-NL1 ngày 11/12/2012 và số 3611/UBND-NL1 ngày 03/10/2013), tỉnh Quảng Trị (Văn bản số 3927/UBND-NN ngày 18/12/2012 và số 3302/UBND ngày 08/10/2013), tỉnh Quảng Nam (Văn bản số 500/UBND-KTN ngày 27/12/2012 và số 3849/UBND-KTN ngày 03/10/2013);

Căn cứ ý kiến góp ý Báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 7550/BKHĐT-KTĐN ngày 07/10/2013), Bộ Tài chính (Văn bản số 15454/BTC-QLN ngày 08/10/2013), Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Văn bản số 7232/NHNN-HTQT ngày 01/10/2013);

Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi tại Tờ trình số 1478/CPO-WB7-TTr ngày 09/10/2013 và hồ sơ dự án kèm theo về việc trình Bộ NN&PTNT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;

Xét Báo cáo thẩm định số 986/BC-HTQT-ĐP ngày 14/10/2013 của Vụ Hợp tác quốc tế thẩm định dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới và kèm theo các Báo cáo thẩm định các hợp phần của Tổng cục Thủy lợi, Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Trồng trọt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư “Cải thiện nông nghiệp có tưới” (Văn kiện dự án kèm theo) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên dự án: Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7).

Tên tiếng Anh: Vietnam Irrigated Agriculture Improvement Project

2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).

3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chủ dự án: Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO)

5. Đơn vị Tư vấn chuẩn bị dự án: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

6. Đơn vị Tư vấn thẩm tra: Công ty Tư vấn & Chuyển giao công nghệ - Đại học Thủy lợi.

7. Phạm vi dự án: 7 tỉnh gồm Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam.

8. Thời gian thực hiện dự án: từ 2014 đến 2020.

9. Mục tiêu và các nội dung đầu tư chủ yếu.

9.1. Mục tiêu.

a) Mục tiêu tổng quát.

- Cải thiện sản xuất nông nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể.

- Cải thiện thể chế, chính sách trong quản lý thủy lợi của các tỉnh vùng dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ tưới, tiêu;

- Hoàn thiện, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các hệ thống tưới, tiêu trong dự án, đảm bảo bền vững công trình và phát huy hiệu suất phục vụ với công suất thiết kế;

- Chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của các tỉnh vùng dự án theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng và thích ứng biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự ổn định của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người nông dân;

- Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện dự án, quản lý môi trường, xã hội trong quản lý thủy lợi và sản xuất nông nghiệp.

9.2. Các nội dung đầu tư chủ yếu.

9.2.1. Hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới.

(Kinh phí chi tiết như Phụ lục 2 kèm theo)

a) Các hoạt động chính.

- Cải tiến mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh phù hợp với cơ chế đặt hàng, thí điểm áp dụng phương thức hợp đồng đặt hàng trong cung cấp dịch vụ tưới, tiêu cho 1 tỉnh Miền núi phía Bắc và 1 tỉnh Miền Trung để hướng tới áp dụng phương thức đấu thầu cạnh tranh trong quản lý và khai thác công trình thủy lợi. Thúc đẩy việc áp dụng phương thức cung cấp nước theo khối lượng, lập kế hoạch O&M và quản lý tài sản, và hỗ trợ các tỉnh lập, thực hiện Kế hoạch hiện đại hóa tưới 5 năm và hàng năm.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi (IMCs) và các Tổ chức dùng nước (WUA) thông qua việc đào tạo và tăng cường năng lực, thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng mô hình đổi mới quản lý theo phương thức đặt hàng. Các IMC và WUA sẽ được hỗ trợ toàn diện bao gồm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, trang thiết bị quản lý vận hành, các kiến thức về quản lý tài chính, lập kế hoạch. IMC sẽ được hỗ trợ đầu tư và sử dụng hệ thống SCADA, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống, tài sản, khách hàng, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện cũng như sự hài lòng của người hưởng lợi.

- Thành lập, củng cố các tổ chức dùng nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, phát triển các Hiệp hội dùng nước hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường để phát huy vai trò, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống tưới tiêu, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiêu hiện đại;

- Hỗ trợ các tỉnh xây dựng, hoàn thiện một số quy định, hướng dẫn tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển quản lý tưới có sự tham gia (PIM), như quy định, hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, quy định về thủy lợi phí nội đồng, chương trình/kế hoạch phát triển PIM và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi.

-  Hỗ trợ Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý công trình thủy lợi và cải thiện dịch vụ tưới tiêu theo cơ chế thị trường trong chương trình tái cơ cấu ngành của Bộ. Nâng cao năng lực về thể chế, chính sách cho các bộ phận quản lý khai thác dịch vụ tưới. Hoàn thiện và phát triển các mô hình hợp tác công tư đối với các hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi.

b) Quy mô đầu tư.

Thực hiện trên quy mô 7 tỉnh của dự án, trong đó các tỉnh sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực về thể chế, chính sách và cơ sở hạ tầng hiện đại trong quản lý khai thác hệ thống thủy lợi. Trong đó 2 tỉnh đại diện cho hai vùng dự án (miền núi phía Bắc và miền Trung) sẽ được hỗ trợ thực hiện thành công phương thức cung cấp dịch vụ theo cơ chế đặt hàng, làm cơ sở nhân rộng cho các tỉnh còn lại trong dự án và trên phạm vi toàn quốc. Với các tỉnh còn lại, các hoạt động sẽ được triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, với trọng tâm là hỗ trợ cho Sở NN&PTNT và các IMCs lập, thực hiện kế hoạch 5 năm và kế hoạch đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp có tưới hàng năm; thiết lập, củng cố các WUA và chuyển giao quản lý tưới.

c) Các kết quả chủ yếu của hợp phần 1.

- Xây dựng được mô hình tổ chức và cơ chế quản lý tưới, tiêu phù hợp với cơ chế cung cấp dịch vụ trên cơ sở hợp đồng. 7 tỉnh vùng dự án sẽ lập và triển khai thực hiện kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 5 năm và hàng năm. 2 tỉnh (1 tỉnh miền núi phía Bắc và 1 tỉnh miền Trung) triển khai áp dụng cơ chế đặt hàng trong cung cấp dịch vụ tưới, tiêu để đúc rút kinh nghiệm.

- Các Công ty thủy nông được trang bị, lắp đặt hệ thống SCADA, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành và quản lý kinh doanh; Lập, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động, và đào tạo nâng cao năng lực quản lý vận hành và bảo dưỡng.

- Tăng cường sự tham gia của người nông dân trong quản lý tưới thông qua thành lập, tăng cường năng lực các tổ chức/hợp tác xã dùng nước, hiệp hội dùng nước và thực hiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới;

- Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất Bộ NN&PTNT điều chỉnh, hoàn thiện các Thông tư, Hướng dẫn về quản lý, vận hành và cung cấp dịch vụ tưới tiêu.

9.2.2. Hợp phần 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống tưới.

(Kinh phí và các thông số kỹ thuật như Phụ lục 3 kèm theo)

a) Các hoạt động chính.

Nâng cấp, cải tạo các hệ thống tưới tiêu của 9 Tiểu dự án thuộc 7 tỉnh, bao gồm:

+ Hoàn thiện các hệ thống công trình chưa được đầu tư đồng bộ, bao gồm các công trình điều tiết, công trình lấy nước, hệ thống kênh chuyển nước;

+ Nâng cấp, xây dựng bổ sung một số công trình điều tiết theo hướng hiện đại hóa.

+ Nâng cấp một số đập đầu mối hồ chứa và đập dâng để đảm bảo an toàn.

+ Xây dựng hệ thống kênh để chuyển đổi một số diện tích đang tưới bơm sang tưới tự chảy;

+ Xây dựng mới và nâng cấp các hồ chứa nhỏ đa mục tiêu cho cộng đồng nông thôn 2 tỉnh vùng núi phía Bắc;

+ Xây dựng hệ thống bơm tiêu để tăng hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp;

+ Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng phục vụ các mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu.

b) Giải pháp thiết kế.

Các giải pháp, phương án thiết kế đáp ứng theo các yêu cầu sau:

- Tiếp cận Hiện đại hóa trong cải thiện các hệ thống tưới tiêu;

- Tiến hành đánh giá nhanh hệ thống (RAP) để xác định nhu cầu, chỉ ra các lựa chọn đầu tư phù hợp, hiệu quả;

- Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, công nghệ mới trong thiết kế, thi công để giảm giá thành công trình cũng như giảm chi phí vận hành;

- An toàn hồ chứa và công trình trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Phương án thiết kế có tác động ít nhất đến môi trường tự nhiên, giảm thiểu tác động thu hồi đất;

- Giải pháp thiết kế có sự tham gia của cộng đồng.

c) Giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu:

- Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối:

+ Công trình đầu mối hồ chứa: sửa chữa, nâng cấp đập đất để đảm bảo ổn định, an toàn công trình (gia cố đỉnh, sửa chữa mái thượng, hạ lưu, hệ thống thoát nước, xử lý chống thấm...), sử dụng các kết cấu thông thường như đất, đá cấp phối, đá xây lát, bê tông, bê tông cốt thép... chống thấm bằng công nghệ khoan phụt vữa xi măng; cống lấy nước: tùy theo mức độ hư hỏng sẽ sửa chữa, nâng cấp hoặc thay mới, việc sửa chữa, nâng cấp, chủ yếu sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, những cống thay mới dùng kết cấu ống thép bọc bê tông cốt thép; Tràn xả lũ: sửa chữa, nâng cấp bằng kết cấu bê tông cốt thép hoặc đá xây; sửa chữa hoặc bổ sung tràn có cửa bằng thép.

+ Đập dâng: sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế bằng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép hoặc đá xây.

+ Trạm bơm tiêu: Áp dụng công nghệ trạm bơm buồng xoắn bê tông hoặc trạm bơm chìm. Xử lý nền bằng cọc bê tông cốt thép.

+ Trạm bơm thủy luân (sử dụng năng lượng dòng chảy để đưa nước lên cao): Sửa chữa, nâng cấp máy bơm thủy luân, đập dâng, nhà trạm bằng bê tông và bê tông cốt thép.

+ Trạm bơm tưới: sửa chữa, nâng cấp công trình trạm gồm nhà trạm, bể hút, bể xả, máy bơm, kết cấu gạch xây, bê tông và bê tông cốt thép, đá xây và rọ đá.

+ Hồ chứa nhỏ đa mục tiêu: kết cấu bê tông cốt thép kết hợp vải chống thấm, hoặc các vật liệu khác.

- Sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh: tùy theo quy mô, đặc điểm địa hình, địa chất, công nghệ gia cố kênh được lựa chọn phù hợp theo các loại sau: bê tông cốt thép đổ tại chỗ, tấm lát bê tông cốt thép, đá lát trong khung dầm bê tông cốt thép, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, đường ống sợi thủy tinh, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, bê tông cốt thép đúc sẵn...

d) Các bước thiết kế.

Phân theo đặc thù và tính phức tạp của hạng mục công trình như sau:

- Thiết kế 3 bước: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đối với các kênh chính của hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã, các trạm bơm tiêu thuộc tỉnh Phú Thọ, cầu máng vượt sông Bà Rén thuộc hệ thống thủy lợi Phú Ninh.

- Thiết kế 2 bước: Thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công cho các công trình còn lại.

Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án và các tiểu dự án số bước thiết kế sẽ được điều chỉnh trong quá trình thực hiện phù hợp với thực tế.

e) Quy mô đầu tư.

Thực hiện trên quy mô các hệ thống tưới được lựa chọn của 7 tỉnh, bao gồm 2 tiểu hợp phần với tổng mức đầu tư như dưới đây:

Địa phương

Kinh phí

(tr.USD)

B1. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu

169,2

1. Thanh Hóa: Nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã.

28,8

2. Hà Tĩnh: Hệ thống tưới Kẻ Gỗ và Sông Rác.

27,8

3. Quảng Nam: Hệ thống tưới Phú Ninh và Khe Tân.

26,5

4. Hòa Bình: Nâng cấp các trạm bơm thủy luân, bơm điện, hồ chứa nhỏ và hệ thống kênh.

20,1

5. Phú Thọ: Nâng cấp hệ thống tưới tiêu Tam Nông, Thanh Thủy.

18,6

6. Quảng Trị: Nâng cấp an toàn đập trúc Kinh, La Ngà hệ thống kênh Trúc Kinh, La Ngà, Hà Thượng.

24,4

7. Hà Giang: Nâng cấp hô chứa, hệ thống kênh 3 huyện vùng thấp, và xây dựng hồ chứa nhỏ đa mục tiêu 4 huyện vùng cao.

23,0

B2. Hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CAS).

1,3

Tng

170,5

f) Các kết quả chủ yếu của hợp phần 2.

- Đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho tổng diện tích 83.425 ha thuộc 7 tỉnh vùng dự án.

- Hệ thống tưới tiêu vận hành đáp ứng yêu cầu của mô hình CAS;

- Tăng cường an toàn các đập đầu mối và hệ thống công trình trước rủi ro bão, lũ;

- Tăng diện tích tưới tự chảy, giảm diện tích tưới bơm để giảm chi phí vận hành;

- Tăng hiệu suất tưới phục vụ thâm canh nông nghiệp.

g) Những vấn đề lưu ý ở giai đoạn tiếp theo.

Tùy theo đặc thù tiểu dự án, Bộ sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý cho từng tiểu dự án, một số điểm lưu ý chính:

- Trạm bơm tiêu: nghiên cứu lựa chọn phương án trạm bơm trên cơ sở luận chứng kinh tế và kỹ thuật giữa phương án trạm bơm buồng xoắn bê tông và bơm chìm. Việc bố trí mặt bằng trạm bơm tiêu Đoan Hạ chưa hợp lý, cần nghiên cứu điều chỉnh.

- Hệ thống kênh miền núi: nghiên cứu phương án sử dụng đường ống thay cho kênh tại những đoạn có địa hình dốc ngang lớn hoặc khu tưới có chênh cao địa hình lớn, cần nghiên cứu các phương án kết cấu ống bằng vật liệu mới để so chọn tối ưu.

- Hệ thống kênh đồng bằng: nghiên cứu sử dụng tối đa công nghệ kênh bê tông đúc sẵn cho các đoạn kênh có điều kiện áp dụng phù hợp. Nghiên cứu sử dụng công nghệ, vật liệu mới cho các công trình trên kênh như cầu máng vỏ mỏng, xi phông bằng ống Composit sợi thủy tinh...

9.2.3. Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

(Kinh phí chi tiết như Phụ lục 4 kèm theo)

a) Các hoạt động chính.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ từ cấp trung ương, cấp tỉnh và các tổ chức/hợp tác xã dùng nước về biến đổi khí hậu và tập quán canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu;

- Hỗ trợ các tổ chức dùng nước lập và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp thông qua một phương pháp tiếp cận có sự tham gia, lồng ghép, kế hoạch hành động giới trong các hoạt động. Các kế hoạch sẽ xác định yêu cầu của nông dân để có sự hỗ trợ từ dự án, bao gồm: (i) Hạ tầng quy mô nhỏ; (ii) Các công cụ và thiết bị nhỏ; (iii) Sản xuất giống chất lượng, và (iv) Cơ sở và phương tiện sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.

- Hỗ trợ các điểm trình diễn và phổ biến thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (như ICM, IPM, SRI) và hệ thống tưới tiết kiệm nước, bao gồm các vật tư đầu vào quan trọng và hướng dẫn áp dụng kỹ thuật mới.

- Thí điểm phát hành phiếu chất lượng đất để đảm bảo tối ưu hàm lượng phân bón, giảm sử dụng phân bón nhằm giảm chi phí sản xuất và phát thải gây ô nhiễm môi trường. Lập bản đồ sử dụng đất cho đa dạng hóa cây trồng có tính đến loại đất, thông số về thời tiết và điều kiện tưới, tiêu để xác định các diện tích có thể đa dạng hóa cây trồng trong diện tích phục vụ của dự án;

- San bằng mặt ruộng, có thể ứng dụng công nghệ la-de cho các diện tích lớn được lựa chọn để xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn; Thiết kế chuyển giao mô hình đồng ruộng và hệ thống tưới nội đồng;

- Giới thiệu các công nghệ sau thu hoạch, sử dụng các phương tiện truyền thông để thúc đẩy hoạt động CSA, bao gồm cả khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dựa trên nhu cầu và dự báo thời tiết;

- Xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước (tưới phun, nhỏ giọt...);

- Thiết lập cơ sở dữ liệu nền để đánh giá sự giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp.

- Thông qua việc xây dựng các mô hình để tổng kết, đánh giá, đề xuất với Bộ và các địa phương xây dựng chính sách, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, hướng tới hiện đại hóa, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp sang cơ giới hóa, hiện đại hóa, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Phát triển hệ thống quản lý kiến thức, liên kết và phổ biến kiến thức về sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Cục Trồng trọt.

b) Quy mô đầu tư.

Họp phần sẽ đầu tư trong phạm vi đất nông nghiệp được phục vụ bởi các hệ thống tưới, tiêu được nâng cấp, hiện đại hóa trong Hợp phần 2. Hợp phần sẽ hỗ trợ để mở rộng hệ thống CAS trên diện tích 4.790 ha. Ngoài ra, thông qua các hoạt động tập huấn, truyền thông, dự kiến thực hành CAS sẽ được người nông dân áp dụng trên diện tích 20.000 ha trong vùng dự án.

c) Các kết quả chủ yếu của hợp phần 3.

Các tổ chức/hợp tác xã dùng nước trong vùng dự án được tiếp cận và áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp mới bền vững, tiếp cận thị trường để tăng thu nhập, và giảm thiểu tác động môi trường.

- Áp dụng phương thức canh tác mới trên một số diện tích nông nghiệp được lựa chọn và sau đó nhân rộng trong toàn tỉnh.

- Xây dựng 28 mô hình tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện địa lý và loại giống cây trồng.

- Tại Cục Trồng trọt có hệ thống quản lý và phổ biến thông tin, chia sẻ kiến thức về nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

9.2.4. Hợp phần 4: Quản lý dự án và giám sát, đánh giá.

(Kinh phí chi tiết như Phụ lục 5 kèm theo)

a) Các hoạt động chính.

- Chi phí quản lý và hỗ trợ gia tăng thực hiện dự án;

- Mua sắm trang, thiết bị phục vụ quản lý dự án bao gồm các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại;

- Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, các tư vấn giám sát bên thứ ba.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án.

b) Quy mô đầu tư: Hỗ trợ hoạt động quản lý thực hiện dự án và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý dự án của Bộ NN&PTNT và 7 tỉnh vùng dự án đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy chế quản lý đầu tư trong nước và quy định của nhà tài trợ.

c) Các kết quả chủ yếu của hợp phần 4.

- Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá và triển khai thực hiện các hoạt động hàng năm trong quá trình thực hiện dự án. Lập các báo cáo thường kỳ về tất cả các khía cạnh (đấu thầu, quản lý tài chính, tiến độ, chất lượng, quản lý môi trường, tái định cư) theo yêu cầu và quy định của nhà tài trợ và các cơ quan quản lý.

- Thực hiện theo dõi và đánh giá giữa kỳ và kết thúc dự án.

- Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ và triển khai kiểm toán nội bộ trong quá trình thực hiện dự án.

10. Về chính sách an toàn.

10.1. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Khung chính sách tái định cư của dự án sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đàm phán. Các tiểu dự án bị ảnh hưởng sẽ phải lập Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) dựa trên Khung chính sách tái định cư đã được duyệt.

10.2. Chính sách về môi trường, xã hội, dân tộc thiểu số.

Khung chính sách quản lý môi trường, xã hội, Khung chính sách dân tộc thiểu số của dự án sẽ được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt trước khi đàm phán khoản vay.

11. Các hành động thực hiện trước khi khoản vay có hiệu lực

- Thành lập các Ban quản lý dự án và tiểu dự án.

- Triển khai việc tuyển chọn các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật. Đối với các Tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật dùng nguồn vốn trong nước có thể ký hợp đồng ngay sau khi FS được phê duyệt. Đối với các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật dùng vốn vay sẽ ký hợp đồng sau khi Hiệp định có hiệu lực.

- Lập Thiết kế kỹ thuật chi tiết và Hồ sơ mời thầu xây lắp, thiết bị cho các hạng Tiểu dự án giai đoạn 1.

- Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu xây lắp/thiết bị 18 tháng, triển khai đấu thầu ngay sau khi ký hiệp định. Ký hợp đồng sau khi Hiệp định có hiệu lực.

12. Tổng mức đầu tư.

Tổng mức đầu tư của dự án là 4.431 tỷ đồng (tương đương 210 triệu USD), (chi tiết tại Phụ lục 1) trong đó:

- Vốn ODA : 3.798 tỷ đồng (tương đương 180 triệu USD).

- Vốn đối ứng: 633 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD).

Hình thức cung cấp ODA: vốn vay ưu đãi từ nguồn IDA của WB.

Phân bổ nguồn vốn cho các Hợp phần dự án: (đơn vị: triệu đồng)

 

Vốn ODA

Vốn đối ứng

Tổng vốn

Hợp phần 1

169.087

31.937

201.024

Hợp phần 2

3.006.613

590.563

3.597.176

Hợp phần 3

478.820

6.280

485.100

Hợp phần 4

143.480

4.220

147.700

Tổng

3.798.000

633.000

4.431.000

Cơ chế tài chính áp dụng cho dự án như sau:

- Đối với vốn vay WB: cấp phát 100% từ ngân sách trung ương đối với các hoạt động do Bộ NN&PTNT thực hiện và cấp phát bổ sung có mục tiêu cho địa phương đối với các hoạt động do các tỉnh thực hiện.

- Đối với vốn đối ứng: vốn xây dựng cơ bản, cấp phát 100% từ ngân sách nhà nước.

Phân bổ vốn đối ứng trung ương và địa phương như sau:

Tính theo USD (triệu USD)

Tính theo VND (tỷ VND)

Trung ương

Địa phương

Cộng

Trung ương

Địa phương

Cộng

22

8

30

464,20

168,80

633,00

Cơ chế tài chính đối với vốn đối ứng theo nguyên tắc:

- Ngân sách trung ương bố trí qua Bộ NN&PTNT đối với các hoạt động do Bộ NN&PTNT thực hiện và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

- Ngân sách địa phương bố trí các hoạt động thực hiện tại các tỉnh (bao gồm kinh phí đền bù, tái định cư) và thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương.

Đối với các nhiệm vụ do các địa phương thực hiện: việc hỗ trợ vốn đối ứng sẽ thực hiện theo đúng Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015. Dự án trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ.

Điều 2. Tổ chức quản lý, thực hiện dự án và phân giao nhiệm vụ.

- Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản dự án, chịu trách nhiệm chung toàn bộ dự án, là cơ quan đại diện phía Việt Nam làm việc với Nhà tài trợ trong quá trình triển khai dự án. Bộ thành lập Ban Chỉ đạo dự án do một Thứ trưởng làm Trưởng ban. Thành phần Ban Chỉ đạo gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tham gia dự án, Lãnh đạo của các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục Quản lý xây dựng công trình, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Tổng Cục Thủy lợi, và lãnh đạo Ban CPO thủy lợi. Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ tham mưu cho Bộ trong chỉ đạo, quản lý, giám sát và kiểm tra việc thực hiện dự án theo chức năng quản lý nhà nước của mình.

- Vụ Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm chung về quản lý thực hiện dự án tuân thủ Hiệp định vay, hướng dẫn, theo dõi, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ việc quản lý, thực hiện nguồn vốn tài trợ.

- Tổng cục Thủy lợi chịu trách nhiệm quản lý thực hiện Hợp phần 1, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình trong quá trình thẩm định các tiểu dự án do Bộ phê duyệt.

- Cục Quản lý xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý thực hiện Hợp phần 2, thẩm định, trình Bộ phê duyệt dự án đầu tư các tiểu dự án thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam, soạn thảo văn bản của Bộ góp ý về thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư các tiểu dự án do tỉnh phê duyệt.

- Cục Trồng trọt chịu trách nhiệm quản lý thực hiện Hợp phần 3, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình trong quá trình thẩm định các tiểu dự án do Bộ phê duyệt.

- Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi là chủ dự án, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý điều phối chung hoạt động của toàn dự án. Ban CPO sẽ quản lý tài khoản dự án, thực hiện việc rút vốn, chi trả cho các hoạt động chung của dự án và chuyển tiền xuống các tài khoản tiểu dự án để chi trả cho các hoạt động của tiểu dự án theo quy định về quản lý tài chính của dự án. Ban CPO trực tiếp là chủ đầu tư một số nội dung công việc (Hợp phần 4 và các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật...), có trách nhiệm thành lập CPMU và quản lý các hợp phần dự án theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và WB;

- Bộ NN&PTNT sẽ thành lập một Tổ chuyên trách do Cục Trồng trọt quản lý bao gồm các cán bộ của Cục trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật để tham mưu kỹ thuật cho Bộ trong quản lý thực hiện Hợp phần 3. Cán bộ của Tổ sẽ làm việc bán thời gian theo yêu cầu của từng giai đoạn. Kinh phí hoạt động từ nguồn hỗ trợ gia tăng của dự án.

- UBND các tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án đầu tư tiểu dự án, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường, Kế hoạch hành động tái định cư, Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, Kế hoạch hành động giới; bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng như đã cam kết, đáp ứng tiến độ thực hiện; chỉ đạo các ban, ngành địa phương phối hợp thực hiện theo hoạt động các tiểu dự án trên địa bàn Tỉnh.

- UBND các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ là cơ quan chủ quản các tiểu dự án, ngoài trách nhiệm nêu trên còn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư các tiểu dự án sau khi có ý kiến của Bộ NN&PTNT về thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, chỉ đạo chủ đầu tư, các ban ngành tổ chức thực hiện.

- Sở NN&PTNT hoặc Công ty Quản lý thủy nông là chủ đầu tư tiểu dự án. Chủ đầu tư tiểu dự án và Ban quản lý tiểu dự án có quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ như được quy định trong Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Bộ NN&PTNT ủy quyền phù hợp với cam kết trong hiệp định tài trợ. Mỗi tiểu dự án có một tài khoản tiểu dự án do Ban Quản lý tiểu dự án quản lý để nhận vốn từ tài khoản dự án và chi trả cho các hoạt động của tiểu dự án theo quy định về quản lý tài chính của dự án.

- Các đơn vị liên quan tham gia trong quá trình triển khai dự án tuân theo “Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án” được WB thông qua và Bộ NN&PTNT phê duyệt.

- Trong quá trình thực hiện các Tiểu dự án, trường hợp cần phải điều chỉnh dự án đầu tư Tiểu dự án, phải thực hiện đúng quy định hiện hành và phù hợp với hợp phần của dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi; Cục trưởng các Cục: Quản lý xây dựng công trình, Trồng trọt; Trưởng ban Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh: Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, và Quảng Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- TT. Hoàng Văn Thắng;
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp, Ngoại giao;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Cục BVTV, Vụ KHCN&MT;
- Lưu VT, HTQT(NTĐ).

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT, ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT)

1.1. Tổng mức đầu tư theo hạng mục chi:

Tỷ giá: 1 USD = 21.000 VN đồng

TT

Nội dung

Tổng vốn theo USD

Tổng vốn theo VNĐ

1

Xây dựng

126.416.710

2.667.392.580.000

2

Thiết bị

23.770.940

501.566.897.000

3

Dịch vụ tư vấn

17.829.250

376.197.175.000

4

Chi phí quản lý

3.056.230

64.486.453.000

5

Đền bù

4.543.990

95.878.189.000

6

Công tác đào tạo

4.200.000

88.620.000.000

7

Chi khác

6.580.160

138.838.000.000

8

Dự phòng

23.597.100

497.898.810.000

 

Tổng cộng

209.999.380

4.430.878.104.000

 

Làm Tròn

210.000.000

4.431.000.000.000



1.2. Tổng mức đầu tư theo Hợp phần

TT

Nội dung

Giá trị (USD)

Giá trị (1000đ)

Hợp phần 1

Hợp phần 2

Hợp phần 3

Hợp phần 4

Tổng cộng 4 hợp phần

Tổng cộng 4 hợp phần

Vốn WB

Vốn GoV

Tổng cộng

Vốn WB

Vốn GoV

Tổng cộng

Vốn WB

Vốn GoV

Tổng cộng

Vốn WB

Vốn GoV

Tổng cộng

 

 

1

Tỉnh Hà Giang

894.480

176.396

1.071.876

18.990.280

4.005.160

22.995.440

3.965.457

50.000

4.015.000

965.714

34.286

1.000.000

29.082.316

613.636.867

2

Tỉnh Hòa Bình

729.317

167.247

897.564

16.038.637

4.014.573

20.053.210

3.517.157

43.000

3.560.000

965.714

34.286

1.000.000

25.510.774

538.277.331

3

Tỉnh Phú Thọ

537.204

124.586

662.790

16.112.708

2.944.932

19.057.640

2.763.257

34.000

2.797.000

965.714

34.286

1.000.000

23.517.430

496.217.773

4

Tỉnh Thanh Hóa

1.089.558

214.120

1.304.678

24.265.110

4.929.520

29.194.630

3.068.857

39.000

3.108.000

965.714

34.286

1.000.000

34.607.308

730.214.198

5

Tỉnh Hà Tĩnh

1.316.986

233.872

1.550.858

23.929.650

4.125.446

28.055.096

2.719.057

32.000

2.751.000

965.714

34.286

1.000.000

33.356.954

703.832.700

6

Tỉnh Quảng Trị

1.606.416

279.791

1.886.207

20.069.447

4.369.133

24.438.580

3.351.657

42.000

3.394.000

965.714

34.286

1.000.000

30.718.787

648.170.900

7

Tỉnh Quảng Nam

1.846.884

300.676

2.147.560

23.087.710

3.599.984

26.687.694

3.334.557

40.000

3.375.000

965.714

34.286

1.000.000

33.210.254

700.752.100

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG KINH PHÍ HỢP PHẦN 1
(Kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT, ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT)

TT

NỘI DUNG

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho địa phương (USD)

TỔNG VỐN (USD)

TỔNG VỐN (1000 đồng)

Hà Giang

Hòa Bình

Phú Thọ

Thanh Hóa

Hà Tĩnh

Quảng Trị

Quảng Nam

1

Dịch vụ tư vấn

446.572

227.461

220.219

194.749

265.714

241.540

551.945

2.148.200

45.327.020

2

Chi phí thiết bị

362.333

430.210

264.101

790.631

927.342

1.214.149

1.123.327

5.112.093

107.865.162

3

Chi phí quản lý dự án

90.823

95.603

71.702

109.943

109.943

129.063

129.063

736.140

15.532.554

4

Dự phòng

172.148

144.290

106.768

209.355

247.859

301.455

343.225

1.525.100

32.179.610

 

Tổng cộng

1.071.876

897.564

662.790

1.304.678

1.550.858

1.886.207

2.147.560

9.521.530

201.024.000

 

PHỤ LỤC 3:

TỔNG KINH PHÍ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỢP PHẦN 2
(Kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT, ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT)

3.1.1 Tổng kinh phí hợp phần 2

TT

NỘI DUNG

PHÂN BỔ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỊA PHƯƠNG (USD)

TỔNG VỐN (USD)

TỔNG VỐN (1000 đồng)

Hà Giang

Hòa Bình

Phú Thọ

Thanh Hóa

Hà Tĩnh

Quảng Trị

Quảng Nam

1

GPMB và đền bù

512.920

295.710

853.470

1.841.610

375.700

444.610

219.970

4.543.990

95.878.189

2

Chi phí xây dựng

17.180.870

14.489.290

5.213.860

22.132.750

21.986.326

18.380.100

21.243.014

120.626.210

2.545.213.031

3

Chi phí thiết bị

204.730

149.980

9.589.010

115.130

0

0

0

10.058.850

212.241.735

4

Chi phí quản lý dự án

326.410

318.980

228.780

333.750

294.940

246.800

270.430

2.020.090

42.623.899

5

Dịch vụ tư vấn

1.579.750

1.888.450

562.190

883.970

1.505.150

1.911.740

1.249.800

9.581.050

202.159.100

6

Chi phí khác

191.350

295.170

162.020

116.900

260.600

297.670

256.450

1.580.160

33.338.000

7

Dự phòng

2.999.410

2.615.630

2.448.310

3.770.520

3.632.380

3.157.660

3.448.030

22.071.940

465.719.200

 

Tổng cộng

22.995.440

20.053.210

19.057.640

29.194.630

28.055.096

24.438.580

26.687.694

170.482.290

3.597.176.319

 

LÀM TRÒN

22.995.440

20.053.210

19.057.640

29.194.630

28.055.100

24.438.600

26.687.700

170.482.320

3.597.176.000

Bảng 3.1.2. Phân bổ nguồn vốn đầu tư

Tỷ giá hối đoái: 21.100 VN đồng

TT

Nội dung

Tổng vốn (USD)

Tổng vốn (1000 đồng)

Vốn vay WB

Vốn đối ứng

Tổng cộng

Vốn vay WB

Vốn đối ứng

Tổng cộng

 

HỢP PHẦN 2

 

 

 

 

 

 

A

Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu và các hồ chứa nhỏ đa mục tiêu

141.229.000

27.989.000

169.218.000

2.979.941.000

590.562.000

3.570.503.000

A.1

Tỉnh Hà Giang

18.990.290

4.005.160

22.995.440

400.695.000

84.510.000

485.205.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

512.924

512.920

 

10.823.000

10.823.000

2

Chi phí xây dựng

17.180.874

 

17.180.870

362.516.000

 

362.516.000

3

Chi phí thiết bị

204.730

 

204.730

4.320.000

 

4.320.000

4

Chi phí quản lý dự án

 

326.407

326.410

 

6.887.000

6.887.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

1.579.753

1.579.750

 

33.333.000

33.333.000

6

Chi phí khác

 

191.351

191.350

 

4.038.000

4.038.000

7

Dự phòng

1.604.682

1.394.724

2.999.410

33.859.000

29.429.000

63.288.000

A.2

Tỉnh Hòa Bình

16.038.630

4.014.570

20.053.210

338.416.000

84.706.000

423.122.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

295.707

295.710

 

6.239.000

6.239.000

2

Chi phí xây dựng

14.489.286

 

14.489.290

305.724.000

 

305.724.000

3

Chi phí thiết bị

149.977

 

149.980

3.165.000

 

3.165.000

4

Chi phí quản lý dự án

 

318.977

318.980

 

6.730.000

6.730.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

1.888.447

1.888.450

 

39.846.000

39.846.000

6

Chi phí khác

 

295.172

295.170

 

6.228.000

6.228.000

7

Dự phòng

1.399.365

1.216.270

2.615.630

29.527.000

25.663.000

55.190.000

A.3

Tỉnh Phú Thọ

15.825.410

2.944.930

18.770.340

333.916.000

62.138.000

396.054.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

853.472

853.470

 

18.008.000

18.008.000

2

Chi phí xây dựng

4.926.556

 

4.926.560

103.950.000

 

103.950.000

3

Chi phí thiết bị

9.589.009

 

9.589.010

202.328.000

 

202.328.000

4

Chi phí quản lý dự án

 

228.782

228.780

 

4.827.000

4.827.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

562.193

562.190

 

11.862.000

11.862.000

6

Chi phí

 

162.022

162.020

 

3.419.000

3.419.000

7

Dự án

1.309.843

1.138.462

2.448.310

27.638.000

24.022.000

51.660.000

A.4

Tỉnh Thanh Hóa

23.977.810

4.929.530

28.907.330

505.932.000

104.013.000

609.945.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

1.841.611

1.841.610

 

38.858.000

38.858.000

2

Chi phí xây dựng

21.845.452

 

21.845.450

460.939.000

 

460.939.000

3

Chi phí thiết bị

115.128

 

115.130

2.429.000

 

2.429.000

4

Chi phí quản lý dự án

 

333.755

333.750

 

7.042.000

7.042.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

883.971

883.970

 

18.652.000

18.652.000

6

Chi phí khác

 

116.899

116.900

 

2.467.000

2.467.000

7

Dự phòng

2.017.229

1.753.293

3.770.520

42.564.000

36.994.000

79.558.000

A.5

Tỉnh Hà Tĩnh

23.722.790

4.125.440

27.848.240

500.551.000

87.047.000

587.598.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

375.698

375.700

 

7.927.000

7.927.000

2

Chi phí xây dựng

21.779.472

 

21.779.470

459.547.000

 

459.547.000

3

Chi phí thiết bị

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí quản lý dự án

 

294.939

294.940

 

6.223.000

6.223.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

1.505.145

1.505.150

 

31.759.000

31.759.000

6

Chi phí khác

 

260.598

260.600

 

5.499.000

5.499.000

7

Dự phòng

1.943.322

1.689.056

3.632.380

41.004.000

35.639.000

76.643.000

A.6

Tỉnh Quảng Trị

19.839.610

4.369.130

24.208.740

418.615.000

92.189.000

510.804.000

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

444.611

444.610

 

9.381.000

9.381.000

2

Chi phí xây dựng

18.150.258

 

18.150.260

382.970.000

 

382.970.000

3

Chi phí thiết bị

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí quản lý dự án

 

246.802

246.800

 

5.208.000

5.208.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

1.911.740

1.911.740

 

40.338.000

40.338.000

6

Chi phí khác

 

297.666

297.670

 

6.281.000

6.281.000

7

Dự phòng

1.689.349

1.468.313

3.157.660

35.645.000

30.981.000

66.626.000

A.7

Tỉnh Quảng Nam

22.834.880

3.599.980

26.434.870

481.816.000

75.959.000

557.775.000

1

Giải phóng mặt bằng đền bù

 

219.974

219.970

 

4.641.000

4.641.000

2

Chi phí

20.990.189

 

20.990.190

442.893.000

 

442.893.000

3

Chi phí thiết

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí quản lý dự án

 

270.429

270.430

 

5.706.000

5.706.000

5

Dịch vụ tư vấn

 

1.249.796

1.249.800

 

26.371.000

26.371.000

6

Chi phí khác

 

256.450

256.450

 

5.411.000

5.411.000

7

Dự phòng

1.844.694

1.603.332

3.448.030

38.923.000

33.830.000

72.753.000

B

Hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ các mô hình Nông nghiệp thông minh

1.264.120

 

1.264.220

26.672.000

 

26.672.000

B.1

Mô hình cánh đồng mẫu lớn canh tác lúa

861.900

 

862.000

18.186.000

 

18.186.000

B.1.1

Tỉnh Phú Thọ

229.840

 

229.840

4.850.000

 

4.850.000

B.1.2

Tỉnh Thanh Hóa

172.380

 

172.380

3.637.000

 

3.637.000

B.1.3

Tỉnh Hà Tĩnh

149.396

 

149.400

3.152.000

 

3.152.000

B.1.4

Tỉnh Quảng Trị

137.904

 

137.900

2.910.000

 

2.910.000

B.1.5

Tỉnh Quảng Nam

172.380

 

172.380

3.637.000

 

3.637.000

B.2

Các mô hình thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng.

402.220

 

402.220

8.486.000

 

8.486.000

B.2.1

Tỉnh Phú Thọ

57.460

 

57.460

1.212.000

 

1.212.000

B.2.2

Tỉnh Thanh Hóa

114.920

 

114.920

2.425.000

 

2.425.000

B.2.3

Tỉnh Hà Tĩnh

57.460

 

57.460

1.212.000

 

1.212.000

B.2.4

Tỉnh Quảng Trị

91.936

 

91.940

1.940.000

 

1.940.000

B.2.5

Tỉnh Quảng Nam

80.444

 

80.440

1.697.000

 

1.697.000

C

Tổng cộng (A+B)

142.493.120

27.989.000

170.482.220

3.006.613.000

590.562.000

3.597.176.000

 

(Phụ lục 3)

BẢNG 3.2: NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ TIÊU THIẾT KẾ

TT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Nhiệm vụ

Cấp công trình

Tần suất đảm bảo (%)

Tần suất lũ công trình đầu mối (%)

Tưới (ha)

Tiêu (ha)

Thủy sản (ha)

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt

Đầu mối

Kênh

Tưới

Tiêu

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt

Thiết kế

Kiểm tra

1

Tiểu dự án 1: Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên

Hà Giang

3.098

 

17,0

4.255 (người)

III-IV

IV

75-85

 

90

1,5-2,0

0,5-1,0

2

Tiểu dự án 2: Xây dựng các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu tỉnh Hà Giang

Hà Giang

186

 

5,0

15.662 (người)

III-IV

IV

75-85

 

90

1,5-2,0

0,5-1,0

3

Tiểu dự án 3: Cải thiện hệ thống thủy lợi huyện Tam Nông, Thanh Thủy

Phú Thọ

788

5.962

 

 

III

IV

75

90

 

10

5,0

4

Tiểu dự án 4: Nâng cấp, cải tạo các công trình trạm bơm thủy luân và trạm bơm điện tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình

1.048

 

 

 

IV

IV

75

 

 

1,5-2,0

0,5-1,0

5

Tiểu dự án 5: Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình

3.218

 

473

 

III-IV

IV

75-85

 

 

1,5-2,0

0,5-1,0

6

Tiểu dự án 6 - Nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam Sông Mã

Thanh Hóa

11.525

 

450

 

Đặc biệt

III-IV

75

 

 

0,1

0,02

7

Tiểu dự án 7 - Khai thác đa mục tiêu hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ - Sông Rác.

Hà Tĩnh

30.061

 

1.287

13.600 (m3/ng.đ)

I-III

IV

85

 

90

0,5-1,5

0,1-0,5

8

Tiểu dự án 8- Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị

5.400

1.300

650

 

II

III-IV

85

90

 

1,0

0,2

9

Tiểu dự án 9 - Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

22.927

 

 

23.796 (m3/ng.đ)

I-II

II-IV

85

 

90

0,5-1,0

0,1-0,2

 

Tổng

 

78.251

7.262

2.882

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TIỂU DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH HÀ GIANG

Bảng 3.3. Tiểu dự án số 1 - Hệ thống thủy lợi 3 huyện vùng thấp Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng (xã/huyện)

Nhiệm vụ

Nội dung đầu tư

Tưới (ha)

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt(người)

1

Hồ chứa nước Nà Há, đội 2, thôn Hùng Tiến

Hùng An/ Bắc Quang

78

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 0,5 km kênh.

2

Hồ chứa nước Chả Phường, thôn Hùng Tiến

Hùng An/ Bắc Quang

87

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống và khoảng 2,1 km kênh

3

Hồ chứa nước Khuổi Phầy

Hùng An/ Bắc Quang

80

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 1,3 km kênh.

4

Thủy lợi Thanh Niên, đội 5, thôn Tân An

Hùng An/ Bắc Quang

49

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 0,9 km kênh.

5

Hồ chứa nước Lâm trường Vĩnh Hảo

Hùng An/ Bắc Quang

44

 

Sửa chữa, nâng cấp cống lấy nước và khoảng 0,8 km kênh

6

Công trình thủy lợi thôn Me Thượng

Vô Điếm/ Bắc Quang

53

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 1,4 km kênh.

7

Công trình thủy lợi thôn Me Hạ

Vô Điếm/ Bắc Quang

89

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 3,0 km kênh.

8

Công trình thủy lợi thôn Lâm

Vô Điếm/ Bắc Quang

72

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 3,4 km kênh.

9

Nâng cấp kênh Bến Xã

Vĩ Thượng/ Quang Bình

151

 

Sửa chữa, nâng cấp khoảng 4,0 km kênh

10

Công trình thủy lợi xã Bằng Lang

Bằng Lang/ Quang Bình

251

 

 

10.1

Công trình Nà Boan

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước

10.2

Công trình Vàng Pang

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 1,8 km kênh

10.3

Công trình Khuổi Toàn

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 0,8 km kênh

10.4

Công trình Vàng H1&2

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp khoảng 2,2 km kênh

11

Công trình thủy lợi Mỹ Bắc

Tân Bắc/ Quang Bình

172

1.500

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,2 km kênh, lắp đặt 10,9 km đường ống.

12

Công trình

Yên Hà/ Quang Bình

306

 

 

12.1

Hồ chứa Pan Keo - Thôn Tân Tràng

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 2,0 km kênh.

12.2

Hồ chứa Yên Sơn - thôn Yên Sơn

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn, cống và khoảng 1,5 km kênh

12.3

Thủy lợi Tân Tràng thôn Tân Tràng

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 1.5 m kênh

12.4

Thủy lợi Chàng Thẳm, thôn Chàng Thẳm

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn, cống và khoảng 1,9 km kênh

12.5

Thủy lợi Chàng Sát thôn Chàng Sát

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống, tràn và khoảng 1,8 km kênh

13

Hồ chứa thủy lợi thôn Yên Thượng, Yên Lập

Yên Bình/ Quang Bình

159

600

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 4,8 km kênh.

14

Công trình thủy lợi Khuổi Liêng

Bạch Ngọc/ Vị Xuyên

95

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn, cống và khoảng 2,0 km kênh

15

Công trình thủy lợi Nà Thài

Bạch Ngọc/ Vị Xuyên

130

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn, cống và khoảng 2,0 km kênh

16

Công trình thủy lợi Khả Mò

Ngọc Minh/ Vị Xuyên

106

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn, cống và khoảng 2,0 km kênh

17

Đập thôn Riềng

Ngọc Minh/ Vị Xuyên

85

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn xả lũ, cống lấy nước và khoảng 2,0 km kênh

18

Nâng cấp hệ thống kênh thôn Bản Xám

Ngọc Minh/ Vị Xuyên

49

 

Sửa chữa, nâng cấp khoảng 1,5 km kênh

19

Nâng cấp hệ thống kênh đập thôn Lù

Kim Thạch/ Vị Xuyên

143

 

Sửa chữa, nâng cấp cống lấy nước và khoảng 2,3 km kênh

20

Công trình thủy lợi Nà Quai

Kim Thạch/ Vị Xuyên

36

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,0 km kênh

21

Công trình thủy lợi Khuổi Pài

Trung Thành/ Vị Xuyên

149

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,0 km kênh

22

Công trình thủy lợi Khuổi Lác

Trung Thành/ Vị Xuyên

92

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,0 km kênh

23

Công trình thủy lợi thôn Cuôm

Trung Thành/ Vị Xuyên

50

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,0 km kênh

24

Cụm thủy lợi khu Hạ Sơn, thị trấn Việt Quang

Việt Quang/ Bắc Quang

132

1.225

 

24.1

Thủy lợi thôn Thanh Sơn

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, tràn xả lũ, cống lấy nước và khoảng 4,4 km kênh.

24.2

Thủy lợi Tân Sơn

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 3,5 km kênh

25

Đập thủy lợi và cấp nước sinh hoạt thác Nậm Nàng

Liên Hiệp/ Bắc Quang

113

930

 

25.1

Kênh suối Nậm Nàng

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập đất và khoảng 1.9 km kênh

25.2

Kênh Na Đồng 1 & 2

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập đầu mối và khoảng 3,0 kênh

25.3

Hệ thống cấp nước sinh hoạt

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập chính, đập phụ để chuyển nước, lắp đặt khoảng 5,7 km đường ống cấp nước

26

Thủy lợi thôn Tân Thành 2

Liên Hiệp/ Bắc Quang

223

 

 

26.1

Thủy lợi Bản Quý

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập và khoảng 3,5 km kênh

26.2

Thủy lợi Lùng Khum

 

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 4,0 km kênh

27

Thủy lợi thôn Tân Thành 3

Liên Hiệp/ Bắc Quang

104

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước và khoảng 2,5 km kênh

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TIỂU DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH HÀ GIANG

Bảng 3.4. Tiểu dự án số 2- Hệ thống thủy lợi 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh - tỉnh Hà Giang

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng (xã/huyện)

Nhiệm vụ

Nội dung đầu tư

Tưới (ha)

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt(người)

1

Thủy nông Nà Rược, thị trấn Yên Minh

Huyện Yên Minh

106

10.677

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 3,2 km kênh.

2

Hồ Chử Lủng

Sảng Tủng/Đồng Văn

3

300

- Kết cấu bằng BTCT kết hợp vải chống thấm hoặc các loại vật liệu khác

- Hệ thống thu gom nước mặt: hào thu nước bằng đá xây

- Hệ thống đường ống dẫn cung cấp nước cho hồ từ suối và các đập dâng khu vực lân cận.

- Hàng rào xung quanh hồ bằng gạch xây và lưới thép.

- Xây dựng giếng lấy nước có hệ thống lọc có van điều tiết cạnh hồ.

- Hệ thống đường ống cấp đến các khu dân cư.

3

Bể Xóm Mới

Phó Bảng/Đồng Văn

3

300

4

Hồ Sính Lủng

Sính Lủng/Đồng Văn

3

300

5

Hồ Sủng Pờ A

Sủng Trà/Mèo Vạc

10

300

6

Hồ thôn Sàng Sò

Sủng Trà/Mèo Vạc

10

300

7

Hồ thôn Há Súa

Tả Lủng/Mèo Vạc

10

300

8

Hồ thôn Tả Lủng B

Tả Lủng/Mèo Vạc

10

300

9

Hồ thôn Sủng Cáng

Sủng Cáng/Mèo Vạc

9

300

10

Hồ Lùng Khố

Tùng Vài/Quản Bạ

9

335

11

Hồ Pao Mã Phìn

Tùng Vài/Quản Bạ

9

300

12

Hồ Sải Giàng Phìn

Tả Vài/Quản Bạ

10

250

13

Hồ Thèn Ván 2

Cao Mã Pờ/Quản Bạ

9

350

14

Hồ Vả Thàng 1

Cao Mã Pờ/Quản Bạ

9

300

15

Hồ thôn A1&A2

Phú Lũng/Yên Minh

14

350

16

Hồ Páo Cờ Tùng

Phú Lũng/Yên Minh

14

350

17

Hồ bản Lò

Đông Minh/Yên Minh

14

350

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.


(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

TIỂU DỰ ÁN 3: CẢI TẠO NÂNG CẤP HỆ THỐNG THỦY LỢI TAM NÔNG- THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật các trạm bơm

TT

Tên trạm bơm

Địa điểm xây dựng (xã)

Diện tích đất canh tác (ha)

QTK
(m3 /h)

HTK (m)

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

I

Các trạm bơm tiêu

1

Trạm bơm Dậu Dương

Xã Dậu Dương

3.840

72.000

7,20

Xây dựng trạm bơm buồng xoắn bê tông hoặc bơm chìm

2

Trạm bơm Đoan Hạ

Xã Đoan Hạ

2.122

90.000

7,98

II

Các trạm bơm tưới

3

Trạm bơm Khu 7

Xã Bảo Yên

130

802

6,90

Sửa chữa, nâng cấp nhà trạm, bể hút, bể xả, máy bơm.

4

Trạm bơm Đồng Quanh

Xã Đoan Hạ

140

864

6,68

5

Trạm bơm Ngòi Táo

Xã Đoan Hạ

150

925,70

8,67

6

Trạm bơm Cầu Chòi

Xã Trung Thịnh

116

715,90

6,87

7

Trạm bơm Vườn Vua

Xã Trung Thịnh

136

839,31

8,00

 

Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật kênh tưới

TT

Hệ thống kênh

Đơn vị

Thông số

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

1

HTTL huyện Tam Nông

 

 

Gia cố kênh bằng bê tông và BTCT đổ tại chỗ hoặc gạch xây và bê tông hoặc bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Tổng diện tích tưới

ha

115,60

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

3

- Tổng chiều dài

km

2,4

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

2,4

2

HTTL huyện Thanh Thủy

 

 

- Tổng diện tích tưới

ha

672

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

m3/s

12

- Tổng chiều dài

km

3,5

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,5

*Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TIỂU DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH HÒA BÌNH

Bảng 3.7.: Tiểu dự án số 4 - Cải tạo nâng cấp các trạm bơm thủy luân, bơm điện tỉnh Hòa Bình

TT

Tên trạm bơm

Địa điểm xây dựng

Diên tích tưới (ha)

Nội dung đầu tư

1

Thủy Luân Nại

Xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn

400

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 21,0 km kênh.

2

Thủy Luân Trám

Xã Gia Mô, huyện Tân Lạc

36

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 2,1 km kênh

3

Thủy Luân Cúng

Xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc

42

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 2,0 km kênh

4

Thủy Luân Nhót

Xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc

30

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 2,5 km kênh

5

Thủy Luân Tà

Xã Do Nhân, huyện Tân Lạc

32

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 1,2 km kênh

6

Thủy Luân Đồng Chúi

Xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn

30

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 1,2 km kênh

7

Thủy Luân Hải Sơn

Xã Mai Hịch, huyện Mai Châu

20

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 2,0 km kênh

8

Thủy Luân Dấn

Xã Mai Hịch, huyện Mai Châu

20

Sửa chữa, nâng cấp đập, nhà trạm, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 1,8 km kênh

9

Thủy Luân Xuân Tiến

Xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu

20

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 1,8 km kênh

10

Thủy Luân Phiềng Vế

Xã Piềng Vế, huyện Mai Châu

18

Sửa chữa, nâng cấp đập, thiết bị cơ khí thủy công, máy bơm và khoảng 1,2 km kênh

11

Trạm bơm điện hồ nước Tra

Thị trấn Cao Phong

400

Sửa chữa, nâng cấp nhà trạm, máy bơm, đường ống đẩy và hệ thống đường ống tưới dài khoảng 13,1 km

12

Tổng

 

1.048

 

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CAC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TIỂU DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH HÒA BÌNH

Bảng 3.8: tiểu dự án số 5 - cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi tỉnh Hòa bình

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Diện tích tưới (ha)

Nội dung đầu tư

1

Hồ Yên Bồng

Xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

390

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), nâng cấp khoảng 0,1 km kênh, 0,7 km đường quản lý vận hành.

2

Cụm Hồ Khạt, Bai Va

Xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn

160

 

Hồ Khạt

160

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 1,2 km kênh

Bai Vả

 

Sửa chữa, nâng cấp đập, cống lấy nước

3

Cụm hồ Đặng, hồ Vâng

Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn

310

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 0,8 km kênh

Hồ Đặng

175

Hồ Vâng

135

4

Hồ Nam Thượng

Xã Nam Thượng huyện Kim Bôi

315

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 2,1 km kênh

5

Hồ Xóm Cốc

Xã An Lạc huyện Lạc Thủy

205

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 4,9km kênh, 2,9 km đường quản lý vận hành.

6

Cụm Hồ Vôi

Xã Thanh Nông huyện Lạc Thủy

163

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 3,0 kênh, 1,6 km đường quản lý vận hành

 

Hồ Đầm

80

 

H. Đồi Thờ

83

7.

Cụm hồ Lạc Thịnh

Xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy

215

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 2,3 km kênh

 

Hồ Lạng

55

 

Hồ Sấu

120

 

Hồ Đình

40

8

Hồ Đập Cốc

Xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy

190

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 6,7 km kênh

9

Hồ Đầm Khánh

Thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thủy

247

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 2,5 km kênh

10.

Hồ Vành

Xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn

120

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), và khoảng 3,0 km kênh

11

Cụm Hồ Sào Báy

Xã Sào Báy, huyện Kim Bôi

232

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 2,1 km kênh.

Hồ Bùi

27

H. Đồng Đa

41

H. Rộc Độm

44

H. Suối Choi

120

12

Cụm hồ Cây vừng

Xã Ngọc Lương huyện Yên Thủy

115

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 2,3 km kênh

H Cây Vừng

35

H. Nông dân

45

H Đm Thng

35

13

Bai La

Xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn

60

Sửa chữa, nâng cấp đập tràn, cống lấy nước

14

Cụm hồ Lương Cao

Huyện Yên Thủy

326,4

 

H 5+6

 

227

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 0,9 km kênh

Hồ 7+8

 

99,4

Bai ln

 

 

Sửa chữa, nâng cấp đập tràn, cống lấy nước

15

Hồ Suối Hai

Xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc

80

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 0,4 km kênh

16

Hồ Cành

Xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi

90

Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và khoảng 1,2 km kênh

 

Tổng

 

3.218

 

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

TIỂU DỰ ÁN 6: NÂNG CẤP HỆ THỐNG KÊNH TRẠM BƠM NAM SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA

Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật kênh.

TT

Hệ thống kênh

Đơn vị

Thông số

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Hệ thống kênh chính Nam

1. Kênh chính Nam

 

 

Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, hiện trạng và quy mô kênh lựa chọn giải pháp gia cố hợp lý theo các phương án công nghệ và vật liệu sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Diện tích tưới

ha

4.725

- Lưu lượng thiết kế đầu kênh

m3/s

6,39

- Chiều dài kênh

km

20,7

- Chiều dài sửa chữa nâng cấp

km

20,7

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

7

- Tổng chiều dài

km

36,9

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

32,4

Hệ thống kênh chính Bắc

1. Kênh chính Bắc

 

 

- Diện tích tưới

ha

5.804

- Lưu lượng thiết kế đầu kênh

m3/s

8,05

- Chiều dài kênh

km

23,2

- Chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

23,2

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng

tuyến

5

- Tổng chiều dài

km

27,5

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

27,5

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐA MỤC TIÊU HỆ THỐNG THỦY LỢI KẺ GỖ VÀ SÔNG RÁC - TỈNH HÀ TĨNH

Bảng 3.10: Thông số kỹ thuật kênh

TT

Hệ thống kênh

Đơn vị

Thông số

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Hệ thống Kẻ G

1. Kênh cấp 2

 

 

Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, hiện trạng và quy mô kênh lựa chọn giải pháp gia cố hợp lý theo các phương án công nghệ và vật liệu sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

5

- Tổng chiều dài

km

17

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

17

2. Kênh cấp 3

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

8

- Tổng chiều dài

km

23,5

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

23,5

3. Kênh nội đồng

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

63

- Tổng chiều dài

km

73,1

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

73,1

Hệ thống Sông Rác

1. Kênh cấp 2

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

3

- Tổng chiều dài

km

20,9

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

20,9

2. Kênh cấp 3

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

14

- Tổng chiều dài

km

25,9

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

25,9

3. Kênh vượt cấp

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

10

- Tổng chiều dài

km

21

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

21

4. Kênh nội đồng

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

6

- Tổng chiều dài

km

7,2

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

7,2

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

TIỂU DỰ ÁN 8: CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bảng 3.11: Nâng cấp, sửa chữa công trình đầu mối

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Nhiệm vụ

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

1

Hồ La Ngà

Xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy của huyện Vĩnh Linh

Tưới 2.000 ha; Thủy sản 450 ha; Tiêu 1.000 ha

- Đập chính: xử lý chống thấm thân đập và nền, xử lý chống mối, mở rộng nâng cấp mặt đập, sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu, các vị trí hư hỏng cục bộ mái thượng lưu;

- Các đập phụ: Đập phụ I & II: Mở rộng, nâng cao và nâng cấp mặt đập, xử lý chống mối. Sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu.

- Cống lấy nước: thay mới cống lấy nước dưới đập cách cống cũ 320m về phía hữu cống cũ.

- Tràn xả lũ: xử lý các khe lún, bề mặt bị rò rỉ nước.

- Đường quản lý+thi công: Nâng cấp 03 tuyến đường quản lý kết hợp thi công.

- Nâng cấp hệ thống điện quản lý vận hành đầu mối.

2

Hồ Trúc Kinh

Huyện Gio Linh, Cam Lộ và thành phố Đông Hà.

Tưới 2.350 ha; Thủy sản 200 ha; Tiêu 300 ha

- Đập chính: giữ nguyên cao trình đỉnh đập, nâng cấp mặt đập; xử lý chống thấm thân đập và nền, xử lý chống mối, sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu, sửa chữa các vị trí hư hỏng cục bộ mái thượng lưu, các đoạn rãnh thoát nước cơ đập, chân đập mái hạ lưu bị hư hỏng.

- Đập phụ I, II: giữ nguyên cao trình đỉnh đập, mở rộng và nâng cấp mặt đập; xử lý chống mối thân đập, sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu. Mái thượng lưu nâng cấp bàng đá lát. Riêng đập phụ II lát mái thượng lưu đã có, chỉ sửa chữa các vị trí bị lún sụt, hư hỏng.

- Đập phụ III: giữ nguyên cao trình đỉnh đập, nâng cấp mặt đập; xử lý chống mối thân đập, sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu. Sửa chữa hư hỏng cục bộ mái thượng lưu.

- Đập phụ Ib: giữ nguyên cao trình đỉnh đập, nâng cấp mặt đập; xử lý chống mối thân đập, bổ sung nâng cấp mái thượng lưu bằng đá lát, sửa chữa lại hệ thống thoát nước mặt mái hạ lưu.

- Cống lấy nước dưới đập: nâng cấp thiết bị đóng mở cửa cống từ thủ công sang đóng mở bằng điện kết hợp quay tay. Thay mới cửa van làm việc và cửa van sự cố.

- Nâng cấp 01 tuyến đường quản lý kết hợp thi công và 01 tuyến đường thi công;

- Nâng cấp hệ thống điện quản lý vận hành đầu mối; nâng cấp nhà quản lý đầu mối.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

TIỂU DỰ ÁN 8: DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bảng 3.12: Thông số kỹ thuật các tuyến kênh

TT

Hệ thống kênh

Đơn vị

Thông số

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Hệ thống La Ngà

1. Kênh chính

 

 

Tùy theo quy mô, đặc điểm địa hình, địa chất, công nghệ gia cố kênh được lựa chọn phù hợp theo các loại sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Diện tích tưới

ha

2.000

- Lưu lượng đầu kênh

m3/s

3,52

- Tổng chiều dài

km

3,54

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

0,5

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

2

- Tổng chiều dài

km

11,0

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

2,9

3. Kênh cấp 2

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

03

- Tổng chiều dài

km

8,3

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,7

4. Kênh nội đồng

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

196

- Tổng chiều dài

km

85,30

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

25,52

5. Kênh tiêu

 

 

Sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo dẫn đủ lưu lượng thiết kế.

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

2

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

6,1

Hthống Trúc Kinh

1. Kênh chính

 

 

Tùy theo quy mô, đặc điểm địa hình, địa chất, công nghệ gia cố kênh được lựa chọn phù hợp theo các loại sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Diện tích tưới

Ha

2.350

- Lưu lượng đầu kênh

m3/s

4,30

- Tổng chiều dài

km

15,6

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,0

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

02

- Tổng chiều dài

km

9,8

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

1,3

3. Kênh cấp 2

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

24

- Tổng chiều dài

km

7,1

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

7,1

4. Kênh cấp 3

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

9

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,4

5. Kênh vượt cấp

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

12

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

4,4

6. Kênh tiêu

 

 

Sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo dẫn đủ lưu lượng thiết kế.

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

1

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,7

Hệ thống Hà Thượng

1. Kênh cấp 1

 

 

Tùy theo quy mô, đặc điểm địa hình, địa chất, công nghệ gia cố kênh được lựa chọn phù hợp theo các loại sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

6

- Tổng chiều dài

km

3,9

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

3,9

2. Kênh cấp 2

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

32

- Tổng chiều dài

km

11,0

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

11,0

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.

 

(Phụ lục 3)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

TIỂU DỰ ÁN 9: DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI, TỈNH QUẢNG NAM

Bảng 3.13: Thông số kỹ thuật các tuyến kênh

TT

Hệ thống kênh

Đơn vị

Thông số

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Hệ thống Phú Ninh

1. Kênh chính Bắc

 

 

Tùy theo quy mô, đặc điểm địa hình, địa chất, công nghệ gia cố kênh được lựa chọn phù hợp theo các loại sau: BTCT đổ tại chỗ, tấm lát BTCT, đá lát trong khung dầm BTCT, công nghệ Neoweb, gạch xây và bê tông, bê tông vỏ mỏng, bê tông cốt sợi, BTCT đúc sẵn...

- Diện tích tưới

ha

16.325

- Lưu lượng thiết kế đầu kênh

m3/s

29,66

- Tổng chiều dài

km

47,0

- Chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

7,1

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

18

- Tổng chiều dài

km

82,0

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

58,3

3. Kênh cấp 2

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

109

- Tổng chiều dài

km

179,7

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

83,6

4. Kênh cấp 3

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

20

- Tổng chiều dài

km

97,8

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

68,0

5. Kênh trạm bơm

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

7

- Tổng chiều dài

km

34,0

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

13,5

Hệ thống Khe Tân

1. Kênh chính

 

 

- Diện tích tưới

ha

3.500

- Lưu lượng thiết kế

m3/s

7,65

- Chiều dài kênh

km

14,6

- Chiều dài nâng cấp

km

10,0

2. Kênh cấp 1

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

10

- Tổng chiều dài

km

25,7

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

18,2

3. Kênh cấp 2, 3

 

 

- Số tuyến sửa chữa, nâng cấp

tuyến

37

- Tổng chiều dài

km

35,3

- Tổng chiều dài sửa chữa, nâng cấp

km

35,3

* Ghi chú: loại và số lượng công trình trên kênh sẽ xác định trong giai đoạn Dự án đầu tư.


PHỤ LỤC 4

TỔNG KINH PHÍ HỢP PHẦN 3
(Kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT, ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT)

4.1. Kinh phí hợp phần 3 theo USD

TT

NỘI DUNG

CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHẦN 3 (USD)

TỔNG VỐN (USD)

Xây lắp

Vật tư /Thiết bị

Tư vấn

Đào tạo/Hội thảo

Hỗ trợ, chi khác

Chi phí quản lý

I

Các hoạt động hỗ trợ cấp trung ương

 

45.000

326.000

55.000

200.000

20.000

646.000

II

Các hoạt động hỗ trợ cấp tỉnh

5.790.500

8.555.000

1.774.000

1.945.000

4.000.000

280.000

22.344.500

1

Hà Giang

1.348.000

1.191.000

265.000

325.000

650.000

50.000

3.829.000

2

Hòa Bình

962.500

1.311.000

260.000

270.000

625.000

43.000

3.471.500

3

Phú Thọ

492.000

1.210.000

244.000

270.000

472.000

34.000

2.722.000

4

Thanh Hóa

527.000

1.370.000

260.000

270.000

552.000

39.000

3.018.000

5

Hà Tĩnh

516.000

1.095.000

240.000

270.000

550.000

32.000

2.703.000

6

Quảng Trị

900.000

1.182.000

270.000

270.000

635.000

42.000

3.299.000

7

Quảng Nam

1.045.000

1.196.000

235.000

270.000

516.000

40.000

3.302.000

 

Tổng cộng (I+II)

5.790.500

8.600.000

2.100.000

2.000.000

4.200.000

300.000

22.990.500

 

LÀM TRÒN

5.800.000

8.600.000

2.100.000

2.000.000

4.200.000

300.000

23.000.000

4.2. Kinh phí hợp phần 3 theo VNĐ

TT

NỘI DUNG

CÁC HOẠT ĐỘNG (1000 VNĐ)

TỔNG VỐN (1000 VNĐ)

Xây lắp

Vật tư/Thiết b

Tư vn

Đào tạo/ Hi thảo

Hỗ trợ, chi khác

Chi phí quản lý

I

Các hoạt động hỗ trợ cấp trung ương

 

949.500

6.878.600

1.160.500

4.220.000

422.000

13.630.600

II

Các hoạt động hỗ trợ cấp tỉnh

122.179.550

180.510.500

37.431.400

41.039.500

84.400.000

5.908.000

471.468.950

1

Hà Giang

28.442.800

25.130.100

5.591.500

6.857.500

13.715.000

1.055.000

80.791.900

2

Hòa Bình

20.308.750

27.662.100

5.486.000

5.697.000

13.187.500

907.300

73.248.650

3

Phú Thọ

10.381.200

25.531.000

5.148.400

5.697.000

9.959.200

717.400

57.434.200

4

Thanh Hóa

11.119.700

28.907.000

5.486.000

5.697.000

11.647.200

822.900

63.679.800

5

Hà Tĩnh

10.887.600

23.104.500

5.064.000

5.697.000

11.605.000

675.200

57.033.300

6

Quảng Trị

18.990.000

24.940.200

5.697.000

5.697.000

13.398.500

886.200

69.608.900

7

Quảng Nam

22.049.500

25.235.600

4.958.500

5.697.000

10.887.600

844.000

69.672.200

 

Tổng cộng (I+II)

122.179.550

181.460.000

44.310.000

42.200.000

88.620.000

6.330.000

485.099.550

 

LÀM TRÒN

122.180.000

181.460.000

44.310.000

42.200.000

88.620.000

6.330.000

485.100.000

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG KINH PHÍ HỢP PHẦN 4
(Kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT, ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT)

TT

NỘI DUNG

PHÂN BỔ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỊA PHƯƠNG (USD)

TỔNG VỐN (USD)

TNG VỐN (1000 đồng)

Hà Giang

Hòa Bình

Phú Thọ

Thanh Hóa

Hà Tĩnh

Quảng Trị

Quảng Nam

 

Hợp phần 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dự án và M&E

571.429

571.429

571.429

571.429

571.429

571.429

571.429

4.000.000

84.400.000

2

Hỗ trợ xây dựng năng lực và đào tạo

314.286

314.286

314.286

314.286

314.286

314.286

314.286

2.200.000

46.420.000

3

Chi phí hỗ trợ gia tăng

114.286

114.286

114.286

114.286

114.286

114.286

114.286

800.000

16.880.000

 

Tổng cộng

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

7.000.000

147.700.000

 

LÀM TRÒN

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

7.000.000

147.700.000