BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XUẤT GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Căn cứ văn bản số 15777/BTC-TCDT ngày 04/11/2016 của Bộ Tài chính về thực hiện hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ;
Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp (không thu tiền) 33.508.995,7 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giao cho các tỉnh để hỗ trợ cho học sinh học kỳ II năm học 2022-2023 theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn như phụ lục ban hành kèm quyết định này.
Điều 2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có trách nhiệm:
1. Căn cứ số lượng gạo dự trữ quốc gia tại thời điểm xuất cấp và kế hoạch tiếp nhận gạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, giao nhiệm vụ cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức giao, nhận gạo tại trung tâm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo kế hoạch phân bổ của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp số lượng gạo thực tế tiếp nhận của địa phương trong học kỳ II thấp hơn số gạo Bộ Tài chính đã quyết định thì cấp theo số lượng gạo đề nghị của địa phương; trường hợp số lượng gạo thực tế địa phương tiếp nhận trong học kỳ II cao hơn số gạo Bộ Tài chính đã quyết định thì tổng hợp đề nghị của địa phương, trình Bộ Tài chính xuất cấp gạo bổ sung để kịp thời xuất cấp cho các địa phương trong năm học.
2. Tổ chức giao, nhận gạo dự trữ quốc gia bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 51/2020/TT-BTC ngày 02/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn số 15777/BTC-TCDT ngày 04/11/2016 của Bộ Tài chính về thực hiện hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, đảm bảo việc tiếp nhận, phân loại, sử dụng gạo hỗ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ của năm học, tránh để thất thoát, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, phân phối gạo.
2. Chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận gạo của địa phương vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đến các trường học hoặc địa điểm thích hợp để cấp phát cho các đối tượng theo đúng quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, số liệu báo cáo nêu tại
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
XUẤT GẠO HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
(Kèm theo Quyết định số 241/QĐ-BTC ngày 23/02/2023 của Bộ Tài chính)
ĐVT: Lượng (kg)
STT | Địa phương nhận gạo | Số học sinh | Số gạo hỗ trợ cho học sinh học kỳ II |
TỔNG CỘNG | 530.701 | 33.508.995,7 | |
1 | Hòa Bình | 14.428 | 865.680 |
2 | Sơn La | 59.298 | 3.557.880 |
3 | Điện Biên | 54.109 | 3.282.990 |
4 | Lai Châu | 25.501 | 1.530.060 |
5 | Hà Giang | 62.499 | 4.120.300,7 |
6 | Lào Cai | 34.723 | 2.083.380 |
7 | Yên Bái | 28.564 | 2.142.300 |
8 | Tuyên Quang | 13.000 | 975.000 |
9 | Phú Thọ | 3.750 | 281.250 |
10 | Bắc Giang | 2.975 | 208.910 |
11 | Lạng Sơn | 31.539 | 1.892.340 |
12 | Bắc Kạn | 13.064 | 781.200 |
13 | Cao Bằng | 34.500 | 2.070.000 |
14 | Thái Nguyên | 3.600 | 270.000 |
15 | Quảng Ninh | 1.084 | 55.440 |
16 | Thanh Hóa | 11.123 | 654.645 |
17 | Nghệ An | 24.400 | 1.830.000 |
18 | Quảng Trị | 7.090 | 531.750 |
19 | Quảng Bình | 2.890 | 216.750 |
20 | Thừa Thiên Huế | 249 | 14.940 |
21 | Quảng Nam | 14.860 | 883.770 |
22 | Quảng Ngãi | 15.572 | 934.320 |
23 | Bình Định | 1.508 | 90.795 |
24 | Ninh Thuận | 3.300 | 198.000 |
25 | Bình Thuận | 47 | 3.585 |
26 | Phú Yên | 700 | 52.500 |
27 | Khánh Hòa | 1.246 | 74.760 |
28 | Gia Lai | 10.779 | 646.740 |
29 | Kon Tum | 14.118 | 847.080 |
30 | Lâm Đồng | 1.890 | 113.400 |
31 | Đắk Lắk | 16.000 | 960.000 |
32 | Đắk Nông | 9.688 | 582.060 |
33 | Bình Phước | 3.250 | 195.000 |
34 | Tây Ninh | 150 | 9.000 |
35 | Long An | 342 | 20.520 |
36 | Trà Vinh | 130 | 7.800 |
37 | Bến Tre | 2.129 | 127.740 |
38 | Vĩnh Long | 50 | 3.750 |
39 | Cà Mau | 137 | 8.220 |
40 | Sóc Trăng | 3.919 | 235.140 |
41 | Kiên Giang | 2.450 | 147.000 |
42 | Hậu Giang | 50 | 3.000 |