ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2411/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 04 tháng 11 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2688/TTr-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước)
Quy chế này áp dụng đối với các Trường Phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn Bình Phước (sau đây gọi tắt là Trường), hoạt động của Trường tuân theo các quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học) và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Mục tiêu, vai trò và tính chất của Trường
1. Trường nằm trong hệ thống các Trường phổ thông công lập của Nhà nước, mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo cán bộ người dân tộc trên địa bàn tỉnh.
2. Trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
3. Là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Học sinh được Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết để ăn học, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú trong quá trình học tập.
Điều 3. Chính sách ưu tiên và ưu đãi của Trường
1. Trường được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách, lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để đảm bảo việc nuôi, dạy học sinh.
2. Trường được ưu tiên cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời để đảm bảo tốt các hoạt động thường xuyên của Trường, được ưu tiên cấp kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học và sinh hoạt, kinh phí để tham dự các hoạt động văn hóa theo quy định, hiện hành của Nhà nước.
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trường ngoài chế độ được hưởng theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi chung của nhà nước còn được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 25/02/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách ưu đãi đối với các trường chuyên biệt (Trường THPT chuyên công lập và trường phổ thông dân tộc nội trú) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
4. Ngoài các loại hình giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên được quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, Trường còn có giáo viên quản lý học sinh, nhân viên cấp dưỡng, được quy định như sau: Giáo viên quản lý học sinh nội trú theo định biên 01 giáo viên/70 học sinh (tương đương 01 giáo viên/02 lớp). Riêng đối với nhân viên cấp dưỡng không tính trong định biên mà cho phép hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, với định mức 01 nhân viên phục vụ 25 học sinh.
Do tính chất là trường nội trú, những giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên được Hiệu trưởng phân công giảng dạy, phục vụ nếu vượt quá giờ tiêu chuẩn hoặc làm thêm giờ trong các ngày lễ, ngày tết, thứ Bảy, Chủ nhật thì được hưởng quyền lợi làm thêm giờ theo quy định của Nhà nước.
5. Chế độ tài chính, ưu tiên và ưu đãi đối với học sinh của Trường thực hiện theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc và các chế độ chính sách ưu đãi khác theo quy định chung của Nhà nước. Ngoài ra, học sinh Trường còn được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 25/02/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách ưu đãi đối với các trường chuyên biệt (Trường THPT chuyên công lập và trường phổ thông dân tộc nội trú) trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ưu tiên mỗi học sinh được trang bị 01 bộ đồng phục/năm học.
Trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau đây:
1. Tuyển sinh đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao hằng năm theo quy định.
2. Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, tinh thần đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nếp sống văn minh, khoa học để sau khi ra trường có thể tham gia các hoạt động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để xây dựng quê hương giàu đẹp.
3. Thực hiện giáo dục toàn diện, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp học sinh có ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.
4. Tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh.
5. Gắn nhà trường với các hoạt động xã hội của địa phương để tạo thêm động lực giáo dục góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
6. Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tên gọi: Theo tên gọi quy định trong văn bản thành lập trường đang thực hiện.
Địa điểm đặt trường: Theo địa phương huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 6. Cơ sở vật chất và thiết bị của Trường
Trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường THPT, trường THCS theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn được đầu tư:
1. Khu nhà ở nội trú, nhà ăn cho học sinh.
2. Nhà công vụ giáo viên.
3. Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hoá dân tộc với các trang thiết bị kèm theo.
4. Phòng học và trang thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.
Riêng Trường PT DTNT tỉnh được thực hiện cơ chế quản lý tài chính của đơn vị dự toán cấp I, trực thuộc Sở Tài chính, trong hoạt động tài chính phải chấp hành đầy đủ các quy định về chế độ sổ sách kế toán và có báo cáo tài chính cho Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 8. Quy định về số lượng học sinh của mỗi lớp
Mỗi lớp của Trường có không quá 35 học sinh.
Điều 9. Cơ cấu tổ chức của Trường
Ngoài các tổ chức theo quy định của Điều lệ trường trung học, Trường được thành lập thêm tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời sống.
Chương III
Điều 10. Tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và phân luồng đào tạo
1. Trường thực hiện việc tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ - BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Trên cơ sở quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường hằng năm, Trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh, trình Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định. Tuỳ theo tình hình cụ thể, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét và trình UBND tỉnh quyết định hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào Trường.
3. Căn cứ vào quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ của đơn vị, của ngành, Trường có kế hoạch hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong quá trình đào tạo.
1. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số ở các vùng khác trên địa bàn của tỉnh. Tỷ lệ tuyển số học sinh này do cơ quan có thẩm quyền quy định hàng năm.
3. Trường được phép tuyển không quá 5% trong tổng số học sinh được tuyển là con em dân tộc Kinh định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 12. Điều kiện và hồ sơ dự tuyển
1. Điều kiện dự tuyển:
a) Có hộ khẩu thường trú tại địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước.
b) Có đủ sức khoẻ để học tập và công tác lâu dài.
c) Trong độ tuổi quy định và có hồ sơ hợp lệ.
2. Ngoài hồ sơ quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, học sinh dự tuyển vào Trường còn phải có các giấy tờ sau:
a) Đơn xin học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã).
b) Lý lịch do UBND xã xác nhận.
c) Phiếu khám sức khoẻ do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 13. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục trung học phổ thông, có bổ sung kiến thức về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ văn hoá dân tộc thiểu số và địa phương.
2. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 14. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giáo dục nghề phổ thông
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông gồm:
- Giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông.
- Dạy nghề ngắn hạn, nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội góp phần đào tạo cán bộ ở địa phương.
Điều 15. Hoạt động lao động, văn hoá, thể thao và đời sống nội trú
1. Hoạt động lao động, văn hoá, thể thao bao gồm: lao động công ích; sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, các sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, tổ chức các ngày lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hoá và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
2. Hoạt động nuôi dưỡng bao gồm: tổ chức bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng, theo đúng chế độ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ học sinh. Hoạt động nuôi dưỡng được thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc.
3. Tổ chức và quản lý hoạt động nội trú chặt chẽ, nghiêm túc.
4. Tổ chức giữ gìn cơ sở vật chất của nhà trường, sử dụng tiết kiệm hợp lý các tài sản công, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp.
5. Tổ chức tốt các hoạt động tự học sau giờ lên lớp, lao động cải thiện điều kiện sống; giáo dục học sinh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
Ngoài các quy định chung cho Hiệu trưởng các trường trung học, Hiệu trưởng của Trường còn phải thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
b) Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp.
c) Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc ở địa phương, phải có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục học sinh dân tộc và điều kiện làm công tác quản lý ở trường học có học sinh nội trú.
d) Được tham gia ý kiến đề xuất để tuyển chọn giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trước khi trình cấp trên có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng. Cuối mỗi năm học, Hội đồng chuyên môn nhà trường có trách nhiệm đánh giá cụ thể trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên để tư vấn cho Hiệu trưởng xem xét đánh giá, xếp loại. Những giáo viên không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh dân tộc trong 2 năm thì Hiệu trưởng báo cáo, đề xuất hướng giải quyết trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
e) Được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
g) Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền của Phó Hiệu trưởng:
Ngoài các quy định chung cho Phó Hiệu trưởng các trường trung học, Phó Hiệu trưởng của Trường còn phải thực hiện một số nhiệm vụ và quyền sau:
a) Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
b) Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp.
c) Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc ở địa phương, phải có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục học sinh dân tộc và điều kiện làm công tác quản lý ở trường học có học sinh nội trú.
d) Được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
đ) Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên
Ngoài những quy định chung cho giáo viên các trường trung học, giáo viên của Trường còn phải thực hiện một số nhiệm vụ và quyền sau:
1. Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với cộng đồng, tích cực tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
2. Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thương yêu học sinh, nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hoá dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số.
3. Tham gia quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức lao động và vui chơi giải trí.
4. Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
5. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của nhân viên
1. Chấp hành các quy định của nhà trường, thực hiện tốt việc phục vụ đời sống và hoạt động giáo dục, hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh.
2. Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh để giao tiếp với học sinh.
3. Có thái độ tôn trọng, thương yêu học sinh.
4. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, phương pháp chăm sóc học sinh dân tộc.
5. Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
6. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền của học sinh
Ngoài những nhiệm vụ ghi trong Điều lệ trường trung học, học sinh của Trường còn có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Chấp hành nội quy nhà trường, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và chấp hành nghiêm túc sự phân công đi học các ngành nghề theo nhu cầu đào tạo của tỉnh.
2. Được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
3. Học sinh sau khi tốt nghiệp ở Trường được ưu tiên xét đi đào tạo tiếp theo chế độ quy định hiện hành.
- 1 Nghị quyết 52/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên và các trường Phổ thông dân tộc Nội trú trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định đối tượng và điểm cộng ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 03/2017/QĐ-UBND quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 15/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi đối với trường chuyên biệt (trường trung học phổ thông chuyên công lập và dân tộc nội trú ) trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT hướng dẫn chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10 Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 11 Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 1 Nghị quyết 52/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên và các trường Phổ thông dân tộc Nội trú trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định đối tượng và điểm cộng ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 03/2017/QĐ-UBND quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú do tỉnh Bạc Liêu ban hành