- 1 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3 Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4 Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 6 Dự thảo Luật Đất đai 2024
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 243/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2024 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Mục đích
a) Thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi tắt Nghị định số 32/2020/NĐ-CP); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024; Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2021/TT-BTP);
b) Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ theo yêu cầu của Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường để kịp thời phát hiện những tồn tại vướng mắc, bất cập, từ đó kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Yêu cầu
a) Công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024 phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, thường xuyên, đầy đủ về nội dung và hình thức theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP.
b) Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ, thời gian thực hiện.
c) Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
d) Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác triển khai, thực hiện theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
2. Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3. Triển khai nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).
III. HOẠT ĐỘNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Đối tượng phổ biến: các đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Nội dung thực hiện:
- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi, thi hành pháp luật;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
c) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ triển khai thực hiện hoặc chủ trì thực hiện theo quy định.
d) Thời gian thực hiện: năm 2024.
2. Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Vụ Pháp chế, các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện theo phân công tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024.
3. Triển khai nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), gồm:
3.1. Theo dõi tình hình xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Đối tượng: rà soát, báo cáo tiến độ triển khai việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 và Luật Đất đai năm 2024 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua.
b) Thời gian thực hiện: năm 2024.
c) Cơ quan thực hiện: Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Vụ Pháp chế.
3.2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và tình hình tuân thủ pháp luật: các đơn vị trực thuộc Bộ theo lĩnh vực được phân công.
4. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Đối tượng: Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật tài nguyên và môi trường theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Thời gian thực hiện: năm 2024.
c) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế, các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan.
5. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
a) Đối tượng điều tra, khảo sát: cơ quan, tổ chức, cá nhân, đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
b) Địa điểm điều tra, khảo sát (dự kiến): tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh).
c) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.
d) Hình thức điều tra, khảo sát: sử dụng phiếu điều tra.
đ) Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV năm 2024.
6. Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về môi trường, đất đai, biển và hải đảo
a) Nội dung thực hiện:
Tổ chức làm việc với Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và Vụ Môi trường về các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
b) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV năm 2024.
7. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường theo Báo cáo của Bộ Tư pháp
a) Triển khai trả lời các kiến nghị, tham mưu, đề xuất Bộ xử lý các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
b) Nội dung thực hiện và sản phẩm đầu ra: báo cáo gửi Bộ Tư pháp về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
c) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế và các Đơn vị có liên quan.
d) Thời gian thực hiện: năm 2024.
8. Kinh phí thực hiện các hoạt động nêu trên được bố trí từ kinh phí theo dõi thi hành pháp luật của Bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường theo Kế hoạch này.
b) Tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ các văn bản hướng dẫn, phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Mục III Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
d) Là đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ theo dõi, thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024; tham mưu, tổng hợp, đề xuất Bộ xử lý các kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
đ) Chủ trì xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 10 tháng 12 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Khí tượng thủy văn và các Cục trực thuộc Bộ:
a) Xây dựng và ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 thuộc chức năng quản lý nhà nước của đơn vị, gửi Bộ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 28 tháng 02 năm 2024;
b) Thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Mục III Kế hoạch kèm theo Quyết định này; các nhiệm vụ theo dõi, thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024; tham mưu, đề xuất Bộ xử lý các kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
c) Báo cáo tình hình theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 02 tháng 12 năm 2024 để tổng hợp, xây dựng báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024 của Bộ gửi Bộ Tư pháp.
3. Trách nhiệm của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Vụ Môi trường:
a) Thực hiện các nội dung nêu tại khoản 2 Mục IV Kế hoạch kèm theo Quyết định này;
b) Chuẩn bị các nội dung phục vụ kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, môi trường nêu tại khoản 6 Mục III Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
4. Trách nhiệm của Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai
a) Thực hiện các nội dung nêu tại khoản 2 Mục IV Kế hoạch kèm theo Quyết định này;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 và Luật Đất đai năm 2024 đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt.
c) Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất chuẩn bị các nội dung phục vụ kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đất đai nêu tại khoản 6 Mục III Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
5. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ:
a) Phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức thực hiện kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2024 và các nội dung có liên quan trong thực hiện Kế hoạch này.
b) Tham mưu, đề xuất Bộ xử lý các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phụ trách.
c) Báo cáo tình hình theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 02 tháng 12 năm 2024 để tổng hợp, xây dựng báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024 của Bộ gửi Bộ Tư pháp.
6. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch -Tài chính, Văn phòng Bộ:
a) Phân bổ kinh phí theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024 theo Kế hoạch.
b) Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí theo dõi thi hành pháp luật theo chế độ tài chính hiện hành./.
- 1 Quyết định 187/QĐ-BTNMT về phê duyệt Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường và về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2021 do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 2 Công văn 8162/BTNMT-PC năm 2023 thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Công văn 2580/BTNMT-PC về triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Công văn 2803/BTNMT-TCKTTV về triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khí tượng thủy văn ban hành năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường